Sắn rớt giá mạnh, nông dân Lai Châu thất thu

07:48 | 11/12/2024

DNTH: Thời điểm này, mặc dù đã bước vào vụ sắn nhưng nhiều nông dân ở Lai Châu không mặn mà thu hoạch vì giá sắn năm nay rớt thê thảm, chỉ bằng một nửa của năm ngoái.

Chú thích ảnh
Giá sắn năm nay tại Lai Châu xuống thấp hiện còn 1.400 đồng/kg, bằng một nửa so với năm 2023.

Niên vụ sắn 2024 - 2025 này, gia đình anh Giàng A Nha (xã Huổi Luông, huyện Phong Thổ) thu hoạch hơn 2 ha sắn. Thế nhưng mọi người trong gia đình anh đều không được vui vì giá sắn chỉ bằng một nửa năm ngoái. Giá sắn đại lý thu mua chỉ 1.400 đồng/kg. Anh Giàng A Nha chia sẻ, năm ngoái, giá sắn từ 2.400 - 3.000 đồng/kg, nhưng năm nay chỉ 1.400 đồng/kg.

"Thôi thì nhà mình vớt vát đến đâu hay đến đó. Trong bản nhiều hộ không thu hoạch, để chờ vụ sau bán với giá cao hơn”, anh Giàng A Nha nói.

Xã biên giới Huổi Luông có diện tích trồng sắn lớn nhất huyện Phong Thổ, lên đến 880 ha. Thời điểm này, lượng sắn thu hoạch để bán cho đại lý cũng chưa nhiều do giá sắn thấp, trái ngược với cảnh nhộn nhịp năm ngoái.

Ông Hoàng A Dọ, Chủ tịch UBND xã Huổi Luông cho biết, hiện giá giá sắn xuống thấp nên bà con chưa thu hoạch nhiều. Qua tìm hiểu thông tin thị trường cho thấy, nhiều doanh nghiệp chế biến bột sắn ở dưới xuôi thu mua ít nên giá thành hạ.

Chú thích ảnh
Đến nay, huyện Phong Thổ mới thu hoạch được 15% diện tích sắn.

Toàn huyện Phong Thổ có hơn 2.800 ha sắn. Trong số đó, tập trung ở các xã như Huổi Luông, Bản Lang, Mù Sang, Hoang Thèn, Nậm Xe… Vụ sắn năm nay với giá thấp như thế, nhiều nông dân huyện Phong Thổ sẽ thất thu lớn.

Theo ông Vũ Hữu Lưỡng, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phong Thổ, đến thời điểm này, toàn huyện mới thu hoạch được 15%. Trước tình hình trên, Phòng cũng đã phối hợp với chính quyền địa phương rà soát lại vùng trồng sắn đảm bảo theo kế hoạch của huyện, tỉnh đúng đề án phát triển vùng sắn bền vững của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. Cùng với đó, tuyên truyền bà con nông dân chuyển đổi sang một số cây trồng khác năng suất hơn, hiệu quả hơn. Đối với diện thích sắn hiện còn, tuyên tuyền bà con nếu giá sắn tăng lên thì tập trung thu hoạch để đảm bảo thu nhập cho người dân.

Khảo sát nhiều điểm thu mua sắn ở các huyện Tam Đường, Phong Thổ, Sìn Hồ cho thấy, năm nay, thị trường Trung Quốc chững lại nên sức mua rất thấp. Các công ty chế biến sắn thô và tinh bột sắn ở dưới xuôi ứ đọng hàng không xuất khẩu được. Vì vậy, việc mua sắn cho người dân cũng cầm chừng và giá sắn thấp. 

googletag.cmd.push(function() { googletag.display('div-gpt-ad-1728378970213-0'); });

Một đại lý thu mua sắn ở xã Thèn Sin, huyện Tam Đường cho biết, giá sắn giảm theo từng ngày. Mấy hôm trước đại lý còn mua cho dân là 2.000 đồng/kg. Đến ngày 10/12, giá sắn mua tại đại lý xuống còn 1.400 đồng/kg. Bà con thấy giá thấp thì không mặn mà thu hoạch, chờ năm sau tăng giá mới bán.

Chú thích ảnh
Giá sắn giảm xuống còn 1.400 đồng/kg, nông dân Lai Châu thất thu.

Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện nay một số thị phần tinh bột sắn và sắn khô của cả nước nói chung vẫn cơ bản xuất khẩu sang Trung Quốc, hiện nay đang giảm. Bên cạnh đó, lượng sắn tồn dư từ năm trước cũng chưa tiêu thụ được. Chính vì vậy mà giá sắn xuống thấp. Nhiều tỉnh trồng sắn như Lai Châu, Phú Yên và các tỉnh Tây Nguyên… đều chung cảnh ngộ năm nay khi giá sắn xuống ở mức thấp.

Mùa thu hoạch sắn tại Lai Châu sẽ kết thúc vào khoảng đầu tháng 3. Mỗi ha sắn cho thu nhập gần 30 triệu đồng/vụ. Bên cạnh các cây trồng chủ lực khác, sắn cũng là cây đem lại thu nhập đáng kể cho nông dân Lai Châu. Đối với người dân ở các huyện Phong Thổ, Tam Đường, sắn là nguồn thu nhập tốt, giúp không ít hộ dân thoát nghèo, cuộc sống ổn định hơn.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Dừa khô tại Tiền Giang tăng kỷ lục

DNTH: Trái dừa khô hiện được thương lai đến tận vườn mua với giá cao kỷ lục giúp người trồng phấn khởi, yên tâm đầu tư phân bón để chăm sóc vườn dừa.

Xuất khẩu cá tra tăng 23% so với cùng kỳ năm trước

DNTH: Tháng 3/2025, tổng sản lượng cá tra Việt Nam xuất khẩu sang tất cả các thị trường đạt gần 79.000 tấn, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ chế biến sâu mới thực sự phát huy hết giá trị nông sản

DNTH: Chưa bao giờ, bài toán chế biến sâu được đặt ra quyết liệt như giai đoạn này. Khi mà nông sản Việt Nam chỉ có thể tham gia vào dòng chảy chung nếu khẳng định được chuỗi giá trị

Công nghệ QR code – Bước tiến minh bạch hóa nguồn gốc nông sản Việt

DNTH: Nhân dịp hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), sáng 23/4, Cục Quản lý và Phát triển Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã khai mạc Phòng trưng bày chuyên đề với...

Bài 3: Xây dựng bộ tiêu chuẩn nông sản nội địa: Cuộc cách mạng bắt đầu từ những điều cụ thể

DNTH: Trong hơn một thập kỷ qua, Việt Nam đã chứng kiến nhiều chiến dịch nâng cao chất lượng nông sản để phục vụ xuất khẩu. Từ GlobalGAP đến VietGAP, từ mã số vùng trồng đến tem truy xuất, các quy chuẩn quốc tế đang ngày càng...

Bài 2: Chất lượng nông sản nội địa: Khi không ai dám chịu trách nhiệm cuối cùng

DNTH: Trên kệ siêu thị, trái cây Việt Nam được đóng gói sạch sẽ, dán nhãn mã vạch, có nơi thậm chí kèm theo tem truy xuất nguồn gốc. Nhưng bước ra khỏi siêu thị...

XEM THÊM TIN