Sau 15/3, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long sẽ xu thế giảm nhanh
14:52 | 13/03/2025
DNTH: Cục Quản lý và Xây dựng công trình thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có văn bản gửi Sở Nông nghiệp và Môi trường các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long về việc tăng cường vận hành công trình thủy lợi lấy nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Theo báo cáo của Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, xâm nhập mặn ở các cửa sông Cửu Long đã qua đỉnh, dự báo từ khoảng sau ngày 15/3/2025, dòng chảy từ thượng nguồn về Đồng bằng sông Cửu Long tăng mạnh, xâm nhập mặn có xu thế giảm nhanh. Cụ thể, trong phạm vi cách biển từ 30-40km trở vào, khả năng xuất hiện nước ngọt thường xuyên, thuận lợi cho các công trình thủy lợi lấy nước, nhất là khi triều thấp.
Để đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh sau thời gian cao điểm xâm nhập mặn vừa qua, Cục Quản lý và Xây dựng công trình thủy lợi đề nghị Sở Nông nghiệp và Môi trường các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long các giải pháp đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh, phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô năm 2024-2025.
Các địa phương tăng cường theo dõi sát thông tin dự báo tình hình nguồn nước, xâm nhập mặn của các cơ quan chuyên ngành, khoa học thuộc Bộ Nông nghiệp và Môi trường cung cấp (Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đang cung cấp bản tin dự báo nguồn nước, xâm nhập mặn hằng tuần và khi có tình huống đột xuất xảy ra).
Đồng thời, khẩn trương xây dựng kế hoạch tổ chức vận hành công trình thủy lợi trong phạm vi cách biển từ 30 km trở vào để tranh thủ lấy nước tưới cho cây trồng, dân sinh, thau rửa hệ thống, tích trữ nước, phục vụ xuống giống vụ lúa Hè Thu 2025. Các khu vực khác nếu công trình thủy lợi chưa bảo đảm chủ động kiểm soát xâm nhập mặn, cần lưu ý chờ chính thức vào mùa mưa để tổ chức xuống giống.
Các tỉnh, thành phố tiếp tục tăng cường truyền thông, phổ biến thông tin về tình hình nguồn nước, thời gian có nước ngọt trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân, tổ chức liên quan chủ động lấy nước và tích trữ nước.
Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam cho biết, Đồng bằng sông Cửu Long đang ở thời kỳ giữa mùa khô. Ranh mặn 4g/l ở các cửa sông Cửu Long đã xuất hiện từ 42-60 km (tùy cửa sông).
Từ ngày 12/3 - 15/3, xâm nhập mặn vẫn tăng nhẹ theo kỳ triều cường. Một số sông ở mức khá cao, ảnh hưởng đến việc lấy nước của các công trình thủy lợi cách biển từ 40-55 km.
Theo TTXVN
Nguồn: https://baotintuc.vn/kinh-te/sau-153-xam-nhap-man-o-dong-bang-song-cuu-long-se-xu-the-giam-nhanh-20250312115549784.htm
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- công trình thủy lợi /
- xâm nhập mặn /
- đồng bằng sông Cửu Long /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Người dân Nghệ An đứng ngồi không yên vì lúa không kết hạt
DNTH: Đã gần đến thời điểm thu hoạch vụ lúa Xuân 2025, nhưng nhiều hộ dân ở các huyện Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu (tỉnh Nghệ An) đứng ngồi không yên bởi gần 1.900 ha lúa thoái hóa đầu bông, gié; trổ không thoát, lép xanh, không...

Khuyến cáo nông dân tăng kiểm tra đồng ruộng, phòng trừ sâu bệnh hại lúa
DNTH: Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nội, dự báo thời gian tới, một số sinh vật gây hại như chuột, bệnh đạo ôn cổ bông, bọ rầy, bệnh khô vằn, bệnh đốm sọc vi khuẩn - bạc lá trên cây lúa; sâu đục...

Chông chênh nghề nuôi cá vược
DNTH: Có lợi thế lớn về diện tích và mặt nước trải rộng nhưng nghề nuôi cá vược trên địa bàn xã Diễn Vạn vẫn đối diện với nhiều khó khăn, thách thức.

Xâm nhập mặn giảm dần từ tháng 5
DNTH: Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, những ngày cuối tháng 4, thời tiết khu vực Nam Bộ phổ biến ngày nắng, đêm có mưa rào vài nơi. Nhiều khả năng mực nước tại các trên dòng chính sông Mekong biến đổi chậm và ở...

Từ phụ phẩm thành tiền tỷ: Doanh nghiệp nhỏ làm chủ cuộc chơi nông nghiệp tuần hoàn
DNTH: Từ vỏ trái cây, bã cà phê đến chất thải chăn nuôi – những thứ từng bị bỏ đi, nay trở thành nguồn thu hàng tỷ đồng mỗi năm cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Họ không chỉ kiếm tiền từ rác, mà còn mở ra hướng đi mới cho...

Máy sấy nông sản mini cho hợp tác xã nhỏ – Vì sao chính sách hỗ trợ vẫn chưa đến tay?
DNTH: Dù đã có nhiều chương trình hỗ trợ thiết bị chế biến sau thu hoạch, thực tế cho thấy rất ít hợp tác xã (HTX) nhỏ ở nông thôn tiếp cận được với máy sấy nông sản mini – một thiết bị tưởng chừng đơn giản nhưng lại...
Đô thị cuộc sống
-
Hưng Yên: Trung tâm Hành chính công xã Bắc Đông Quan vận hành thông suốt trong những ngày đầu thực hiện chính quyền hai...
-
Dự án Khu du lịch biển Thắng Liên được cập nhật vào Quy hoạch chung phường Hoàng Mai
-
Tiếp sức mùa thi 2025 ứng dụng công nghệ, lan tỏa tinh thần tình nguyện
-
Sống Khỏe – Năng lượng tràn đầy từ mọi hoạt động tại Eurowindow Sport Garden, dự án sắp khởi công tại Vinh
-
Hà Nội: Tái khởi công đường Vành đai 2,5 đoạn Đầm Hồng - Quốc lộ 1A
-
Xếp hàng xuyên đêm chiêm bái xá lợi Đức Phật tại chùa Quán Sứ
Sống khỏe
-
Nên ăn 4 - 5 quả mận mỗi ngày để đem lại lợi ích tối đa cho sức khỏe
-
Tự hào là bệnh viện mắt tiên phong tại Tây Nguyên
-
Vinmec khai trương phòng khám đa khoa quốc tế hiện đại tại Vinhomes Grand Park
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên: Hành trình 7 năm trao ánh mắt, tặng nụ cười
-
Cấp cứu thành công một bệnh nhân người Campuchia bị tai nạn lao động
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...