Gắn tái cơ cấu với an ninh lương thực

15:09 | 30/03/2020

DNTH: Thực hiện Đề án An ninh lương thực quốc gia đến năm 2020, những năm qua, TP Hà Nội đã triển khai nhiều cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp, góp phần bảo đảm nguồn cung gạo và thực phẩm các loại.



Sản lượng gạo của Hà Nội luôn đạt trên 1 triệu tấn trong những năm qua.


Từ năm 2011, TP đã phê duyệt Chương trình phát triển sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao giai đoạn 2011 – 2015. Đến năm 2019, Quy hoạch phát triển sản xuất lúa theo hướng bền vững đến năm 2020 tiếp tục được Hà Nội thông qua.
 

Cùng với hai quy hoạch trên, TP cũng đã phê duyệt Quy hoạch phát triển chăn nuôi, thủy sản đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Đồng thời, ban hành nhiều chính sách khuyến khích phát triển vùng nông nghiệp chuyên canh tập trung, ứng dụng công nghệ cao; hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, gắn với kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp Thủ đô.
 

Để thực hiện các quy hoạch trên, từ năm 2010 đến nay, TP đã bố trí tổng kinh phí khoảng 76.451 tỷ đồng để triển khai các dự án thành phần thuộc Chương trình phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn giai đoạn 2010 - 2019. Đáng chú ý trong đó, nhiều tập thể, DN, cá nhân cũng đã tham gia, ủng hộ khoảng 15.000 tỷ đồng, chiếm 19,3% tổng kinh phí huy động được của Hà Nội.
 

Kết quả, trong những năm qua, mặc dù chịu ảnh hưởng không nhỏ của diễn biến thời tiết bất thường, dịch bệnh, song với sự cố gắng nỗ lực của các cấp, chính quyền và Nhân dân, sản xuất nông nghiệp của Hà Nội vẫn phát triển ổn định. Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất nông lâm thủy sản giai đoạn 2010 - 2019 đạt bình quân 3,34%/năm. Giá trị sản xuất nông nghiệp thực tế năm 2019 đạt 259 triệu đồng/ha/năm, tăng 117 triệu đồng/ha/năm so với năm 2010. Đặc biệt, từ năm 2009 đến nay, sản lượng lúa hàng năm của Hà Nội duy trì trên 1 triệu tấn/năm, đáp ứng đầy đủ nhu cầu về lương thực cho người dân Thủ đô.
 

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại cho biết, 10 năm thực hiện Đề án An ninh lương thực quốc gia đến năm 2020 giúp TP nhìn nhận ra nhiều bài học kinh nghiệm trong thực hiện mục tiêu quan trọng này thời gian qua cũng như những năm tiếp theo. Theo ông Nguyễn Xuân Đại, nhiệm vụ trọng tâm nhằm bảo đảm an ninh lương thực trong giai đoạn 2021 – 2025 sẽ vẫn là làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của các tầng lớp Nhân dân về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của nông nghiệp. Trong quá trình phát triển, công tác quy hoạch cần đi trước một bước, gắn với thực tiễn, bảo đảm dân chủ, sự đồng thuận, khoa học và có tính khả thi cao.
 

“Thời gian tới, Hà Nội sẽ tiếp tục ưu tiên đầu tư nâng cấp hạ tầng nông thôn, nhất là hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng. Gắn dồn điền đổi thửa với quy hoạch sản xuất và tái cơ cấu ngành nông nghiệp, coi đây là khâu đột phá để phát triển sản xuất. Trong đó, chú trọng nâng cao sản lượng lúa gạo, đáp ứng yêu cầu về an ninh lương thực trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp” – ông Nguyễn Xuân Đại thông tin thêm.

 

Theo Kinh tế & Đô thị

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Thôn vùng cao ở Lào Cai, trước chìm trong hoa anh túc nay trồng lúa, ngô, cây ăn quả mà giảm nghèo làm giàu

DNTH: Bản Giàng là thôn xa nhất, khó khăn nhất của xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và cấp uỷ, chính quyền địa phương, diện mạo vùng quê nghèo nơi đây đang từng bước thay da, đổi thịt.

Đường hoa nông thôn mới Nam Định, nhìn đâu cũng ra hoa, cây cảnh, cây công trình, làng quê đáng sống

DNTH: Về các miền quê trong tỉnh Nam Định, đi đến đâu cũng dễ dàng bắt gặp những con đường hoa, đường cây rực rỡ, xanh mát. Trong cái nắng chói chang của mùa hạ, những thảm hoa mười giờ, dừa cạn, dứa tím, lạc tiên, chuỗi...

Lào Cai: Nhiều nông dân vùng cao đổi đời nhờ cây tam thất

DNTH: Các xã vùng cao trên của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai thường lạnh, mát quanh năm với độ ẩm bình quân từ 70 - 80%; đây là môi trường thích hợp để trồng những loại dược liệu quý, trong đó có cây tam thất. Loại cây có giá trị...

Kon Tum: Hỗ trợ hơn 3.300 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo

DNTH: Ngày 11/2, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) tiến hành cấp phát miễn phí 3.320 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo, hộ cận nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số tại hai xã Đăk Na và Văn Xuôi.

'Phù thủy' điều khiển cây nhãn thu hoạch quả từ tháng Giêng

DNTH: Trong nghề canh nông, lão Hoàng Quang Tuấn được bà con ở địa phương ví như 'dị nhân' bởi nuôi con nào, trồng cây gì cũng đều thắng đậm hơn người.

Xây dựng nông thôn mới tại Đồng Hưu, Bắc Giang

DNTH: Từ một xã miền núi còn nhiều khó khăn của huyện Yên Thế (tỉnh Bắc Giang), Đồng Hưu nay đã khoác lên mình diện mạo mới nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới. Vùng quê nay đã trở nên trù phú, tràn đầy sức sống, đời sống...

XEM THÊM TIN