Sơn La: Xây dựng và phát triển thương hiệu 'Cá tép dầu sông Đà'

15:01 | 27/06/2020

DNTH: Cá tép dầu khô là một sản phẩm đặc trưng của cư dân vùng sông nước ở huyện Quỳnh Nhai (tỉnh Sơn La), có hương vị thơm ngon và được nhiều người ưa chuộng. Hiện nay, nghề làm cá tép dầu khô đã và đang phát triển góp phần phát triển kinh tế, mang lại nguồn thu nhập ổn định hơn cho người nông dân.

Vùng lòng hồ thủy điện Sơn La hình thành không chỉ cung cấp nguồn nước thiết yếu phục vụ sản xuất điện, sản xuất nông - lâm nghiệp, mà còn mang lại nguồn thủy sản rất phong phú cho người dân huyện Quỳnh Nhai, trong đó có cá tép dầu. Trước kia, việc đánh bắt cá tép dầu thường tập trung vào một số thời điểm trong năm. Từ khi lòng hồ thủy điện Sơn La hình thành, việc đánh bắt loài cá này đã có nhiều thuận lợi.

Tận dụng tiềm năng lợi thế mặt nước, người dân vùng lòng hồ thủy điện Sơn La đã và đang dần chuyển hướng sản xuất canh tác lạc hậu sang nuôi trồng và đánh bắt thủy sản như nuôi cá lồng, chế biến các sản phẩm từ cá. Nghề đánh bắt, chế biến cá tép dầu và các sản phẩm cá sấy khô hiện nay đang trở thành một trong những ngành nghề chính mang lại thu nhập cho người dân, mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế ở địa phương.
 

Cá tép dầu trên vùng lòng hồ sông Đà rất phong phú.

Nguồn lợi cá tép dầu vùng lòng hồ sông Đà rất dồi dào, phong phú


Theo thống kê, 9 tháng năm 2019, sản lượng cá nuôi và khai thác đánh bắt ước đạt 1.200 tấn; trong đó, sản lượng khai thác đánh bắt đạt 480 tấn. Sản phẩm tăng lên, người dân Quỳnh Nhai đã chế biến thành cá khô vừa dễ ăn, dễ bảo quản và tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao hơn. Cá sau khi đánh bắt về được rửa sạch, đánh sơ qua vẩy và lọc sạch ruột.

Sau đó, cá được tẩm ướp các loại gia vị như: muối, sa tế, đường, ớt bột... và phơi khô ở nơi thoáng mát. Qua trao đổi với các hộ dân được biết, cứ 5kg cá tép dầu tươi thì chế biến được 1 kg cá khô.
 

Nguyên liệu làm cá tép dầu khô phải là những con cá tươi vừa được đánh bắt từ sông

Nguyên liệu làm cá tép dầu khô phải là những con cá tươi sống vừa được đánh bắt từ sông


Cá tép dầu khô được coi là đặc sản huyện Quỳnh Nhai, giá bán khoảng 200 ngàn đồng/kg, nghề làm cá khô đã và đang mang lại thu nhập ổn định cho các hộ dân kể từ khi họ di dời khỏi nơi ở cũ. Cá tép dầu khô ở Sơn La tựa như cá chỉ vàng của vùng biển nước mặn, tuy nhiên có vị ngon lạ khó cưỡng. Cá tép dầu sông Đà được người dân Quỳnh Nhai sơ chế, chế biến thành sản phẩm mới thu hút khách du lịch.

Bà Đinh Thị Yến, Giám đốc HTX Thái Tuấn, cho biết: Vùng lòng hồ thủy điện rộng lớn đã tạo ra nguồn cá tép dầu phong phú. Loài cá này sinh sống và phát triển rất nhanh trong môi trường lòng hồ. Trước đây, cá tép dầu được đánh bắt để làm nguồn thức ăn phục vụ trong chăn nuôi là chủ yếu. Nhưng vài năm trở lại đây, người dân đã dùng chính loại cá này để chế biến tạo ra sản phẩm cá tép dầu khô, với thương hiệu đặc sản "cá tép dầu sông Đà" được người tiêu dùng ưa chuộng.

Vừa qua, sản phẩm cá tép dầu khô sông Đà đã được tỉnh Sơn La chọn là một trong 20 sản phẩm điểm trong chương trình "mỗi xã một sản phẩm" năm 2019. Hiện nay, tỉnh Sơn La tiếp tục hỗ trợ các HTX trong việc đổi mới phương thức sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm mang tính đặc trưng vùng miền. Đồng thời, hỗ trợ HTX đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ.
 

Sản phẩm cá tép dầu khô

Sản phẩm cá tép dầu khô của huyện Quỳnh Nhai rất được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng


Ông Điêu Chính Hải, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quỳnh Nhai cho biết: Trên cơ sở nguồn cá tép dầu sẵn có của địa phương, Tổ tư vấn thủy sản huyện Quỳnh Nhai đã tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân về quy trình sơ chế và cách chế biến cá. Đồng thời, UBND huyện Quỳnh Nhai cũng tổ chức cho người dân tham gia các hội chợ thương mại của địa phương và tỉnh nhằm quảng bá sản phẩm cá tép dầu khô cũng như tìm đầu ra ổn định, bền vững cho sản phẩm này. 

Từ một sản phẩm đặc trưng của người Thái Quỳnh Nhai, cá tép dầu khô từng bước được nâng cao về chất lượng, trở thành một sản phẩm thủy sản lợi thế của địa phương. Để cá tép dầu khô đứng vững trên thị trường, tạo giá trị lợi thế, huyện Quỳnh Nhai đã và đang tập trung quy hoạch nguồn nguyên liệu, đảm bảo quy trình sản xuất, tăng cường xúc tiến thương mại, đảm bảo đầu ra bền vững cho sản phẩm, góp phần mang lại giá trị kinh tế cho người dân.

Khánh Hòa

THSP

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Vinamilk giành giải thưởng lớn tại Hội nghị Sữa toàn cầu 2025

DNTH: Hội nghị Sữa toàn cầu 2025 (Global Dairy Congress 2025) lần thứ 18 diễn ra từ ngày 18-19/6 tại Hà Lan. Trong lần thứ 5 tham dự, Vinamilk tiếp tục là đại diện duy nhất của Việt Nam được mời chia sẻ tham luận tại diễn đàn ngành sữa...

Chính thức khởi động Quỹ học bổng IMAP Light Up trị giá 10 tỷ đồng

DNTH: Sáng 22/6, Công ty Cổ phần Giáo dục và Đào tạo IMAP Việt Nam chính thức ra mắt Quỹ học bổng “IMAP Light Up” theo Quyết định số 964/2025/QĐ-IMAP. Buổi lễ diễn ra trang trọng tại cơ sở Ms Hoa Junior, quận Tây Hồ, Hà Nội với sự tham...

Tập đoàn BRG - 'Top 10 Nhà Phát Triển Bất động sản Hàng Đầu 2025'

Tập đoàn BRG vừa lần thứ bảy được tôn vinh “Top 10 Nhà Phát Triển Hàng Đầu 2025” trong lĩnh vực Bất động sản tại Hubexo Asia Awards (tiền thân là BCI Awards) - giải thưởng có chất lượng chuyên môn cao trong ngành xây dựng tại châu Á.

Người "kể chuyện" giữa dòng điện sáng

DNTH: Chị Cao Thị Phương Thảo, cán bộ truyền thông Công ty Điện lực Hà Tĩnh là người kết nối, lan tỏa hình ảnh của ngành điện đến với cộng đồng.

Stavian Hóa chất đứng thứ 15 trong 100 nhà phân phối hóa chất lớn nhất toàn cầu theo ICIS 2025

DNTH: Tổ chức phân tích và xếp hạng uy tín toàn cầu Independent Commodity Intelligence Services (ICIS) vừa chính thức công bố Bảng xếp hạng Top 100 Nhà phân phối Hóa chất lớn nhất thế giới năm 2025.

Chủ xe VF 9 tiết lộ lý do lớn nhất chọn VF 9: Sau tất cả là sự yên tâm

DNTH: VinFast VF 9 đang chiếm được lòng tin của nhiều khách hàng bởi cảm giác “yên tâm toàn diện” – từ trải nghiệm vận hành vượt trội, chi phí sử dụng gần như bằng 0, đến chế độ hậu mãi chuẩn “xe chủ tịch”.

XEM THÊM TIN