Sắp có thêm hàng trăm nghìn người cao tuổi có lương hưu

08:19 | 05/02/2025

DNTH: Hiện toàn quốc có khoảng 275.000 người cao tuổi đang tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội để đủ điều kiện hưởng lương hưu trong thời gian tới.

Tổng hợp kết quả thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi, đại diện Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết, kinh phí triển khai thực hiện Luật Người cao tuổi và các chính sách, chương trình, đề án liên quan đến người cao tuổi được bố trí theo phân cấp ngân sách hiện hành.

Chú thích ảnh
Chi trả lương hưu, trợ cấp cho người cao tuổi. Ảnh: XC

Luật Người cao tuổi năm 2009 và Nghị định số 20/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định: Người từ đủ 80 tuổi trở lên (một số đối tượng đặc biệt được hưởng với tuổi thấp hơn) mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng thì được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng với mức 360.000 đồng/tháng.

Kinh phí hỗ trợ cho đối tượng bảo trợ xã hội (trong đó có người cao tuổi) theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội năm 2023 là trên 28.000 tỷ đồng.

Trong đó, kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng bảo trợ xã hội năm 2023 là hơn 2.400 tỷ đồng, gồm hơn 1,5 triệu người cao tuổi.

Về trợ cấp xã hội hàng tháng theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP của Chính phủ, đã có 1,5 triệu người cao tuổi được hưởng trợ cấp hằng tháng và cấp thẻ bảo hiểm y tế; khoảng 10.000 người cao tuổi đang được nuôi dưỡng, chăm sóc tại các cơ sở trợ giúp xã hội.

Đồng thời, có khoảng 1,2 triệu người cao tuổi hưởng trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng.

Đến nay, 14 tỉnh, thành phố nâng mức chuẩn trợ giúp xã hội; 32 tỉnh, thành phố mở rộng đối tượng là người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn, sống cô đơn được hưởng chính sách trợ giúp xã hội theo đối tượng đặc thù của tỉnh.

Để bảo đảm đời sống cho đối tượng người cao tuổi hưởng trợ cấp xã hội, ngày 1/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 76/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 20/2021, trong đó quy định mức chuẩn trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội là 500.000 đồng/tháng.

Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, cả nước hiện có khoảng 2,7 triệu người cao tuổi đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, trong đó có 2,2 triệu người cao tuổi đang hưởng lương hưu hằng tháng và hơn 478.000 người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng.

Hơn 14,6 triệu người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế. Riêng trong năm 2023, đã có hơn 74,3 triệu lượt người cao tuổi tham gia khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, với tổng chi phí khám chữa bệnh khoảng trên 59,4 nghìn tỷ đồng.

Đồng thời, hiện toàn quốc còn 275.000 người cao tuổi đang tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội để đủ điều kiện hưởng lương hưu trong thời gian tới.

Bộ LĐTBXH cũng đánh giá, hiện nay, đời sống người cao tuổi từng bước được cải thiện, song đa số họ không có tích lũy, thu nhập thấp, một bộ phận cuộc sống phải dựa vào con cháu; nhiều trường hợp sống độc thân, cô đơn không nơi nương tựa.

Trong bối cảnh tốc độ già hóa dân số nhanh, tỷ trọng người cao tuổi xu hướng tăng, trong khi tỷ trọng người trong độ tuổi lao động giảm, kinh nghiệm của các nước thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội hướng tới bảo phủ toàn dân cho thấy chính sách bảo hiểm xã hội cần được thiết kế theo hướng đa tầng, hỗ trợ và bổ sung cho nhau để đảm bảo an sinh cho mọi người dân.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, trợ cấp hưu trí xã hội đang được quy định tại Luật Người cao tuổi; bảo hiểm xã hội cơ bản và bảo hiểm hưu trí bổ sung đang được quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội.

Theo Luật Bảo hiểm xã hội mới có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, công dân Việt Nam từ đủ 75 tuổi trở lên mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng khác thì sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội do ngân sách Nhà nước đảm bảo.

Mức trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng do Chính phủ quy định phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, và khả năng của ngân sách Nhà nước từng thời kỳ.

Với quy định sửa đổi lần này, Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, khi Luật BHXH sửa đổi có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025, dự kiến có thêm khoảng 1,2 triệu người cao tuổi không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng hướng tới mở rộng bảo phủ an sinh xã hội.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Mở khoá đất đai cho doanh nghiệp nông nghiệp

DNTH: Nghị quyết 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân vừa được ban hành. Đây được xem là kim chỉ nam thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển. Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn có loạt bài phân tích về những chuyển biến...

Chỉ thị số 10/CT-TTg, chính sách bắt đầu vào thực tiễn

DNTH: Ngày 25/3/2025, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 10/CT-TTg, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tại Việt Nam.

Đến năm 2030, 80% doanh nghiệp phải sử dụng dịch vụ công trực tuyến

DNTH: Để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số quốc gia, Bộ Nội vụ đã ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 71/NQ-CP với nhiều mục tiêu mang tính đột phá.

Phát triển tối đa nguồn điện từ năng lượng tái tạo

DNTH: Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định số 768/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII).

Bộ Công Thương ban hành kế hoạch cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh

DNTH: Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định 987/QĐ-BCT về việc ban hành kế hoạch cập nhật rà soát cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực nhà nước của Bộ Công Thương năm 2024. Thời gian thực hiện từ tháng 4 - 6/2025.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường triển khai kế hoạch đột phá khoa học công nghệ

DNTH: Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ nghiên cứu cơ chế khuyến khích các hợp tác xã đầu tư cho chuyển đổi số và KHCN trong sản xuất, kinh doanh.

XEM THÊM TIN