T.S Vũ Đình Ánh: Tiền có thể đổ vào các lĩnh vực rủi ro, gây lạm phát
10:48 | 21/09/2020
DNTH: Trao đổi với Báo Doanh Nhân Sài Gòn, Tiến sĩ Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế độc lập, cảnh báo nếu không có biện pháp trung hòa, lạm phát vẫn có thể xảy ra trong bối cảnh ngân hàng dư tiền, dự trữ ngoại hối tăng cao và nền kinh tế tăng trưởng thấp
![]() |
T.S Vũ Đình Ánh |
Theo ông, nguyên nhân nào khiến các ngân hàng gặp khó khăn trong việc thúc đẩy cho vay mới?
- Doanh nghiệp không cần tiền, đây là nguyên nhân khiến ngân hàng không cho vay được và dẫn đến dư thanh khoản. Điều này, không chỉ thể hiện trên dư nợ tín dụng, mà còn thể hiện trên lãi suất liên ngân hàng hiện nay đứng ở mức rất thấp, gần như bằng 0%.
Doanh nghiệp chỉ vay khi cần tiền đầu tư sản xuất, kinh doanh. Nhưng bây giờ, tăng trưởng kinh tế thấp, nhiều doanh nghiệp giải thể, phá sản và họ chưa có hướng kinh doanh khả thi để vay tiền.
Hiện nay, những doanh nghiệp cần tiền thường có nợ đến hạn thanh toán, nhưng không có tiền trả nợ. Cũng có nhóm doanh nghiệp không cần tiền đầu tư cho sản xuất, kinh doanh vì quy mô của họ đã thu hẹp lại.
Tình trạng ngân hàng dư thanh khoản hiện nay tương tự năm 2007-2008?
- Giai đoạn 2007-2008, liên quan đến dòng vốn nước ngoài vào ồ ạt, Việt Nam bỏ tiền mua ngoại tệ, tiền tăng trong lưu thông và không có biện pháp hút tiền về. Đó là một trong những nguyên nhân gây ra lạm phát cao của năm 2008.
Còn hiện nay, ngân hàng dư thanh khoản, có thể một phần do ngoại tệ tăng lên. Dự trữ ngoại hối tăng lên đến 92 tỷ USD sau 8 tháng đầu năm và có thể tăng sát ngưỡng 100 tỷ USD vào cuối năm.
Phía ngân hàng nhiều khả năng đã mua vào trên dưới 10 tỷ USD để tăng dự trữ ngoại hối, nhưng đến nay chưa có con số chính xác là bao nhiêu, họ có áp dụng biện pháp trung hòa nào không và con số dự trữ đó có đáng tin cậy không ?
Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi ngân hàng dư thanh khoản?
- Khi dư thanh khoản, ngân hàng sẽ tìm cách tiêu thụ để giảm lượng tiền xuống mức thấp. Trong trường hợp các doanh nghiệp vẫn không hấp thụ được, phía ngân hàng có thể sẽ giảm các điều kiện cho vay.
Một khi ngân hàng giảm lãi suất cho vay, dòng tiền đấy có thể đổ vào những lĩnh vực rủi ro, điển hình nhất là chứng khoán, bất động sản, thậm chí là vàng. Do đó, động thái này có thể gây ra rủi ro rất lớn về nợ xấu trong thời gian tới.
Một khả năng khác, nếu ngân hàng không lựa chọn cách thức trên, sẽ phải kéo huy động xuống để cân đối thanh khoản. Bởi vì, ngân hàng không thể tiếp tục huy động vốn với lãi suất 6-7% trong khi không thể cho doanh nghiệp vay tiền.
Thế nhưng, khi kéo lãi suất huy động xuống, khoản chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay sẽ tăng lên, một lần nữa ngân hàng có thể lại gây ra rủi ro hạ các điều kiện tín dụng và đẩy tiền vào các kênh có rủi ro.
Có khi nào phía ngân hàng chịu hi sinh một phần lợi nhuận cho nhóm doanh nghiệp đang cần tiền để vực dậy sản xuất?
- Ngân hàng có thể có thêm một dư địa khách hàng để cân đối huy động và cho vay, nếu chọn giải pháp giảm lãi suất cho vay xuống mức thấp để kích thích khả năng hấp thụ nguồn vốn tín dụng.
Trên thực tế, phần lớn doanh nghiệp không có khả năng duy trì doanh số, nên việc giảm lãi suất không nhiều ý nghĩa. Cho nên, ngay cả khi ngân hàng chịu hi sinh thì cũng chỉ một bộ phận doanh nghiệp có khả năng vay vốn.
Tín dụng không phải vấn đề có thể nói khơi khơi. Sẽ không thực tế nếu cho doanh nghiệp vay vốn với lãi suất 4% để trả lương cho công nhân trong bối cảnh doanh nghiệp chưa thể dự liệu về tương lại, thu hẹp quy mô và không thể sản xuất.
Theo ông, có mâu thuẫn nào không khi tăng trưởng kinh tế thấp, ngân hàng dư tiền và dự trữ ngoại hối tăng lên?
- Những vấn đề này liên quan đến chính sách tiền tệ. Khi đồng nội tệ có nguy cơ giảm giá do tác động dư tiền (buộc phải giảm giá và kéo theo lãi suất giảm) thì việc mua USD vào là giải pháp để can thiệp việc đồng nội tệ bị giảm giá. Nhưng đồng thời với nó phải có biện pháp trung hòa khi đẩy nội tệ ra mua ngoại tệ.
Nếu thiếu những biện pháp này, giá đồng nội tệ trên thị trường có thể tăng lên mức cao hơn trong bối cảnh ngân hàng đang thừa tiền và hoạt động sản xuất hàng hóa đang đình trệ, những yếu tố quan trọng dẫn đến lạm phát.
Cảm ơn ông
Theo Báo Doanh Nhân Sài Gòn
https://doanhnhansaigon.vn/ngan-hang/t-s-vu-dinh-anh-tien-co-the-do-vao-cac-linh-vuc-rui-ro-gay-lam-phat-1100734.html
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- Tiến sĩ Vũ Đình Ánh /
- Báo Doanh Nhân Sài Gòn /
- lạm phát /
- Vũ Đình Ánh /
- rủi ro /
- chuyên gia kinh tế /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Nhà máy Đường An Khê nghiêm cấm sử dụng máy cơ giới gắp mía nguyên liệu
DNTH: Ngày 18/6, Nhà máy Đường An Khê (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) - đơn vị trực thuộc Công ty CP Đường Quảng Ngãi (QNS) ra thông báo về việc tuyệt đối không sử dụng máy cơ giới gắp mía nguyên liệu trong vụ sản xuất 2025-2026, nhằm...
PVcomBank khẳng định sứ mệnh cộng đồng cùng Robocon 2025
DNTH: Tối 13/6, các trận đấu cuối cùng của vòng chung kết cuộc thi sáng tạo Robot Việt Nam 2025 (Robocon 2025) đã diễn ra tại Nhà thi đấu Ninh Bình, thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Trong vai trò là đơn vị đồng hành, đại diện Ngân hàng TMCP...

Meey Atlas với tham vọng trở thành nền tảng bản đồ số hàng đầu Việt Nam
DNTH: Với nhiều ưu điểm vượt trội, khác biệt, Meey Atlas - Nền tảng bản đồ số toàn diện cho người Việt do Công ty Cổ phần Tập đoàn Meey Land (Meey Group) phát triển đã ghi dấu ấn mạnh mẽ. Đây cũng chính là sản phẩm đã chinh phục...

Mã vùng trồng – không có thì không xuất được, mà muốn có thì không dễ
DNTH: Trong câu chuyện của những người làm nông nghiệp xuất khẩu hôm nay, cụm từ “mã vùng trồng” không còn xa lạ.

Dongfeng Box – Hình mẫu của sống xanh, món quà tinh tế dành riêng cho phụ nữ thành đạt
DNTH: Mới đây, chiếc xe điện đô thị Dongfeng Box đã chính thức được bàn giao cho một trong những đại lý tiêu biểu của Hismart – thương hiệu sữa công thức nhập khẩu nguyên lon từ Đức và New Zealand. Một sự kiện không chỉ đánh dấu...

Nestlé Việt Nam ký kết hợp tác với ĐH Quốc gia TP.HCM thực thi mô hình “3 nhà”
DNTH: Nestlé Việt Nam và Đại học Quốc gia TP.HCM đã ký kết hợp tác nhằm phối hợp triển khai nhiều sáng kiến thiết thực nhằm đào tạo, phát triển và kết nối nhân tài trẻ theo mô hình hợp tác “3 nhà” (Nhà nước - nhà trường - doanh...
Đô thị cuộc sống
-
Dự án Khu du lịch biển Thắng Liên được cập nhật vào Quy hoạch chung phường Hoàng Mai
-
Tiếp sức mùa thi 2025 ứng dụng công nghệ, lan tỏa tinh thần tình nguyện
-
Sống Khỏe – Năng lượng tràn đầy từ mọi hoạt động tại Eurowindow Sport Garden, dự án sắp khởi công tại Vinh
-
Hà Nội: Tái khởi công đường Vành đai 2,5 đoạn Đầm Hồng - Quốc lộ 1A
-
Xếp hàng xuyên đêm chiêm bái xá lợi Đức Phật tại chùa Quán Sứ
-
Từ ngày 20/5 người dân Hà Nội có thể thực hiện trực tuyến một số thủ tục về đất đai
Sống khỏe
-
Nên ăn 4 - 5 quả mận mỗi ngày để đem lại lợi ích tối đa cho sức khỏe
-
Tự hào là bệnh viện mắt tiên phong tại Tây Nguyên
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên: Hành trình 7 năm trao ánh mắt, tặng nụ cười
-
Cấp cứu thành công một bệnh nhân người Campuchia bị tai nạn lao động
-
Người phụ nữ suýt thủng thực quản vì uống thuốc sai cách
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...