Siết chặt gian lận xuất xứ để bảo vệ thương hiệu hàng Việt

09:30 | 15/04/2025

DNTH: Trước thực trạng gia tăng hành vi gian lận, giả mạo xuất xứ hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa đội lốt “Made in Vietnam” để lẩn tránh thuế và tận dụng ưu đãi thương mại, các cơ quan chức năng đang siết chặt kiểm soát và quản lý nhằm bảo vệ uy tín hàng Việt trên thị trường quốc tế và trong nước.

Gia tăng giả mạo xuất xứ hàng Việt

Bộ Công Thương vừa công bố danh sách cảnh báo các sản phẩm có nguy cơ bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp. Cụ thể, danh sách gồm 18 sản phẩm gồm gỗ dán từ nguyên liệu gỗ cứng (hardwood plywood) xuất khẩu sang Hoa Kỳ.

Tình trạng “hàng ngoại đội lốt hàng Việt” là thực tế đang diễn ra thời gian qua. Chuyên gia bán lẻ Vũ Vinh Phú cảnh báo, nhiều loại nông sản không rõ nguồn gốc đang được bán với tên gọi sản phẩm đặc trưng của Việt Nam như nho Ninh Thuận, khoai tây Đà Lạt, cải mầm đá Sapa...

Bộ Công Thương: Dùng công nghệ hiện đại để phát hiện nhanh hàng giả, hàng  nhái trên thị trường

Thủ đoạn thường thấy là trà trộn nông sản nhập khẩu với hàng Việt hoặc dán nhãn hàng Việt để đánh lừa người tiêu dùng. Đại diện Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội cho biết, để khai thác tâm lý “chuộng hàng nội”, một số doanh nghiệp đã nhập khẩu sản phẩm từ các nước khác, sau đó “phù phép” nhãn mác thành “Made in Vietnam”.

“Vừa qua, lực lượng chức năng Hà Nội đã kiểm tra hai điểm kinh doanh tại xã La Phù (huyện Hoài Đức) và phát hiện lượng lớn tất nhãn hiệu ADIDAS, TOMMY HILFIGER, UNIQLO gắn mác Việt Nam. Chủ hàng thừa nhận đây là hàng nhập lậu từ nước ngoài” -  Đại diện Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội cho biết.

Tăng cường kiểm soát

Theo Cục trưởng Cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ, hiện nay các hành vi gian lận xuất xứ ngày càng tinh vi. Ngoài các thủ đoạn cũ như khai sai tên hàng, chủng loại, trị giá… còn xuất hiện hành vi làm giả xuất xứ hàng hóa, khai sai xuất xứ để được hưởng ưu đãi thương mại.

Một số đơn vị, bao gồm cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI đã nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài, sau đó lắp ráp đơn giản hoặc gia công sơ sài tại Việt Nam nhưng vẫn gắn nhãn “Made in Vietnam”. Có trường hợp, hàng hóa được đưa vào kho ngoại quan, sau đó trộn lẫn với hàng nội địa để xuất khẩu dưới dạng hàng Việt Nam.

Quản lý Thị trường thu giữ hàng nghìn sản phẩm tại các điểm nóng về hàng giả  | baotintuc.vn

Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội Chu Xuân Kiên chia sẻ thêm, việc xử phạt hành vi giả mạo xuất xứ gặp khó khăn do thiếu quy định cụ thể trong cách hiểu và xác định thế nào là “giả mạo xuất xứ”. Dù Nghị định 128/2020/NĐ-CP đã có chế tài xử phạt nặng, nhưng việc áp dụng vào thực tế vẫn còn nhiều lúng túng.

Theo các chuyên gia, để nâng cao hiệu quả kiểm soát, Việt Nam cần khẩn trương hoàn thiện hành lang pháp lý về xuất xứ hàng hóa, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tuân thủ và tận dụng đúng các cam kết thương mại tự do.

Đại diện Trung tâm WTO và Hội nhập - Liên đoàn Thương mại Và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề xuất, Bộ Công Thương và các cơ quan quản lý địa phương cần tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thị trường xuất xứ hàng hóa; đồng thời, truyền thông sâu rộng tới doanh nghiệp và người tiêu dùng về các hành vi gian lận và hệ quả pháp lý. Vị đại diện này cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phối hợp với các tổ chức cấp giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) để xác minh vùng nguyên liệu, tránh tình trạng gian lận, trục lợi từ chính sách ưu đãi thương mại.

Nhằm tăng cường hiệu quả kiểm soát, Bộ Công Thương đã ban hành văn bản số 2515/BCT-XNK ngày 11/4/2025 về việc quản lý nguyên liệu nhập khẩu dùng để sản xuất hàng xuất khẩu. Trong đó, Bộ đề nghị các hiệp hội ngành hàng phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý để cập nhật thông tin, hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng phương án sản xuất phù hợp.

Tổng cục trưởng Quản lý thị trường kiểm tra hàng giả ở Hà Nội

Doanh nghiệp cũng được khuyến cáo phải đảm bảo nguồn gốc nguyên liệu rõ ràng, tuân thủ yêu cầu về an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc của thị trường nhập khẩu. Việc chủ động lựa chọn nhà cung ứng, kiểm soát chất lượng từ đầu vào là yếu tố then chốt để hàng hóa Việt Nam giữ vững uy tín.

Đặc biệt, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia vừa yêu cầu các bộ, ngành và địa phương tăng cường giám sát, xử lý hành vi vận chuyển hàng hóa giả mạo xuất xứ Việt Nam qua biên giới. Đồng thời, siết chặt việc cấp C/O cho các loại hàng hóa có sử dụng nguyên liệu nhập khẩu, đảm bảo đúng quy định pháp luật.

Ban Chỉ đạo 389 cũng đề nghị tiếp tục rà soát những quy định còn bất cập về xác định xuất xứ hàng hóa để kịp thời sửa đổi, bổ sung. Điều này sẽ góp phần tạo ra một khung pháp lý chặt chẽ hơn, hỗ trợ doanh nghiệp làm ăn chân chính và bảo vệ thương hiệu quốc gia trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng khốc liệt. 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Thận trọng sản phẩm mứt Tết "3 không" tràn lan trên thị trường

DNTH: Đa phần tất cả các sản phẩm mứt Tết tại các chợ, các cửa hàng đều có điểm chung là “3 không” - không bao bì, không nhãn mác, không hạn sử dụng khiến không ít người tiêu dùng hoang mang.

Vẫn nỗi lo hàng giả, hàng nhái dịp Tết

DNTH: Cận Tết Nguyên đán cũng là lúc nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của người dân tăng cao. Lợi dụng thời điểm này, các đối tượng thường sản xuất, tuồn ra thị trường với số lượng lớn các loại hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ...

Siết kiểm soát nhập lậu, an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán 2025

DNTH: Thời điểm này, ngành nông nghiệp và các địa phương đang triển khai quyết liệt các giải pháp kiểm soát giết mổ, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Tạm dừng hoạt động cơ sở bánh cốm gia truyền Nguyên Ninh

DNTH: Chiều 2/1, Đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm số 1 của thành phố Hà Nội ra quân kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết tại cơ sở sản xuất bánh cốm gia truyền Nguyên Ninh (địa chỉ 11 Hàng Than, quận Ba...

Hóa chất 6-Benzylaminopurine làm giá đỗ "siêu tốc" âm thầm "đầu độc" người tiêu dùng ra sao?

DNTH: Hóa chất 6-Benzylaminopurine để kích thích tăng trưởng bị cấm dùng trong sản xuất thực phẩm vì có mức độ nguy hại lớn. Khi ăn phải lượng lớn loại hóa chất này có thể gây tử vong.

Tập trung chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả dịp cuối năm

DNTH: Cuối năm, nhu cầu tiêu dùng tăng cao sẽ kéo theo áp lực kiểm soát thị trường. Hàng lậu, hàng giả len lỏi dưới nhiều hình thức tinh vi, thách thức cơ quan chức năng trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và ổn định thị...

XEM THÊM TIN