Việc đưa nông nghiệp vào giữa lòng các đô thị lớn là một phương án rất đáng được cân nhắc để vừa đảm bảo an ninh lương thực, vừa tạo được môi trường sống trong lành, gần gũi thiên nhiên...
“Để giúp đảm bảo lương thực được tiêu thụ nhiều nhất không bị ảnh hưởng khi đối mặt với khủng hoảng khí hậu, nông dân phải canh tác cây trồng có khả năng chống lại các “cú sốc” môi trường và các áp lực khác”, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ (FAO) nhấn mạnh trong bản hướng dẫn bảo tồn mới được công bố mới đây.
“Về tốc độ xuất khẩu gạo, chúng ta vẫn cần có các giải pháp kiểm soát nhất định. Trong lúc dịch bệnh này thì vấn đề bảo đảm an ninh lương thực phải được đặt lên hàng đầu”, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh nêu ý kiến.
Thực hiện Đề án An ninh lương thực quốc gia đến năm 2020, những năm qua, TP Hà Nội đã triển khai nhiều cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp, góp phần bảo đảm nguồn cung gạo và thực phẩm các loại.
Nhằm đảm bảo an ninh lương thực Thủ tướng yêu cầu phải mua đủ số lượng 190.000 tấn gạo dự trữ quốc gia năm 2020 nhưng do các doanh nghiệp đơn phương hủy hợp đồng bán gạo nên đến thời điểm hiện tại, Tổng cục Dự trữ Nhà nước mới mua được 7.700 tấn (4%).
Bộ trưởng Nông nghiệp và lâm nghiệp các nước ASEAN vừa ra tuyên bố chung tái khẳng định cam kết đảm bảo an ninh lương thực, an toàn thực phẩm và dinh dưỡng trong khu vực trong đợt bùng phát dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Trước diễn biến của dịch Covid-19, xâm nhập mặn ngày càng khốc liệt, việc xem xét, rà soát tính toán lượng lương thực phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu cho phù hợp là hết sức cần thiết.
Hậu quả của dịch Covid-19 cũng như các biện pháp phòng, chống dịch dẫn đến chuỗi cung ứng, sản xuất, thương mại bị ngừng trệ, đứt đoạn. Để khắc phục tình trạng trên Hà Nội đang nghiên cứu lên giải pháp ổn định nguồn cung ứng lương thực, thực phẩm thiết yếu và các giải pháp hỗ trợ cho các nhà sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.
Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cảnh báo nếu thế giới không hành động ngay lập tức, tình trạng khẩn cấp về lương thực toàn cầu có thể gây ra những hệ lụy lâu dài cho hàng trăm triệu người, bao gồm trẻ em.