Kết quả kinh doanh quý I.2019 cho thấy, BIDV là quán quân lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước trích lập dự phòng rủi ro. Lợi nhuận sau thuế của Vietcombank cao hơn Vietinbank và BIDV cộng lại.
Năm 2019 sắp khép lại với bức tranh nhiều điểm sáng đối với ngành ngân hàng. Trong đó, một điểm sáng lớn là nhiều ngân hàng tiếp tục "ăn nên làm ra", có kết quả lợi nhuận vượt mục tiêu đề ra hồi đầu năm.
Nợ xấu được cho là vấn đề đáng lo nhất với ngành ngân hàng nhất trong thời gian tới. Sau khi dịch bệnh qua đi, tăng trưởng tín dụng sẽ dần phục hồi và NIM có thể được cải thiện nhờ thay đổi cơ cấu cho vay và huy động, nhưng nợ xấu chỉ có thể được giải quyết nhanh gọn nếu ngân hàng thận trọng trong cho vay, xếp hạng nợ và dự phòng.
Lãi trước thuế bán niên tăng 14%, đạt 1.661 tỷ đồng, tương đương 51% kế hoạch năm. Tỷ lệ nợ xấu nâng từ 1,9% lên 2,45%, trong đó nợ nghi ngờ tăng 2,3 lần. Lãi quý II chỉ tăng 3% lên 918 tỷ đồng.
Đa phần các ngân hàng không chấp nhận hy sinh lợi nhuận trước mắt để gia tăng "bộ đệm" dự phòng nợ xấu, bất chấp dịch Covid-19 khiến bối cảnh kinh doanh trở nên đầy rủi ro, tiềm ẩn nguy cơ tổn thất lớn trong tương lai.
Trong số 27 ngân hàng thương mại, có tới 8 ngân hàng lựa chọn cùng một phương án mang tính đánh đổi: "lỏng tay" hơn trong việc xử lý và dự phòng nợ xấu để chạy theo tăng trưởng lợi nhuận.
Theo TS. Cấn Văn Lực, lộ trình trích lập dự phòng rủi ro theo dự thảo sửa đổi Thông tư 01 là 3 năm bắt đầu từ năm 2021, nhằm tránh gây ra "cú sốc" về lợi nhuận. Vị chuyên gia này dự báo tăng trưởng lợi nhuận ngân hàng năm 2021 trên tinh thần sửa đổi Thông tư 01 như trên, sẽ chỉ tương đương năm 2020, tức là khoảng 10%.
DNTH: Bối cảnh đại dịch hiện nay ngặt nghèo hơn rất nhiều trước đây, do đó, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng dự kiến sẽ tăng rất mạnh trong các quý tới. Áp lực này cùng với sức ép giảm lãi suất cho vay, trong bối cảnh lãi suất huy động đã chạm đáy và dư địa LDR đã dần cạn, sẽ tác động mạnh đến lợi nhuận ngân hàng.