Tài chính toàn diện trong xu thế phát triển của nền kinh tế không dùng tiền mặt

22:34 | 30/05/2019

DNTH: Xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt đang trở nên ngày càng phổ biến hơn, nhằm hướng đến nền kinh tế không dùng tiền mặt. Đề án Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020 đang bước vào những năm cuối với mục tiêu đạt tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10%.

Đó là thông tin được đưa ra tại chương trình Banking Vietnam 2019, diễn ra vào ngày 30/5 tại Hà Nội. Với chủ đề “Tài chính toàn diện trong xu thế phát triển của nền kinh tế không dùng tiền mặt”, Banking Vietnam là sự kiện công nghệ ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế (IDG) phối hợp tổ chức nhằm triển lãm, giới thiệu những thành tựu mới về công nghệ hiện đại và ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng mới. Đồng thời, Banking Vietnam cũng là nơi diễn ra các phiên hội thảo để các lãnh đạo ngân hàng, chuyên gia tài chính - ngân hàng, chuyên gia công nghệ trao đổi về các giải pháp, chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng trên cơ sở ứng dụng các tiến bộ về công nghệ thông tin và truyền thông.

Toàn cảnh chương trình hội thảo

Chia sẻ tại chương trình, TS. Nguyễn Thị Hiền, Phó viện trưởng Viện chiến lược Ngân hàng cho biết: “ Về thực trạng tài chính toàn diện và thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam, số lượng tài khoản cá nhân có xu hướng tăng, song tỷ lệ người dân trưởng thành có tài khoản ngân hàng còn thấp so với khu vực. Internet Banking & Mobile Banking không ngừng gia tăng, có tiềm năng phát triển lớn. Số lượng giao dịch qua kênh Internet Banking năm 2018 đạt 178.286.998 món với giá trị giao dịch đạt 11.209.829 tỷ đồng. Số lượng giao dịch qua kênh Mobile Banking năm 2018 đạt 122.660.032 món với giá trị giao dịch là 1.032.601 tỷ đồng (bằng 149,6% so với năm 2017).”

Ông Nguyễn Kim Anh, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát biểu tại chương trình

Ông Nguyễn Kim Anh, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, theo thông lệ, Banking Vietnam 2019 tập trung vào hai mảng hoạt động chính là hội thảo và triển lãm với mục tiêu chung là giới thiệu những thành tựu mới về công nghệ số và ứng dụng công nghệ số trong hoạt động ngân hàng, hướng đến việc mở rộng khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng, nâng cao tính sẵn có và tính tiện ích cho các dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam.

Hoạt động Hội thảo nhằm mục đích tạo diễn đàn trao đổi về các vấn đề ứng dụng công nghệ số, hỗ trợ thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam. Với 1 phiên báo cáo chính và 2 phiên chuyên đề chuyên sâu, các nhà quản lý và các chuyên gia ngân hàng tập trung thảo luận về các cơ hội, thách thức mà công nghệ số mang lại và định hướng thúc đẩy tài chính toàn diện ở Việt Nam trong xu thế phát triển của nền kinh tế không dùng tiền mặt.

Theo số liệu được đưa ra tại chương trình, ví điện tử bước đầu xác định vị thế tại Việt Nam. Số lượng tài khoản Ví điện tử đạt hơn 9 triệu Ví, tăng 36,3% so với thời điểm cuối năm 2017. Số lượng giao dịch qua Ví điện tử đạt gần 200 triệu món (tăng 33% so với năm 2017), giá trị giao dịch đạt hơn 94.920 tỷ đồng.

Trong khuôn khổ chương trình, các đại biểu cũng đưa ra những giải pháp để đạt được mục tiêu tài chính toàn diện và thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam. Bao gồm: Rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật nhằm tạo hành lang pháp lý ổn định, đầy đủ để thúc đẩy tài chính toàn diện, phù hợp; Tận dụng các công nghệ tài chính hiện đại nhằm đa dạng hóa hệ thống kênh cung cấp sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, đặc biệt chú trọng mở rộng các kênh phù hợp có thể cung cấp sản phẩm, dịch vụ tài chính đến người dân các vùng khó tiếp cận; Có chính sách đặc biệt ưu đãi mở tài khoản ngân hàng không thu phí hoặc không yêu cầu duy trì số dư cho người khó tiếp cận dịch vụ tài chính; Xây dựng các chương trình, đề án nâng cao hiểu biết tài chính cũng như những kỹ năng tài chính cơ bản của người dân; Nhà nước và khu vực tư nhân cần phối hợp chặt chẽ để xây dựng một cơ sở hạ tầng thanh toán hiệu quả, bao gồm hệ thống thanh toán bán lẻ và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin viễn thông dễ tiếp cận;...

Minh Vân

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Bão số 3 tiến sát đất liền Hưng Yên - Ninh Bình, gây mưa lớn diện rộng

DNTH: Lúc 8 giờ ngày 22/7, bão số 3 cách Hưng Yên khoảng 20 km về phía Đông, cách Ninh Bình khoảng 40 km về phía Đông Bắc; sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, giật cấp 11.

Bão Wipha có thể gây dông, lốc, mưa lớn cục bộ khu vực nội thành Hà Nội

DNTH: Do ảnh hưởng của bão Wipha, có thể gây dông, tố, lốc, sét, mưa đá và mưa lớn cục bộ khu vực Hà Nội trong 30 phút đến 3 giờ tới.

Bão số 3 gây biển động dữ dội, Bắc Bộ mưa lớn và ngập lụt

DNTH: Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng 22/7, bão số 3 tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, tiến sát đất liền Bắc Bộ với cường độ gió mạnh cấp 9–10, giật cấp 13, gây biển động rất mạnh và mưa lớn...

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường kiểm tra công tác phòng, chống bão tại Quảng Ninh

DNTH: Chiều 21/7, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) đã đi kiểm tra công tác phòng, chống bão số 3 tại đặc khu Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.

Ứng phó bão số 3: Khẩn trương nhất, quyết liệt nhất đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của Nhân dân

DNTH: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 117/CĐ-TTg ngày 20/7/2025 yêu cầu các Bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó khẩn cấp với bão số 3.

Bão số 3 mạnh lên cấp 11-12, giật cấp 15, cách Quảng Ninh-Hải Phòng khoảng 680km

DNTH: Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 10 giờ ngày 20/7, tâm bão ở khoảng 21,8 độ vĩ bắc; 114,2 độ kinh đông, trên vùng biển phía bắc khu vực bắc Biển Đông, cách Quảng Ninh-Hải Phòng khoảng 680km về phía đông.

XEM THÊM TIN