Hội nhập phải đi vào chiều sâu, vừa “tư duy toàn cầu”, vừa phải “hành động địa phương”, hiểu rõ “quê ta” có gì mà đối tác cần, ta cần gì để nâng cao chất lượng và thương hiệu sản phẩm, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp…
Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang là cơ hội để ngành Nông nghiệp Việt Nam nói chung, nông dân Việt Nam nói riêng vươn lên hội nhập. Không đứng ngoài cuộc, ở vùng DTTS và miền núi cũng đang xuất hiện ngày càng nhiều những “nông dân 4.0”.
Nhìn lại quá trình công nghiệp hóa đất nước gắn với quá trình hội nhập trong hơn 20 năm qua, để nhận diện những thách thức từ nội tại, đối chiếu với những chủ trương và giải pháp đang thực thi nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, chính là cách tiếp cận để tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức trong hội nhập.
Cần có giải pháp bất biến để hội nhập trong một thế giới vạn biến, đó chính là quyết tâm hội nhập từ bên trong. Cộng đồng doanh nghiệp cam kết sát cánh với chính quyền trong nỗ lực đề ra những quyết sách quan trọng trong quá trình hội nhập.
Sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) ký kết thành công, cả doanh nghiệp, chính quyền địa phương và người sản xuất vẫn còn nhiều việc phải làm để thực hiện tốt các tiêu chí đã được đặt ra; trong đó, các vấn đề về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc và tuân thủ quy tắc xuất xứ đối với sản phẩm không bao giờ thiếu trong mỗi đơn hàng xuất khẩu.
DNTH: Mới đây, tại Hà Nội, câu lạc bộ Nữ Doanh nhân Việt Nam - ASEAN phối hợp với các đơn vị liên quan trang trọng tổ chức chương trình “Dạ tiệc Doanh nhân - Kết nối doanh nghiệp - Hội nhập quốc tế”.
DNTH: Chiến lược quốc gia với mục tiêu đến năm 2030 sẽ hoàn thành việc xây dựng Chính phủ số, duy trì chỉ xếp hạng Đổi mới sáng tạo Toàn cầu (GII) của WIPO thuộc nhóm dẫn đầu thế giới là nhiệm vụ nặng nề và nhiều chiến lược phải được định hướng theo Quyết định số 2289/QĐ-TTg chiến lược quốc gia về cuộc cách mạng lần thứ 4 của Chính phủ. Chiến lược đã định hướng nhiều hạng mục cần thực hiện như nâng cao chất lượng thể chế, năng lực chính sách; phát triển hạ tầng công nghệ; xây dựng và khai thác dữ liệu và đặc biệt quan trọng chính là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để sẵn sàng hội nhập.
DNTH: Việt Nam là một trong các quốc gia có mức hội nhập kinh tế ở mức rất cao, khi cơ bản định hình mạng lưới gồm 17 hiệp định thương mại tự do (FTA) và các khuôn khổ hợp tác kinh tế, thương mại với các trung tâm kinh tế hàng đầu.