Sắc xuân ngập tràn phố Ông đồ ở Tp.HCM

11:42 | 16/01/2025

DNTH: Nhiều người dân tại Tp.HCM xuống phố “du xuân” tại phố ông đồ để xin chữ, cầu một năm mới bình an và nhiều may mắn.

Tục xin chữ đã có từ hàng trăm năm trước, bắt nguồn từ truyền thống Nho giáo, nơi mà tri thức và đạo đức luôn được đề cao. Ở khu vực phía Nam, tục xin chữ ông đồ mang một màu sắc riêng, vừa giản dị, vừa đậm tình người.

Từ những ngôi chợ Tết truyền thống như Chợ Lớn (Tp.HCM), Chợ Bến Tre, Chợ Cái Răng (Tp.Cần Thơ) cho đến các không gian hiện đại như phố ông đồ tại Nhà Văn hóa thanh niên Tp.HCM, hình ảnh các ông đồ, bà đồ trong tà áo dài thướt tha, cẩn trọng vẽ từng nét chữ đã trở thành một phần không thể thiếu của không khí Tết.

Có mặt từ sáng sớm tại phố Ông đồ tại Nhà Văn hóa thanh niên Tp.HCM để chụp hình, chị Vy (20 tuổi, ngụ quận Gò Vấp, Tp.HCM) cho biết: “Mình đến phố ông đồ hôm nay để vừa tham quan vừa xin chữ để trang trí nhà cửa ngày Tết, mong năm mới sẽ có thật nhiều may mắn và bình an".

Chia sẻ với PV Người Đưa Tin, thầy đồ Thanh Thoại cho biết: "Năm nào tôi cũng ra đây với mong muốn được trải nghiệm và học hỏi. Ngoài việc được viết chữ cho những người dân, bạn trẻ đam mê với truyền thống, thì còn giúp tôi tìm thấy được niềm vui và đam mê.

Khi xin được câu đối hay con chữ như ý nguyện, mọi người sẽ đem về nhà treo vào nơi trang trọng nhất, linh ứng nhất, dễ ngắm nhìn, để cầu nguyện cho một năm mới hạnh phúc, bình an. Từ xưa, thói quen xin chữ và cho chữ vào những ngày đầu năm mới của người Việt được coi là điều thiêng liêng, một việc quan trọng trong gia đình rồi".

Dưới đây là một số hình ảnh PV ghi nhận tại phố ông đồ nhà Văn hóa thanh niên Tp.HCM:

Sắc xuân ngập tràn phố Ông đồ ở Tp.HCM- Ảnh 1.

Việc xin chữ từ các ông đồ không chỉ là mong cầu phúc lành, mà còn thể hiện khát vọng vươn tới những giá trị cao đẹp trong cuộc sống. Người ta tin rằng, những chữ như “Phúc” (hạnh phúc), “Lộc” (tài lộc), “Thọ” (sống lâu), hay “Tâm” (đạo đức) khi được treo trong nhà sẽ mang lại sự bình an, may mắn và phồn thịnh suốt cả năm.

Sắc xuân ngập tràn phố Ông đồ ở Tp.HCM- Ảnh 2.

Người dân mặc áo dài chụp hình tại phố Ông Đồ (quận 1, Tp.HCM).

Sắc xuân ngập tràn phố Ông đồ ở Tp.HCM- Ảnh 3.

Các gian chữ được trang trí với phong cách truyền thống, với nhiều sản phẩm từ tranh, bao lì xì, các câu đối,... được bày biện vô cùng bắt mắt, đón tiếp những du khách đến xin chữ.

Sắc xuân ngập tràn phố Ông đồ ở Tp.HCM- Ảnh 4.

Hình ảnh các bạn nhỏ được các thầy cô giới thiệu về các thầy đồ và ý nghĩa của hoạt động xin chữ ngày Tết.

Sắc xuân ngập tràn phố Ông đồ ở Tp.HCM- Ảnh 5.

Ông đồ ngày nay không chỉ là những cụ già râu tóc bạc phơ mà còn có nhiều người trẻ đam mê thư pháp, sáng tạo chữ Quốc ngữ, khiến tục xin chữ trở nên gần gũi và phù hợp với thời đại.

Sắc xuân ngập tràn phố Ông đồ ở Tp.HCM- Ảnh 6.

Dù tuổi nghề còn rất trẻ nhưng các tác phẩm của "thầy đồ trẻ" làm ra rất tinh tế và tỉ mỉ.

Sắc xuân ngập tràn phố Ông đồ ở Tp.HCM- Ảnh 7.

Thầy đồ Thanh Thoại nắn nót viết từng chữ thư pháp.

Sắc xuân ngập tràn phố Ông đồ ở Tp.HCM- Ảnh 8.

Bên cạnh việc xin chữ, nhiều người dân cũng đến đây để chụp được những khoảnh khắc đẹp những ngày đầu năm mới. Ngoài những gian chữ tấp nập người dân tham quan thì khu vực còn trang trí rất nhiều tranh, câu đối để người dân và du khách có thể tham quan triển lãm.

Theo Người đưa tin

Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/sac-xuan-ngap-tran-pho-ong-do-o-tphcm-204250115160146306.htm


Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Quảng cáo hơn 1 tỷ đồng/phút, Táo Quân trở thành 'mỏ vàng' của VTV trong mỗi dịp Tết

DNTH: Sức hút khổng lồ của chương trình Táo Quân khiến nó trở thành cơ hội vàng cho các thương hiệu muốn tiếp cận hàng triệu khán giả.

Huế: Phát huy thế mạnh trong bảo tồn, trùng tu, phục hồi các điểm di tích

DNTH: Kế thừa và phát huy những kết quả đạt được thời gian qua, năm 2025, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các dự án bảo tồn, trùng tu, phục hồi các công trình thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế...

Khai mạc triển lãm 'Đảng ta thật là vĩ đại'

DNTH: Chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), mừng Xuân Ất Tỵ 2025, tối 15/1, tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Thái Nguyên...

Hai chuyến tàu độc đáo đón giao thừa

DNTH: Vào đêm giao thừa ngành đường sắt tổ chức hai đoàn tàu mang tên 'Chuyến tàu Xuân' từ Hà Nội vào TP.HCM và ngược lại.

TP Hồ Chí Minh: Giới trẻ xúng xính áo dài đến Lễ hội Tết Việt 2025

DNTH: Lễ hội Tết Việt Ất Tỵ đã đổi mới trong thiết kế cảnh trí và đầu tư thêm nhiều không gian mới, mang các làng nghề truyền thống ở các tỉnh đến TP Hồ Chí Minh để người dân trải nghiệm, vui chơi và chụp ảnh trong dịp Tết...

Nghệ nhân trẻ gìn giữ, lan tỏa âm nhạc dân tộc Tày

DNTH: Trong dòng chảy của cuộc sống hiện đại, khi các giá trị văn hóa truyền thống dần bị lãng quên, em Hoàng Xuân Tuyền, sinh năm 1999, người con dân tộc Tày tại thôn Kiêu, xã Xuân Giang, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang lại chọn cho mình...

XEM THÊM TIN