Siết kiểm soát nhập lậu, an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán 2025
08:02 | 07/01/2025
DNTH: Thời điểm này, ngành nông nghiệp và các địa phương đang triển khai quyết liệt các giải pháp kiểm soát giết mổ, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Hơn 18.000 cơ sở giết mổ chưa được cấp phép
Thông tin từ Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), hiện dịch bệnh trên động vật cơ bản được kiểm soát, nhưng một số loại dịch bệnh nguy hiểm có chiều hướng gia tăng so với năm 2023.

Về tình hình giết mổ, cả nước có 45/440 cơ sở giết mổ (CSGM) công nghiệp và hầu hết các cơ sở này hoạt động chưa hết công suất thiết kế. Giá thành sản phẩm thịt cao hơn so với mặt bằng chung của thị trường (khoảng 20-30%) và trong số 395/440 CSGM tập trung, thì phân lớn chưa có hệ thống giết mổ treo…
Bên cạnh đó, cả nước có 18.102 CSGM không được chính quyền cho phép hoạt động. Phần lớn CSGM nhỏ lẻ diễn ra tự phát, chưa được quan tâm đúng mức. Một số địa phương có hiện tượng vận chuyển, buôn bán, giết mổ động vật mắc bệnh, tiêu thụ sản phẩm động vật mắc bệnh.
Việc xử lý cơ sở chăn nuôi, giết mổ động vật nhỏ lẻ, kinh doanh sản phẩm động vật không bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm gặp nhiều khó khăn. Một số địa phương xây dựng CSGM tập trung trước khi quy chuẩn QCVN 150:2017/BNNPTNT và Luật Quy hoạch, hiện gặp vướng mắc về bổ sung hồ sơ đủ điều kiện công nhận CSGM tập trung; hệ thống cơ sở hạ tầng, trang thiết bị CSGM xuống cấp; mạng lưới CSGM tập trung chưa hoàn thiện; các chính sách khuyến khích, hỗ trợ hoạt động giết mổ, kinh doanh, vận chuyển động vật chưa đồng bộ…
Đề cập về vấn đề quản lý giết mổ gia súc, gia cầm, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường cho biết, trên toàn địa bàn TP có 718 cơ sở, điểm giết mổ gia súc gia cầm, nhưng mới có 140 CSGM (chiếm 19%) được chính quyền cho phép và được cơ quan chuyên ngành thú y kiểm soát. Đây là các CSGM có quy mô lớn, chiếm 60% nhu cầu tiêu dùng của TP.
Đáng nói, việc kiểm soát giết mổ trên địa bàn TP còn khó khăn do Hà Nội giáp với 8 tỉnh, thành phố, việc vận chuyển lưu thông động vật, sản phẩm động vật ra - vào TP rất lớn, khó kiểm soát; lượng tiêu thụ thịt động vật rất lớn, trung bình mỗi ngày Hà Nội tiêu thụ 800-1.000 tấn thịt gia súc, gia cầm.
Đáng nói, chính quyền một số địa phương chưa quyết liệt trong công tác quản lý, chỉ đạo công tác thú y, chưa quan tâm đến công tác quản lý hoạt động giết mổ động vật nên công tác bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm chưa được chú trọng. Số lượng động vật được giết mổ tại các CSGM tập trung đang hoạt động còn thấp, chỉ đạt trung bình khoảng gần 40% so với công suất thiết kế.
Siết kiểm soát giết mổ, vận chuyển lậu
Để kiểm soát thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các chuyên gia, nhà quản lý đồng quan điểm, cần đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về việc tuân thủ, thực hành tốt quy trình giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm; đồng thời tuyên truyền nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, không sử dụng sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, không bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm.

Nói về giải pháp lâu dài, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết: Bộ NN&PTNT tiếp tục tham mưu Chính phủ ban hành chính sách đặc thù, nhằm kêu gọi, khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư, xây dựng dây chuyền giết mổ động vật treo, hiện đại, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.
Cùng với đó, Bộ ban hành chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện chuyển đổi ngành nghề cho lực lượng lao động sau khi ngưng hoạt động CSGM nhỏ lẻ; chỉ đạo các tỉnh, thành phố tăng cường phối hợp, quản lý kiểm soát chặt chẽ công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm, thường xuyên cập nhật, chia sẻ thông tin...
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, để bảo đảm nguồn cung thực phẩm chất lượng, an toàn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ Bộ NN&PTNT tiếp tục chỉ đạo ngành Thú y thực hiện các giải pháp quyết liệt để ngăn ngừa dịch bệnh phát sinh, lây lan, bùng phát.
Bộ cũng phối hợp với các địa phương kiểm soát chặt chẽ hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm; xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với những trường hợp vi phạm.
Đối với các địa phương khu vực biên giới và các cơ quan chức năng cần đẩy mạnh chống buôn bán, vận chuyển gia súc, gia cầm nhập lậu để ngăn ngừa dịch bệnh, bảo vệ chăn nuôi trong nước; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ 4.0 trong công tác kiểm dịch động vật, quản lý kiểm soát giết mổ động vật, sản phẩm động vật; xây dựng hệ thống thông tin kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm qua việc tạo cơ sở dữ liệu cơ sở chăn nuôi, CSGM động vật, truy xuất nguồn gốc gia súc, gia cầm đưa vào giết mổ tại địa phương.
Theo Kinh tế đô thị
Nguồn: https://kinhtedothi.vn/siet-kiem-soat-nhap-lau-an-toan-thuc-pham-dip-tet-nguyen-dan-2025.html
Cùng chuyên mục
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Thận trọng sản phẩm mứt Tết "3 không" tràn lan trên thị trường
DNTH: Đa phần tất cả các sản phẩm mứt Tết tại các chợ, các cửa hàng đều có điểm chung là “3 không” - không bao bì, không nhãn mác, không hạn sử dụng khiến không ít người tiêu dùng hoang mang.

Vẫn nỗi lo hàng giả, hàng nhái dịp Tết
DNTH: Cận Tết Nguyên đán cũng là lúc nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của người dân tăng cao. Lợi dụng thời điểm này, các đối tượng thường sản xuất, tuồn ra thị trường với số lượng lớn các loại hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ...

Tạm dừng hoạt động cơ sở bánh cốm gia truyền Nguyên Ninh
DNTH: Chiều 2/1, Đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm số 1 của thành phố Hà Nội ra quân kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết tại cơ sở sản xuất bánh cốm gia truyền Nguyên Ninh (địa chỉ 11 Hàng Than, quận Ba...

Hóa chất 6-Benzylaminopurine làm giá đỗ "siêu tốc" âm thầm "đầu độc" người tiêu dùng ra sao?
DNTH: Hóa chất 6-Benzylaminopurine để kích thích tăng trưởng bị cấm dùng trong sản xuất thực phẩm vì có mức độ nguy hại lớn. Khi ăn phải lượng lớn loại hóa chất này có thể gây tử vong.

Tập trung chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả dịp cuối năm
DNTH: Cuối năm, nhu cầu tiêu dùng tăng cao sẽ kéo theo áp lực kiểm soát thị trường. Hàng lậu, hàng giả len lỏi dưới nhiều hình thức tinh vi, thách thức cơ quan chức năng trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và ổn định thị...

MobiSafe - “Áo giáp” bảo vệ người dùng trước các mối đe dọa trực tuyến
DNTH: Không gian mạng càng mở, các rủi ro về an toàn thông tin càng tăng. Điều này bắt buộc người dùng phải nâng cao cảnh giác, trang bị thêm giải pháp bảo mật nhằm ngăn chặn các nguy cơ gây hại.
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...