Tam Đảo – “Hòn ngọc của Đông Dương” đổi thay từng ngày

14:41 | 27/09/2019

DNTH: Không phải ngẫu nhiên mà Tam Đảo được nhiều người ví là “Đà Lạt của miền Bắc” hay “Hòn ngọc của Đông Dương”. Những năm qua, với việc đầu tư mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng, Tam Đảo đang thay da đổi thịt từng ngày.

Tam Đảo “thay da đổi thịt” để hút khách

Khu du lịch Tam Đảo nằm ở phía Đông Bắc thủ đô Hà Nội, từ lâu nơi đây đã là một khu nghỉ mát trên núi được nhiều du khách yêu thích. Với độ cao gần 1.000m so với mực nước biển, Tam Đảo khí hậu mát mẻ quanh năm, thời tiết bốn mùa thay đổi trong ngày, nhiệt độ trung bình từ 18 đến 25 độ. Vì thế, Tam Đảo được nhiều người ví là “Đà Lạt của miền Bắc”, là “Sa Pa thứ hai” của Việt Nam.

Từ thế kỷ XIX, người Pháp phát hiện nơi đây và xây dựng hơn 100 tòa nhà, biệt thự cao cấp với kiểu kiến trúc độc đáo, hài hòa, có đủ các loại hình vui chơi giải trí. Tam Đảo còn được người Pháp ví như “hòn ngọc của Đông Dương”.

Năm 1997, tỉnh Vĩnh Phúc tái lập, Khu du lịch Tam Đảo được tái quy hoạch để trở thành trọng điểm du lịch của tỉnh với nhiều loại hình du lịch phong phú như: Nghỉ dưỡng, sinh thái, mạo hiểm, nghiên cứu, tâm linh… Vài năm trở về trước, Tam Đảo còn thiếu các điểm vui chơi, giải trí và các điểm nghỉ dưỡng đẳng cấp, điều này khiến khu du lịch chưa khai thác hết tiềm năng vốn có. 

Để đánh thức tiềm năng của Khu du lịch Tam Đảo, nhiều dự án đã được tỉnh Vĩnh Phúc đầu tư như: Nâng cấp quốc lộ 2B, từ cầu chân Suối đến khu du lịch thị trấn Tam Đảo; Dự án khu công viên trung tâm và các tuyến đường nội thị thị trấn Tam Đảo,.. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư vào Khu du lịch Tam Đảo. Vì thế, các khách sạn, biệt thự, nhà hàng…được xây dựng quy mô, bài bản, cùng nhiều điểm du lịch thiên nhiên đã thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Với hệ thống nhà nghỉ, khách sạn đa dạng và giá cả hợp lý, du khách đến với Tam Đảo có rất nhiều sự lựa chọn. Ở đây, có thể kể đến một vài điểm lý tưởng như: Khách sạn Sofia Tam Đảo Hotel & Spa, Belvedere Resort,…

Khách sạn Sofia Tam Đảo Hotel & Spa do Công ty TNHH HKR Hospitality đầu tư xây dựng. Đây là khách sạn đầu tiên mang phong cách xanh và sang trọng bậc nhất tại Tam Đảo. Với sự đầu tư kỹ lưỡng và đặc biệt là chú trọng vào phần thiết kế hiện đại, năm 2018 khách sạn này chính thức đi vào hoạt động với gần 70 phòng đã tạo ấn tượng mạnh với du khách.

Còn Belvedere Resort thì tọa lạc cách trung tâm thị trấn khoảng 3 km và kề bên Thác Bạc và rừng Quốc gia Tam Đảo. Điểm nghỉ dưỡng này do Công ty Cổ phần Đầu tư Lạc Hồng đầu tư xây dựng, gồm nhiều biệt thự sang trọng. Belvedere Resort có ban công riêng nhìn ra toàn cảnh rừng núi Tam Đảo thơ mộng, đây được coi là nơi “nghỉ dưỡng trên mây” đầy ấn tượng.

Lâu đài Tam Đảo trước đây là nền của hơn 100 biệt thự, khách sạn Pháp, nay được khôi phục và xây dựng lại. Xung quanh tòa lâu đài chẳng khác gì trời Âu. (Ảnh nguồn internet)

Lâu đài Tam Đảo trước đây là nền của hơn 100 biệt thự, khách sạn Pháp, nay được khôi phục và xây dựng lại. Xung quanh tòa lâu đài chẳng khác gì trời Âu. (Ảnh nguồn internet)

Ngoài Belvedere Resort, Công ty Cổ phần Đầu tư Lạc Hồng còn mạnh dạn đầu tư nhiều công trình lớn tại Khu du lịch Tam Đảo, với tổng mức đầu tư khoảng 913 tỷ đồng. Dự án gồm các công trình xây dựng như: Khách sạn Lâu đài Tam Đảo, giá trị đầu tư 400 tỷ đồng; Khách sạn Venus Tam Đảo, giá trị đầu tư 400 tỷ đồng; Khu ẩm thực, giá trị đầu tư 80 tỷ đồng; Khu nhà dịch vụ, giá trị đầu tư 33 tỷ đồng.

Có thể nói, Khu du lịch Tam Đảo đang “thay da đổi thịt” và thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan, cũng là nhờ vào sự nỗ lực của chính quyền địa phương và việc đầu tư bài bản, mạnh dạn của các nhà đầu tư. Nếu nhìn vào du lịch Tam Đảo vài năm trở về trước, có lẽ ai cũng cảm nhận được nơi đây có sự đổi thay mạnh mẽ như thế nào.

Với việc dự án đầu tư du lịch đang hoàn thành và đưa vào khai thác, Khu du lịch Tam Đảo khoác lên mình một chiếc áo mới đầy hấp dẫn. Ngay từ cung đường phía dưới đi lên Khu du lịch Tam Đảo, du khách có thể nhìn thấy một tòa Lâu đài Tam Đảo tọa lạc ở vị trí đắc địa trên đỉnh núi. Quang cảnh xung quanh tòa lâu đài chẳng khác gì trời Âu. Khu vực này trước đây là nền của hơn 100 biệt thự, khách sạn Pháp, nay được khôi phục và xây dựng lại. 

Lâu đài Tam Đảo có kiến trúc pha trộn giữa phong cách Neo - Gothic và Phục Hưng. Nó được lấy cảm hứng từ lâu đài Peles (Rumania) và Schloss Neuschwanstein ở Bavaria (Đức). Đặc trưng của phong cách kiến trúc này là những bức tường viền gỗ sẫm màu, mái nhọn lợp đá Ardoise và ngon tháp cao vút ẩn hiện trong sương mù. Lâu đài Tam Đảo được thiết kế cực kì công phu và cẩn trọng.

Đến với Khu du lịch Tam Đảo, ngoài chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính pha lẫn chất hiện đại thì du khách có thể tham quan các địa điểm như Thác Bạc, tháp truyền hình Tam Đảo,… và có thể ngắm khuôn viên công viên trung tâm thị trấn Tam Đảo từ quán Rock Café Tam Đảo, quán Gió Tam Đảo,... 

Hòa quyện với vẻ đẹp huyền bí giữa mây trời Tam Đảo, nơi đây còn là điểm du lịch tâm linh gắn với địa danh Đền Bà Chúa Thượng Ngàn. Cách đó không xa là đền thờ Quốc Mẫu Âu Cơ, chùa Vàng tạo thành một cụm tâm linh Phật - Thánh đầy linh thiêng giữa chốn núi rừng đầy mộng mơ, quanh năm sương trắng.

Tam Đảo - Nhiều dự án "khủng" và gắn với du lịch “kết nối”

Những năm qua, chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc rất chú trọng đầu tư phát triển du lịch đặc biệt là vùng đất Tam Đảo giàu tiềm năng. Giờ đây, du khách đến với Tam Đảo không chỉ có thưởng ngoạn vẻ đẹp kỳ bí ở Khu du lịch Tam Đảo, mà có thể dừng chân ở các điểm, tuyến du lịch "kết nối" khác. 

Một điểm thu hút đông du khách như Khu danh thắng Tây Thiên (thuộc xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc). Trước đây, địa danh này là vùng rừng rậm núi non hoang sơ, chưa được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến. Thế nhưng, với sự đầu tư mạnh mẽ, diện mạo của vùng du lịch tâm linh đã đổi thay. Một trong những dịch vụ đem đến sự hài lòng cho du khách chính là hệ thống Cáp treo Tây Thiên - điểm nhấn quan trọng trong quần thể khu di tích, cũng do Công ty Cổ phần Đầu tư Lạc Hồng là chủ đầu tư. 

Du khách có thể thể ngắm khuôn viên công viên trung tâm thị trấn Tam Đảo từ quán Rock Café Tam Đảo, quán Gió Tam Đảo,...(Ảnh: Lachong.vn)

Du khách có thể thể ngắm khuôn viên công viên trung tâm thị trấn Tam Đảo từ quán Rock Café Tam Đảo, quán Gió Tam Đảo,...(Ảnh: Lachong.vn)

Một địa danh khác mà du khách không thể không đặt chân đến đó là Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên. Đây là một trong ba thiền viện lớn nhất cả nước. Thiền viện nằm trên quả đồi rộng 4,5 ha, cao 300 m so với mực nước biển. Phía trước là cánh đồng rộng, phía sau là rừng thông u tịch. Thiền viện Trúc lâm Tây Thiên là nơi chứa đựng vẻ đẹp của văn hoá tâm linh kết hợp với nét hài hoà của phong cảnh trữ tình mà thiên nhiên ban tặng.

Ngoài những địa danh du lịch hấp dẫn, vùng đất Tam Đảo còn có một điểm giải trí, nghỉ dưỡng khác đó là sân Golf Tam Đảo. Chủ đầu tư dự án sân Golf Tam Đảo là Công ty Cổ phần đầu tư Tam Đảo, gồm 3 cổ đông chính là Tổng Công ty phát triển Nhà và đô thị (HUD), Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội và Công ty Cổ phần Trường Tiến.

 

Ngoài thưởng ngoạn vẻ đẹp kỳ bí ở Khu du lịch Tam Đảo, du khách có thể dừng chân ở các điểm du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí khác như Khu danh thắng Tây Thiên, sân Golf Tam Đảo...(Ảnh nguồn internet)

Ngoài thưởng ngoạn vẻ đẹp kỳ bí ở Khu du lịch Tam Đảo, du khách có thể dừng chân ở các điểm du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí khác như Khu danh thắng Tây Thiên, sân Golf Tam Đảo...(Ảnh nguồn internet)

Sân Golf Tam Đảo được coi là một trong những sân golf sớm nhất miền Bắc. Sân golf này được quảng bá có diện tích 160ha, nằm trên địa phận 3 xã Hợp Châu, Hồ Sơn và Minh Quang (huyện Tam Đảo). Đây là địa điểm giải trí, nghỉ dưỡng lý tưởng của các “đại gia”.

Theo thống kê, hàng năm Tam Đảo đón hàng trăm triệu khách du lịch trong nước và quốc tế về đây du lịch, nghỉ dưỡng. Các dự án đầu tư vào Khu du lịch Tam Đảo và các địa điểm du lịch khác trên địa bàn, đang được đầu tư một cách bài bản, chi tiết, quy mô và chất lượng theo quy hoạch được duyệt.

Với sự mạnh dạn của các nhà đầu tư, những dự án đó sẽ góp phần thay đổi hình ảnh du lịch Tam Đảo, phục vụ nhu cầu đa dạng của du khách, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tam Đảo nói riêng và của tỉnh Vĩnh Phúc nói chung.

Tam Đảo - mảnh đất giàu tiềm năng du lịch!

Theo Quyết định 2163/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ, về Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Khu du lịch Quốc gia Tam Đảo có đặc trưng là “Du lịch nghỉ dưỡng núi, nghỉ cuối tuần, sinh thái, hội nghị, hội thảo”.

  

Theo Nguyễn Ngọc/Reatimes.vn 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nhà đầu tư Mỹ nhắm mua 20% cổ phần FLC

DNTH: Theo lãnh đạo FLC, tập đoàn mới tiếp đón một phái đoàn công tác, đại diện nhiều quỹ đầu tư của Mỹ. Trong đó, có đơn vị mong muốn được đầu tư 20% cổ phần ở FLC.

Hứa hẹn hấp dẫn Tuần lễ hoa dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024

DNTH: UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành kế hoạch tổ chức Tuần lễ hoa dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024. Đây là một trong những hoạt động lớn của tỉnh nhằm chào mừng các sự kiện chính trị của đất nước và tỉnh năm 2024.

Hội nghị phát triển môn Quần vợt và Pickleball khu vực miền Trung – Tây Nguyên

DNTH: Chiều 18/10, tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai), Liên đoàn Quần vợt Việt Nam (VTF) phối hợp với Liên đoàn Quần vợt Gia Lai và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Gia Lai tổ chức Hội nghị phát triển môn Quần vợt và Pickleball khu vực Miền Trung...

Lễ Bế mạc và trao thưởng giải bóng đá “Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp” lần thứ VI – năm 2024 thành công...

DNTH: Sáng ngày 6/10, tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao quận Hoàng Mai (số 5 đường Linh Đường, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội đã diễn ra lễ Bế mạc và trao thưởng giải bóng đá “Báo chí đồng hành cùng doanh...

FC Ba Vì giành huy chương Đồng

DNTH: Tiếng còi chung cuộc của trận đấu tranh huy chương đồng cất lên, FC Ba Vì là cái tên được nhắc đến. Họ là nhà vô địch trong lòng người hâm mộ quê nhà và là đội đoạt huy chương đồng của giải bóng đá báo chí đồng hành...

Trao hàng trăm suất quà “đồng hành cùng em đến trường” tại huyện Đức Cơ

DNTH: Đường đến trường của nhiều học sinh nghèo người dân tộc thiểu số ở xã đặc biệt khó khăn trở nên gần hơn, nhờ chương trình “Đồng hành cùng em đến trường”.

XEM THÊM TIN