Tăng cường kết nối tiêu thụ vải thiều sớm Tân Yên 

12:55 | 25/05/2022

DNTH: Vài ngày nữa, vải thiều sớm ở huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang sẽ bước vào vụ thu hoạch. Hiện tại, huyện Tân Yên đang tập trung tăng cường kết nối tiêu thụ vải thiều sớm để vải thiều rộng đường vào các thị trường mang lại giá trị cao.

ảnh 1 đại diện
Huyện Tân Yên tích cực quảng bá, kết nối tiêu thụ vải thiều sớm.

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Yên ông Ngô Quốc Hưng cho biết, năm 2021, vải thiều sớm Tân Yên đã có mặt tại thị trường khó tính như Nhật Bản, Hoa Kỳ và các nước EU. Năm nay, tổng diện tích sản xuất vải thiều của huyện là 1.340 ha, sản lượng đạt khoảng 16.500 tấn; trong đó, vải sớm là 1.170 ha, sản lượng đạt 14.500 tấn, vải muộn là 2.000 tấn.

Diện tích vải sản xuất đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trên 880 ha; trong đó, diện tích vải đạt tiêu chuẩn sản xuất VietGAP, GlobalGAP là 350 ha. Dự kiến thời gian bắt đầu thu hoạch trà vải sớm từ ngày 25/5, thời gian thu hoạch tập trung từ 1/6 đến ngày 10/6.

Tiếp nối những thành công của niên vụ vải thiều năm 2021, năm nay, tỉnh Bắc Giang tiếp tục chỉ đạo các địa phương chú trọng mở rộng diện tích sản xuất vải thiều chất lượng cao; lấy chất lượng quả vải làm tiêu chí sản xuất, tiến tới tiêu thụ bền vững.

Để nâng cao chất lượng quả vải nói chung và vải sớm nói riêng, thời gian qua huyện Tân Yên đã tập trung chỉ đạo, hướng dẫn sản xuất vải thiều đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Mở rộng diện tích cấp mã số vùng trồng đối với các thị trường xuất khẩu như: Nhật, EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc... và chuẩn hóa mẫu mã, bao bì sản phẩm, truy xuất nguồn gốc.

ảnh 2...
Vải thiều sớm Tân Yên được trồng và chăm sóc đảm bảo chất lượng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Mỹ, EU, Úc…

Cụ thể, đối với thị trường Trung Quốc, huyện tập trung hướng dẫn các hộ sản xuất tuân thủ các quy định về mã số vùng trồng đã được cấp tại xã Phúc Hòa với diện tích 600 ha. Cùng đó, rà soát, hướng dẫn thực hiện các quy định về xuất khẩu đối với 3 mã số vùng trồng vải xuất khẩu với tổng diện tích 200 ha tại các xã Liên Sơn (80 ha), Hợp Đức (70 ha), thị trấn Cao Thượng (50 ha). Đồng thời duy trì 2 mã số vùng trồng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, EU quy mô 15 ha và 1 mã đề nghị cấp mới với quy mô 11 ha tại thôn Thái Hòa, xã Phúc Hòa

Nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất có thể cho việc tiêu thụ vải thiều, huyện Tân Yên đã chủ động phối hợp các đơn vị liên quan nắm tình hình sản xuất, thị trường tiêu thụ vải trong và ngoài nước. Cùng đó, tổ chức hội nghị mời doanh nghiệp vào địa bàn để ký hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Đến nay, đã có một số doanh nghiệp ký kết tiêu thụ vải xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.

Điển hình như Công ty Việt Pháp ký hợp đồng tiêu thụ 40 tấn vải đi thị trường châu Âu; Công ty Fusa ký hợp đồng xuất khẩu 10 tấn vải sang thị trường EU. Các công ty khác như: Toàn Cầu, Amei và một số doanh nghiệp, hợp tác xã có kế hoạch thu mua, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Campuchia, Nga, và tiêu thụ qua hệ thống siêu thị, chợ đầu mối trong nước.

ảnh 3 (2)
Các doanh nghiệp, hợp tác xã ký kết biên bản về việc tiêu thụ vải thiều sớm Tân Yên.

Mới đây nhất, UBND tỉnh Bắc Giang đã ký các biên bản ghi nhớ với đối tác tại Hoa Kỳ về hợp tác xúc tiến tiêu thụ vải thiều và các sản phẩm chủ lực, đặc trưng khác của tỉnh Bắc Giang tại thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2022 - 2025. Qua lần này, thương hiệu vải thiều Bắc Giang nói chung và vải thiều sớm Tân Yên nói riêng sẽ có mặt sâu rộng hơn trong thị trường của Hoa Kỳ. Cùng với đó, UBND tỉnh Bắc Giang cũng đã làm việc với Tham tán Công sứ phụ trách kinh tế - thương mại, Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam và làm việc với UBND tỉnh Lạng Sơn cùng các cơ quan chức năng cửa khẩu biên giới với Trung Quốc đề nghị tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động thông quan, xuất khẩu vải thiều năm 2022 sang thị trường Trung Quốc.

Bên cạnh đó, huyện cũng tập trung đa dạng hóa thị trường cả trên các kênh truyền thống và các sàn thương mại điện tử; khuyến khích người dân tham gia tiêu thụ trên nền tảng online, mạng xã hội. Ở thời điểm chỉ còn vài ngày nữa là thu hoạch, huyện Tân Yên còn đang gấp rút chỉ đạo các cơ quan chức năng, các xã, thị trấn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất hỗ trợ người trồng vải, doanh nghiệp, thương nhân trong và ngoài nước trong công tác thu hoạch, chế biến và tiêu thụ vải thiều.

Thời gian tới, để giữ vững thương hiệu “vùng vải sạch, an toàn dịch bệnh, không bị tác động COVID - 19" với chất lượng vượt trội, mở rộng thị trường trong và ngoài nước, huyện cần tiếp tục hướng dẫn bà con vùng trồng vải thực hiện đúng quy trình sản xuất, đảm bảo chất lượng tốt nhất và an toàn không Covid - 19 từ khâu sản xuất, thu mua, lưu thông, tiêu thụ; chủ động trong khâu kết nối, xúc tiến tiêu thụ, đa dạng hóa thị trường. Cung cấp các dịch vụ hậu cần tốt nhất như: nguồn vốn, nguồn điện, thùng xốp, đá cây, vệ sinh môi trường, chuẩn bị kho, bãi tập kết phương tiện vận tải, các điểm cân, mua vải thiều tập trung, công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông và các dịch vụ khác...

Đồng thời các doanh nghiệp, hợp tác xã, nhóm hộ sản xuất cần tích cực kết nối, khảo sát, ký kế hợp đồng liên kết với các doanh nghiệp, thương nhân kinh doanh để đảm bảo đầu ra cho vải thiều sớm. Trong trường hợp gặp khó khăn, vướng mắc cần nhanh chóng kiến nghị để được tháo gỡ, giải quyết kịp thời.

Ngoài ra, tỉnh Bắc Giang và huyện Tân Yên cũng đang đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền, quảng bá nhằm góp phần đưa thương hiệu vải thiều sớm Tân Yên nói riêng và vải thiều Bắc Giang nói chung ngày càng được nâng tầm và biết đến rộng rãi, góp phần mở rộng thị trường, nâng cao giá trị sản xuất cho người trồng vải trên địa bàn huyện Tân Yên và toàn tỉnh Bắc Giang./.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Câu chuyện lúa gạo

DNTH: Trái với không khí hồ hởi năm 2024 khi giá lúa tăng kỷ lục, vượt qua nhiều quốc gia xuất khẩu truyền thống, là nỗi buồn ngay từ đầu năm mới.

Khoai tây vụ đông - phận 'con rơi'

DNTH: Tại sao miền Bắc có hàng trăm ngàn ha đất bỏ không trong vụ đông mà diện tích trồng khoai tây chế biến lại khó mở rộng dù nhu cầu nhà máy rất lớn?

Giá điều tăng nhưng năng suất giảm

DNTH: Vụ điều năm nay ở Bà Rịa - Vũng Tàu bị chậm vụ so với mọi năm do bất lợi của thời tiết, hiện bà con chưa có điều để thu hoạch.

Xuất khẩu thuỷ sản "vượt sóng"

DNTH: Dù ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng 2 tháng đầu năm, song nhiều mặt hàng chủ lực của xuất khẩu thuỷ sản đối diện nhiều thách thức về thị trường năm 2025.

Cung ứng vốn cho sản xuất, thu mua tạm trữ và xuất khẩu gạo

DNTH: Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có công văn đề nghị các ngân hàng thương mại (NHTM) cung ứng vốn tín dụng phục vụ sản xuất, chế biến, thu mua tạm trữ và xuất khẩu gạo khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Nông sản Việt đối diện với bài toán chất lượng

DNTH: Dù thu về hàng chục tỷ USD xuất khẩu mỗi năm, song nông sản Việt vẫn đối diện với hàng loạt cảnh báo từ đối tác nhập khẩu. Thực trạng này đòi hỏi các hiệp hội, ngành hàng, doanh nghiệp phải nghiêm túc khắc phục nhằm xây...

XEM THÊM TIN