Sớm gỡ điểm nghẽn tín dụng, trái phiếu để phát triển vốn cho bất động sản
13:25 | 25/08/2022
DNTH: Theo các chuyên gia kinh tế, không chỉ tháo gỡ vướng mắc về pháp lý mà cần giải pháp để nhanh chóng gỡ điểm nghẽn tín dụng, cơ sở pháp lý về phát hành trái phiếu, từ đó mới kích thích dòng vốn cho thị trường bất động sản.
Thống kê từ các doanh nghiệp bất động sản niêm yết cho thấy: số ngày tồn kho bất động sản đang tăng vọt lên mức báo động, bình quân là gần 1.500 ngày, tức phải trên 4 năm mới tiêu thụ hết lượng hàng tồn kho. Con số này đã tăng mạnh so với cuối năm 2021 và xấp xỉ gấp đôi so với giai đoạn 2019-2020.
Thị trường bất động sản trầm lắng, tiêu thụ khó khăn nên tình cảnh doanh nghiệp nợ đọng lẫn nhau nhiều hơn và kỳ hạn dài hơn (phổ biến từ 3-4 tháng, thậm chí 5-6 tháng tạo)... Tốc độ triển khai dự án chậm đi, vòng quay tiền chậm lại và áp lực lãi vay ngày một lớn.
Trong khi đó, hầu hết các kênh dẫn vốn cho các doanh nghiệp bất động sản hiện nay bao gồm vay ngân hàng, khách hàng, phát hành trái phiếu và cổ phiếu gần như tắc nghẽn kể từ quý 2/2022... đang tạo áp lực lớn lên các doanh nghiệp xây dựng, bất động sản.
Đánh giá về dòng vốn bất động sản, tại tọa đàm: “Phát triển nguồn vốn cho bất động sản: Dư địa và gợi ý các giải pháp bền vững”, TS. Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng Tư vấn - Chính sách Tiền tệ Quốc gia cho rằng, Việt Nam và Trung Quốc có thị trường bất động sản khá giống nhau, đa dạng sản phẩm nhà ở, nhà cho thuê chưa hoàn chỉnh hoặc đất nền. Hai thị trường này có thêm một loại vốn từ trả trước một phần của người mua nhà đất và trong nhiều trường hợp, đây là nguồn vốn quan trọng và an toàn giúp doanh nghiệp giải quyết được các nhu cầu cấp bách trong quá trình triển khai dự án.
Hơn nữa, thị trường còn thiếu cung ở một vài phân khúc bất động sản, tiêu thụ gặp khó nên thiếu dòng tiền nghiêm trọng...
Hiện tại, vấn đề nghiêm trọng là dòng vốn cho bất động sản đang bị đình trệ do ngân hàng siết chặt tín dụng, kênh trái phiếu trầm lắng, đặc biệt là tháng 7 và tháng 8 đi xuống đáng ngại, thị trường chứng khoán kém sắc.
“Theo dự đoán, từ nay đến cuối năm có 112.000 tỷ đồng giá trị trái phiếu đáo hạn. Trong đó khối lượng trái phiếu bất động sản đáo hạn chiếm 43,2%, đây là con số rất lớn. Trái phiếu doanh nghiệp có lợi thế là không phải kiểm tra sở hữu vốn, không phải trả gốc, chỉ trả lãi. Nếu đáo hạn có thể phát hành trái phiếu mới để đảo nợ”, Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa nói.
Cùng chia sẻ khó khăn về vốn, ông Michael Piro, Giám đốc điều hành Indochina Capital nhận định “trong 2 tháng tới hoặc hơn thế nữa, doanh nghiệp nào cũng sẽ cảm nhận được ảnh hưởng của việc thắt chặt tín dụng và tiền tệ. Các ngân hàng Trung ương ở hầu hết những nền kinh tế đứng đầu thế giới đã và đang tăng lãi suất. Hiện tại, tất cả mọi người đều ở trong tình thế khó”.
Còn theo ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc FiinGroup cho biết, sự trầm lắng về thanh khoản bất động sản, chậm/dừng cấp phép dự án, kiểm soát tín dụng... dẫn tới việc triển khai dự án và mở bán chậm. Điều này dẫn đến số ngày tồn kho bình quân của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết tăng ở mức đáng báo động, lên đến gần 1.500 ngày vào thời điểm cuối tháng 6/2022. Với tốc độ triển khai và bán hàng như diễn ra trong quý 2/2022 thì phải mất hơn 4 năm mới giải phóng được lượng hàng tồn kho này.
Ông Nguyễn Quang Thuân chỉ ra điểm nghẽn chính sách có thể ảnh hưởng đến cầu trái phiếu doanh nghiệp là Dự thảo sửa đổi Thông tư 39/2016/TT-NHNN. Với những quy định về việc Tổ chức tín dụng không được cho vay đối với các nhu cầu góp vốn, hợp tác đầu tư, kinh doanh không hình thành nên vốn điều lệ của bên nhận vốn góp; nhận chuyển nhượng phần vốn góp để đầu tư kinh doanh chứng khoán; cho vay mua, kinh doanh bất động sản. Quy định này sẽ hạn chế việc doanh nghiệp huy động vốn từ hợp đồng hợp tác kinh doanh, mà nguồn vốn này chiếm tới 51% tổng cơ cấu nguồn vốn nợ, bao gồm cả tín dụng ngân hàng, trái phiếu, tiền nhận trước từ khách mua nhà.
Ngoài ra, Thông tư 16/2021/TT-NHNN quy định không được mua trái phiếu doanh nghiệp với mục đích phát hành thuộc các trường hợp cơ cấu lại các khoản nợ của chính doanh nghiệp phát hành; góp vốn, mua cổ phần doanh nghiệp khác; tăng quy mô vốn hoạt động của doanh nghiệp phát hành. Quy định này hạn chế khả năng đảo nợ giữa tín dụng ngân hàng và trái phiếu, bao gồm việc Ngân hàng Thương mại bơm tiền ra để giúp doanh nghiệp trả nợ trái chủ của họ.
Những điểm nghẽn về chính sách tín dụng, rào cản pháp lý đầu tư dự án bất động sản, theo các chuyên gia, rất cần tháo gỡ sớm và có giải pháp thiết thực. Có như vậy, dòng vốn cho bất động sản mới được khơi thông, cũng như thu hút thêm nguồn lực mới.
Hồng Hạnh
Cùng chuyên mục
- Tags:
- Lê Xuân Nghĩa /
- huy động vốn /
- trái phiếu /
- tín dụng /
- ngân hàng /
- bất động sản /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Đề xuất dự án 2.500ha ở Vĩnh Phúc, Vinhomes gọi vốn 4.000 tỷ đồng trái phiếu
DNTH: Công ty CP Vinhomes (mã: VHM) sẽ huy động 4.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu riêng lẻ sau khi đề xuất nghiên cứu và đầu tư dự án khu đô thị mới có quy mô 2.500ha tại tỉnh Vĩnh Phúc.
Công ty Ngân Tín Quy Nhơn trúng dự án hơn 500 tỷ đồng tại Bình Định
DNTH: Công ty TNHH MTV Ngân Tín Quy Nhơn, một thành viên của Tập đoàn Ngân Tín vừa trúng đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện Dự án Khu đô thị Tây Nam xã Nhơn Lý, TP. Quy Nhơn với 548,185 tỷ đồng.
Hà Nội: Lực cầu siêu lớn, chung cư tiếp đà nóng từng ngày
DNTH: Phân khúc căn hộ chiếm lĩnh thị trường bất động sản do lực cầu không ngừng phình to, loại hình căn hộ trở thành dòng sản phẩm chủ lực đáp ứng nhu cầu ở thực. Các dự án tốt khiến người mua săn lùng, thậm chí “cháy...
Chấm dứt hoạt động dự án FLC Legacy Kon Tum
DNTH: Sau 5 năm triển khai, dự án khu đô thị FLC Legacy Kon Tum với tổng mức đầu tư 2.000 tỷ đồng sẽ chấm dứt hoạt động, tiến hành các thủ tục thanh lý dự án và nghĩa vụ của nhà đầu tư.
Khách nhận nhà The Miyabi ngỡ ngàng trước không gian sống Tinh hoa Nhật Bản trên “đảo tỷ phú”
DNTH: Chủ đầu tư Vinhomes và đối tác Nhật Bản Nomura Real Estate vừa tiến hành bàn giao những căn nhà đầu tiên tại phân khu The Miyabi, Vinhomes Royal Island. Sự kiện không những khẳng định cho uy tín, năng lực của chủ đầu tư mà còn là...
Thành phố Vinh mở rộng, tổ hợp căn hộ cao cấp Pearl Residence tại Cửa Lò được săn đón
DNTH: Việc mở rộng địa giới TP. Vinh được giới chuyên gia đánh giá sẽ giúp thị trường bất động sản chuyển mình mạnh mẽ. Đặc biệt, trong bối cảnh nguồn cung căn hộ cao cấp tại Cửa Lò vẫn còn hạn chế, tổ hợp căn hộ cao...
Đô thị cuộc sống
-
Linh vật rắn 2025 mới 'trình làng' đã gây sốt cộng đồng mạng
-
‘Giữ lửa’ làng nghề làm hương truyền thống
-
Giảm gánh nặng cho người nộp thuế thu nhập cá nhân
-
Xe cá nhân tiếp tục tăng mạnh: Hà Nội oằn mình trong áp lực giao thông
-
Tỷ lệ hộ gia đình Việt Nam sở hữu ô tô tính đến năm 2024 là 9%
-
Người lao động ở Hà Nội mưu sinh ngày cận tết
Sống khỏe
-
Liên tiếp các ca biến chứng do làm đẹp cấp tốc đón Tết
-
Gia tăng số người tiêm vắc xin tại Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai
-
Chất lượng không khí nguy hại, bác sĩ nêu lý do nên cho học sinh nghỉ học
-
Người dân chú ý bảo vệ sức khỏe giữa mùa ô nhiễm
-
Prudential khởi động chương trình "Tăng cường sức khỏe chủ động" nhằm nâng cao nhận thức về biến đổi khi hậu và...
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...