Sắp phóng vệ tinh radar đầu tiên của Việt Nam
23:12 | 14/07/2024
DNTH: Vệ tinh radar đầu tiên của Việt Nam- LOTUSat-1 đã hoàn thành công tác thiết kế, chế tạo, hiện đang chờ lịch phóng lên quỹ đạo được Chính phủ Nhật Bản dự kiến vào đầu năm 2025...
PGS.TS Trần Tuấn Anh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, cho biết dự án đầu tư xây dựng Trung tâm Vũ trụ Việt Nam nằm trong "Chiến lược Phát triển và Ứng dụng khoa học công nghệ vũ trụ đến năm 2030".
Đến nay, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã hoàn thành trên 90% khối lượng các công việc cần thực hiện của Dự án từ nguồn vốn đối ứng; đồng thời đang xây dựng Đề án "Tăng cường năng lực quốc gia về quan sát Trái đất dựa trên hệ thống vệ tinh nhỏ"...
Tại buổi họp báo thường kỳ của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chiều ngày 12/7/2024, thông tin về tình hình thực hiện Dự án “Phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu sử dụng vệ tinh quan sát trái đất” (Dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam), TS. Lê Xuân Huy, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, cho biết dự án Trung tâm vũ trụ Việt Nam được đầu tư đồng bộ thành ba phần bao gồm hạ tầng kỹ thuật và trang thiết bị; tiếp nhận và chuyển giao công nghệ; đào tạo nguồn nhân lực.
Tính đến tháng 7/2024, dự án đã hoàn thành các hạng mục xây dựng các tòa nhà của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, điển hình như phần lớn các tòa nhà đã bàn giao cho Trung tâm Vũ trụ Việt Nam từ 7/2024, phần còn lại dự kiến hoàn thành 12/2024.
Bên cạnh đó, hạng mục phổ biến kiến thức về khoa học và công nghệ vũ trụ bao gồm: Trưng bày bảo tàng, nhà chiếu hình vũ trụ, kính thiên văn dự kiến hoàn thành vào tháng 12/2024 và từng bước đưa vào sử dụng.
Theo kế hoạch, dự kiến vệ tinh LOTUSat-1 sẽ được bàn giao cho Trung tâm Vũ trụ Việt Nam vào tháng 6/2025 sau 3 tháng thử nghiệm trên quỹ đạo.
Về vệ tinh LOTUSat-1 và thiết bị mặt đất, theo TS. Lê Xuân Huy đây là vệ tinh quan sát Trái Đất với khả năng chụp ảnh độ phân giải cao trong mọi điều kiện thời tiết bằng công nghệ cảm biến radar khẩu độ tổng hợp (SAR).
Dữ liệu ảnh của vệ tinh sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu về nguồn ảnh, cung cấp thông tin chính xác, nhằm ứng phó, giảm thiểu tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên thiên nhiên và giám sát môi trường.
- Lê Xuân Huy cho hay vệ tinh LOTUSat-1 đã hoàn thành chế tạo vệ tinh, hiện đang chờ lịch phóng vệ tinh được Chính phủ Nhật Bản dự kiến vào tháng 2/2025
Còn thiết bị mặt đất bao gồm trạm mặt đất (ăng ten 9,3m), trung tâm vận hành điều khiển vệ tinh, trung tâm ứng dụng dữ liệu vệ tinh, đã tiến hành lắp đặt hệ thống mặt đất tại Trung tâm Vũ trụ Việt Nam tại Hòa Lạc từ tháng 5/2024, dự kiến tháng 9/2024 sẽ bàn giao hệ thống này.
Theo kế hoạch này, dự kiến vệ tinh LOTUSat-1 sẽ được bàn giao cho Trung tâm Vũ trụ Việt Nam vào tháng 6/2025 sau 3 tháng thử nghiệm trên quỹ đạo.
Thiết bị nghiên cứu và phát triển, lắp ráp, thử nghiệm và vận hành vệ tinh đến 180 kg đang được thực hiện, dự kiến các hạng mục đầu tư sẽ kết thúc vào tháng 12/2025.
Cũng theo TS. Lê Xuân Huy, dự kiến đến tháng 12/2025, trung tâm nghiên cứu, phát triển, lắp ráp, tích hợp, thử nghiệm và vận hành các vệ tinh nhỏ dưới 180 kg "Made in Vietnam" sẽ hoàn thành. Đây là cơ sở để Trung tâm Vũ trụ Việt Nam cũng như Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam thực hiện Đề án "Tăng cường năng lực quốc gia về quan sát Trái đất dựa trên hệ thống vệ tinh nhỏ".
Theo các chuyên gia, Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất trên thế giới bởi sự nóng lên toàn cầu và sự biến đổi khí hậu. Các dịch vụ và công nghệ vũ trụ sẽ là chìa khóa để hiểu hơn quá trình biến đổi khí hậu và hỗ trợ toàn bộ chu trình giám sát, phòng chống thiên tai. Qua đó, góp phần hạn chế tối đa tác động của những thảm họa thiên nhiên do thiên tai và biến đổi khí hậu.
Công nghệ vũ trụ đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ trên thế giới. Mỗi quốc gia có cách tiếp cận công nghệ vũ trụ khác nhau. Việt Nam lựa chọn việc từng bước làm chủ công nghệ thiết kế, chế tạo vũ trụ thay vì mua ảnh vệ tinh của nước ngoài.
Các chuyên gia cho rằng mặc dù mất nhiều thời gian và công sức nhưng hướng tiếp cận này phù hợp với điều kiện của Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển và bảo vệ đất nước trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ 4, khi mà công nghệ cao, thông tin, dữ liệu trở thành vũ khí cạnh tranh giữa các quốc gia.
Cùng chuyên mục
- Tags:
- Vệ tinh Việt Nam /
- Vệ tinh radar /
- công nghệ Việt Nam /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Chọn tạo thành công hàng chục dòng thuần giống cà chua Beef
DNTH: Việc nghiên cứu thành công các dòng thuần cà chua Beef có ý nghĩa rất lớn để từng bước chủ động sản xuất hạt giống cà chua Beef F1 cho sản xuất trong nước.
Năm 2025 - sân chơi của các mẫu điện thoại độc lạ
DNTH: Theo các chuyên gia công nghệ, trong năm 2025 nhiều công ty sản xuất điện thoại thông minh (smartphone) sẽ tập trung vào những chi tiết quan trọng nhằm nâng cao trải nghiệm người dùng. Các công ty sẽ thực hiện một số cải tiến nổi...
Triển khai Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ mục tiêu Net Zero
DNTH: Sáng 10/1, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ, UBND thành phố Cần Thơ tổ chức hội thảo khoa học triển khai chương trình khoa học và công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net...
Dự báo 2025: Năm bước ngoặt để điều chỉnh cách thức phát triển AI
DNTH: Tờ “The Straits Times” vừa có bài phân tích nhận định 2025 sẽ là năm bước ngoặt, khi việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng phổ biến và tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hội. Tuy nhiên, việc thu thập dữ liệu chất...
Trung Quốc giúp ruồi giấm sinh sản thành công nhiều thế hệ trên vũ trụ
DNTH: Một "gia đình ruồi giấm" đang phát triển mạnh mẽ trên trạm vũ trụ của Trung Quốc, có tiềm năng sản sinh đến thế hệ thứ 3.
Trồng bí xanh VietGAP trên đất cát, năng suất 55 - 60 tấn/ha
DNTH: Nova 209 là giống bí xanh chất lượng cao, lại được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP nên sinh trưởng, phát triển tốt trên dải đất cát ven biển của xã Quỳnh Bảng.
Đô thị cuộc sống
-
Linh vật rắn 2025 mới 'trình làng' đã gây sốt cộng đồng mạng
-
‘Giữ lửa’ làng nghề làm hương truyền thống
-
Giảm gánh nặng cho người nộp thuế thu nhập cá nhân
-
Xe cá nhân tiếp tục tăng mạnh: Hà Nội oằn mình trong áp lực giao thông
-
Tỷ lệ hộ gia đình Việt Nam sở hữu ô tô tính đến năm 2024 là 9%
-
Người lao động ở Hà Nội mưu sinh ngày cận tết
Sống khỏe
-
Liên tiếp các ca biến chứng do làm đẹp cấp tốc đón Tết
-
Gia tăng số người tiêm vắc xin tại Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai
-
Chất lượng không khí nguy hại, bác sĩ nêu lý do nên cho học sinh nghỉ học
-
Người dân chú ý bảo vệ sức khỏe giữa mùa ô nhiễm
-
Prudential khởi động chương trình "Tăng cường sức khỏe chủ động" nhằm nâng cao nhận thức về biến đổi khi hậu và...
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...