Rác vũ trụ: Cuộc khủng hoảng vô hình đe dọa hệ sinh thái Trái Đất
08:14 | 19/11/2024
DNTH: Số lượng vệ tinh và mảnh vỡ không gian đang gia tăng với tốc độ đáng báo động, đặt ra nguy cơ nghiêm trọng đối với hệ sinh thái Trái Đất. Các giải pháp sáng tạo như vệ tinh bằng gỗ, tàu vũ trụ tái sử dụng và quy định quốc tế đang được triển khai để kiểm soát tình hình.

Theo trang tin Oilprice.com ngày 17/11, không gian đang dần biến thành một bãi rác khổng lồ. Cuộc đua chinh phục không gian của con người đang diễn ra với tốc độ chóng mặt, nhưng hậu quả môi trường lại đặt ra thách thức đáng lo ngại.
Báo cáo của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) năm 2024 có tựa đề "Hy vọng về tiến bộ công nghệ có trách nhiệm" đã chỉ ra: nền kinh tế không gian toàn cầu đã tăng vọt lên 546 tỷ USD, với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các quốc gia và tập đoàn trong việc khám phá và khai thác tài nguyên vũ trụ.
Số liệu gây sốc nhất chính là 10.125 vệ tinh trên quỹ đạo Trái Đất vào tháng 6 năm 2024, với tốc độ gia tăng 30% mỗi năm. SpaceX chiếm hơn một nửa số vệ tinh này, thể hiện sự thống trị của các doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực khám phá vũ trụ.
Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng đó đi kèm với một hệ quả nghiêm trọng: khoảng 30.000 mảnh vỡ không gian đã bị bỏ lại, đe dọa trực tiếp đến hệ sinh thái Trái Đất. Các chuyên gia đang lo ngại rằng việc khai thác không gian đang diễn ra theo cách tương tự như con người từng làm với đại dương - thiếu trách nhiệm và không quan tâm đến tính bền vững.
Trước bối cảnh đó, các cơ quan chức năng đã bắt đầu có những hành động cụ thể để kiểm soát tình hình. Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) đã áp dụng khoản tiền phạt đầu tiên chống lại rác vũ trụ, với việc phạt Dish Network 150.000 USD vì không tuân thủ quy định di chuyển vệ tinh. Loyaan A. Egal từ FCC khẳng định: "Chúng ta phải chắc chắn rằng các nhà khai thác tuân thủ các cam kết của họ".
Những giải pháp sáng tạo cũng đang được các nhà khoa học và doanh nghiệp nghiên cứu. Châu Âu đang hướng tới việc phát triển tàu vũ trụ tái sử dụng để giảm thiểu chất thải. PLD Space của Tây Ban Nha đã thành công trong việc phóng tên lửa tái sử dụng đầu tiên tại châu Âu. Một giải pháp đặc biệt là việc Nhật Bản phóng vệ tinh LignoSat - một khối lập phương 10 cm được chế tạo hoàn toàn bằng gỗ.
Meghan Everett thuộc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) nhận xét về vệ tinh gỗ: "Mặc dù có vẻ hơi phản trực giác, nhưng chúng tôi hy vọng chứng minh rằng các vệ tinh bằng gỗ có thể bền vững hơn và ít gây ô nhiễm môi trường so với các vệ tinh thông thường". Điều này đặc biệt quan trọng, bởi các vệ tinh nhôm thông thường giải phóng các hạt nhôm oxit có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng nhiệt độ và tầng ozon của Trái Đất.
Ngoài việc giảm thiểu rác thải, một số công ty còn đang nghiên cứu những ứng dụng mới trong không gian. Cơ quan Vũ trụ châu Âu đang khám phá khả năng truyền điện mặt trời từ không gian xuống Trái đất. Các công ty khác quan tâm đến việc khai thác tiểu hành tinh để tiếp cận các kim loại quý giá.
Tuy nhiên, nếu những dự án này tiếp tục được thực hiện mà không có sự kiểm soát chặt chẽ, hậu quả có thể khôn lường. Chúng ta cần những quy định nghiêm ngặt hơn để đảm bảo rằng chúng ta không lặp lại những sai lầm từng gây ô nhiễm Trái Đất.
Theo TTXVN
Nguồn: https://baotintuc.vn/khoa-hoc-cong-nghe/rac-vu-tru-cuoc-khung-hoang-vo-hinh-de-doa-he-sinh-thai-trai-dat-20241118233338601.htm
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- bảo vệ môi trường không gian /
- khai thác tài nguyên không gian /
- hệ sinh thái Trái đất /
- tàu vũ trụ tái sử dụng /
- vệ tinh bằng gỗ /
- ô nhiễm không gian /
- mảnh vỡ không gian /
- Rác vũ trụ /
- SpaceX /
- điện mặt trời /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến...
DNTH: Vừa qua, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Hội nghị tư vấn, đánh giá nghiệm thu nhiệm vụ KH&CN cấp thành phố: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố Hải Phòng...

Nông dân Sông Mã 'bắt' nhãn ra quả theo ý muốn
DNTH: Nhờ áp dụng kỹ thuật cho ra hoa trái vụ, nông dân ở vựa nhãn Sông Mã (Sơn La) đã có nhãn thu hoạch quả bán từ cuối tháng 4 hàng năm với giá cao.

Giải pháp đột phá chuyển tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp
DNTH: Chuyển đổi số và ứng dụng khoa học công nghệ được coi là những giải pháp đột phá giúp hiện thực hóa các mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp hiện nay.

Cảm biến định lượng phân bón cho cây trồng
DNTH: Công ty khởi nghiệp Enfarm sử dụng IoT và AI để đánh giá thành phần trong đất.

Nuôi lươn không bùn ứng dụng công nghệ tuần hoàn
Nuôi lươn không bùn ứng dụng công nghệ tuần hoàn giúp giảm lượng nước, lươn ít dịch bệnh.

Ứng dụng công nghệ, chuyển sản xuất nông nghiệp theo hướng 'thuận thiên'
DNTH: Là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, đất đai phù sa, màu mỡ, An Giang có nhiều lợi thế để phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại.
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
-
Nguy hại từ tã, bỉm không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...