Sửa Nghị định 15/2018/NĐ-CP: Doanh nghiệp kiến nghị tập trung vào hậu kiểm
09:50 | 11/03/2025
DNTH: Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP đang dấy lên lo ngại của doanh nghiệp về gia tăng thủ tục hành chính cho hoạt động kinh doanh.

Theo đó, an toàn thực phẩm là vấn đề thiết yếu, ảnh hưởng trực tiếp đến mỗi cá nhân và gia đình. Việc Đảng và Nhà nước quan tâm đến vấn đề này là hoàn toàn đúng đắn, đặc biệt trong bối cảnh các vụ ngộ độc thực phẩm, thậm chí tử vong xuất hiện không ít trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, với dự thảo hiện nay, đang dấy lên lo ngại của cộng đồng doanh nghiệp về gia tăng thủ tục hành chính, cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Theo đó, Hiệp hội Sữa Việt Nam đánh giá, nhiều đề xuất mới trong Dự thảo làm tăng nặng cả 3 nhóm thủ tục hành chính gồm: Tự công bố sản phẩm, Đăng ký bản công bố sản phẩm và Đăng ký lại bản công bố.
Điều này, theo Hiệp hội, không phù hợp với chủ trương chung của Nhà nước về “tăng cường đơn giản hóa và rút ngắn thời gian thủ tục hành chính, tạo thông thoáng và phát huy tối đa quyền của doanh nghiệp”.
Ví dụ, đối với thủ tục đăng ký lại, Dự thảo quy định 15 trường hợp khi có thay đổi phải đăng ký lại (tăng thêm 12 trường hợp), mà không có phân loại thay đổi lớn hay thay đổi nhỏ, là chưa đúng với quản lý rủi ro. Một số trường hợp rất bất hợp lý, cản trở sự tiến bộ của khoa học, như thay đổi phương pháp kiểm nghiệm cũng phải đăng ký lại.
“Quản lý dược phẩm rất chặt chẽ mà vẫn cho phép các thay đổi nhỏ chỉ cần thông báo, các thay đổi lớn phải nộp hồ sơ để duyệt, chỉ một số trường hợp thay đổi rất lớn phải đăng ký lại”, văn bản của Hiệp hội sữa nhấn mạnh.
Ngoài ra, nhiều quy định trong Dự thảo cũng đang được đánh giá là bất hợp lý, ví dụ như khái niệm về “thực phẩm bổ sung”, “thực phẩm chức năng lần đầu tiên đưa ra thị trường”...
Dự thảo quy định “Thực phẩm bổ sung chỉ được công bố thành phần bổ sung. Không được ghi, công bố khuyến cáo sức khỏe hoặc công dụng của thành phẩn bổ sung”. Trong khi đó, Thông tư 17/2023/TT-BYT của Bộ Y tế vẫn cho phép thực phẩm bổ sung công bố hàm lượng chất dinh dưỡng (Nutrient content claims) và công bố khuyến cáo sức khỏe (Health claims) nếu tuân thủ các yêu cầu cụ thể.

Hiệp hội Thực phẩm minh bạch đề xuất, để giải quyết vấn đề an toàn thực phẩm, Dự thảo sửa đổi Nghị định 15 nên tập trung vào vấn đề hậu kiểm trong thực tế, thay vì chỉ hậu kiểm trên hồ sơ.
Hiệp hội này cho biết, hiện nhiều quốc gia như Mỹ, Trung Quốc và Liên minh chấu Âu (EU) đều tập trung vào hậu kiểm. Doanh nghiệp phải tự tuân thủ và tiền kiểm chỉ áp dụng với đăng ký giấy phép sản xuất, sản phẩm đặc thù (Trung Quốc), chứ không cần công bố hợp quy toàn bộ sản phẩm như Việt Nam.
Đồng quan điểm, Hiệp hội Chè Việt Nam đề xuất Dự thảo cần chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm sản phẩm trên thị trường, triệt để cắt giảm điểm nghẽn về thủ tục hành chính
Đặc biệt, Dự thảo cần bổ sung một chương riêng về kiểm tra nhà nước đối với thức ăn đường phố, thực phẩm tươi sống, bếp ăn tập thể (nguyên nhân chính gây ngộ độc thực phẩm); thay vì chỉ tăng thủ tục hành chính với thực phẩm bao gói sẵn (hầu như không gây ngộ độc thực phẩm). Đây là cơ sở để khắc phục tình trạng “rau 2 luống, lợn 2 chuồng, thịt ngậm hóa chất”.
Đa số ý kiến các hiệp hội mong muốn Dự thảo sửa đổi Nghị định 15 sẽ áp dụng chuyển đổi số trong quản lý, trong đó yêu cầu thủ tục đăng ký, công bố thực phẩm phải được thực hiện trên môi trường điện tử.
Dự thảo cũng cần tăng cường trách nhiệm của cơ quan quản lý thực phẩm, quy định cụ thể trách nhiệm của người đứng đầu và người trực tiếp thi hành để thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật, khắc phục “tình trạng giải quyết chậm trễ kéo dài, yêu cầu bổ sung hồ sơ vượt quá số lần”.
Cho ý kiến về vấn đề này, TS. Đặng Xuân Sinh, Viện Nghiên cứu Chăn nuôi Quốc tế (ILRI) tại Việt Nam nhận định, Nghị định 15/2018 đã nhấn mạnh vai trò của kiểm tra và hậu kiểm trong kiểm soát an toàn thực phẩm. Thực tế, phương pháp hậu kiểm đang được nhiều nước áp dụng vì tính hiệu quả, nhưng cũng gây lo ngại về thủ tục phức tạp, tốn thời gian. Do đó, cần có giải pháp giúp doanh nghiệp thực hiện nhanh chóng, thuận lợi hơn, đặc biệt là ứng dụng công nghệ số trong quản lý hành chính công để giảm thiểu thời gian xử lý hồ sơ.
"Phương pháp hậu kiểm không chỉ giúp kiểm soát chất lượng sản phẩm lưu thông trên thị trường mà còn nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp. Việc áp dụng các chế tài phù hợp sẽ giúp bảo vệ người tiêu dùng, củng cố niềm tin vào hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm của cơ quan quản lý", ông Sinh chia sẻ.
Theo Diễn đàn doanh nghiệp
Nguồn: https://diendandoanhnghiep.vn/sua-nghi-dinh-15-2018-nd-cp-doanh-nghiep-kien-nghi-tap-trung-vao-hau-kiem-10151244.html
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- hậu kiểm /
- thực phẩm bổ sung /
- Nghị định 15/2018/NĐ-CP /
- Hiệp hội Sữa Việt Nam /
- Hiệp hội Chè Việt Nam /
- thực phẩm chức năng /
- an toàn thực phẩm /
- thủ tục hành chính /
- doanh nghiệp /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Nghị định về đăng ký doanh nghiệp
DNTH: Chính phủ ban hành Nghị định 168/2025/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/7/2025.

Những chính sách mới liên quan đến đời sống người dân có hiệu lực từ ngày 1/7/2025
DNTH: Thêm nhiều trường hợp phải đóng BHXH theo Luật BHXH 2024; Luật BHYT sửa đổi 2024 bắt đầu có hiệu lực; Nhiều thay đổi về thủ tục hành chính từ 1/7/2025 được áp dụng theo 28 Nghị định về phân cấp phân quyền… là những chính...

Từ ngày 1/7/2025, số định danh cá nhân sẽ chính thức thay thế mã số thuế
DNTH: Bắt đầu từ ngày 1/7/2025, số định danh cá nhân sẽ chính thức thay thế mã số thuế trong tất cả các giao dịch giữa cá nhân và cơ quan thuế. Việc thay đổi này không chỉ đơn thuần là kỹ thuật, mà còn là bước cải cách quan...

Quy định mới về hành vi chậm đóng, trốn đóng BHXH, BHYT
DNTH: Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2024 số 41/2024/QH15 (Luật BHXH 2024) và Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) (Luật BHYT sửa đổi 2024) có những điều chỉnh theo hướng quy định rõ ràng hơn...

Cấp xã được trang bị tối đa 2 xe ô tô phục vụ công tác chung
DNTH: Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 153/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 72/2023/NĐ-CP ngày 26 tháng 9 năm 2023 của Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô.

Thẻ ATM từ chính thức bị “khóa cửa” từ ngày 1-7-2025
DNTH: Kể từ ngày 1/7/2025, toàn bộ thẻ ATM sử dụng công nghệ từ sẽ bị ngừng chấp nhận giao dịch trên toàn hệ thống ngân hàng.
Đô thị cuộc sống
-
Từ ngày 20/5 người dân Hà Nội có thể thực hiện trực tuyến một số thủ tục về đất đai
-
Hưng Yên: Trung tâm Hành chính công xã Bắc Đông Quan vận hành thông suốt trong những ngày đầu thực hiện chính quyền hai...
-
Dự án Khu du lịch biển Thắng Liên được cập nhật vào Quy hoạch chung phường Hoàng Mai
-
Tiếp sức mùa thi 2025 ứng dụng công nghệ, lan tỏa tinh thần tình nguyện
-
Sống Khỏe – Năng lượng tràn đầy từ mọi hoạt động tại Eurowindow Sport Garden, dự án sắp khởi công tại Vinh
-
Hà Nội: Tái khởi công đường Vành đai 2,5 đoạn Đầm Hồng - Quốc lộ 1A
Sống khỏe
-
Tự hào là bệnh viện mắt tiên phong tại Tây Nguyên
-
Bước ngoặt y tế tại miền Trung: Vinmec Nha Trang phẫu thuật nội soi ung thư dạ dày thành công cho bệnh nhân 86 tuổi
-
Vinmec khai trương phòng khám đa khoa quốc tế hiện đại tại Vinhomes Grand Park
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên: Hành trình 7 năm trao ánh mắt, tặng nụ cười
-
Cấp cứu thành công một bệnh nhân người Campuchia bị tai nạn lao động
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...