Thứ ba, 21/03/2023, 18:14

tapchidoanhnghiepvathuonghieu@gmail.com

024.6657.6928 / 0988.009.916

© Chỉ được phát hành lại thông tin khi có sự đồng ý bằng văn bản của
Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn

Góc nhìn doanh nghiệp - doanh nhân Chính sách mới

Tăng lương cơ sở lên 1,6 triệu đồng từ ngày 1/7/2020

Chiều 12/11, Quốc hội đã thông qua đề xuất của Chính phủ, tăng lương cơ sở từ ngày 1/7/2020, mức tăng 110.000 đồng nâng mức lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,6 triệu đồng/tháng.

Kết quả biểu quyết dự toán ngân sách nhà nước năm 2020

Kết quả biểu quyết 

Tiếp tục kỳ họp thứ 8, chiều 12/11, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2020. Theo nghị quyết, tổng số thu ngân sách nhà nước là 1.512,3 nghìn tỷ, tổng chi là 1.747,1 nghìn tỷ đồng. Mức bội chi ngân sách nhà nước là 234,8 nghìn tỷ đồng tương đương 3,44% GDP.

Quốc hội cũng đồng ý tổng mức vay của ngân sách nhà nước là 488, 921.352 nghìn tỷ đồng trong năm sau.

Với việc thông qua nghị quyết này, Quốc hội giao Chính phủ thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,6 triệu đồng/tháng, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng theo quy định (đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm) và trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng tăng bằng mức tăng lương cơ sở, thời điểm thực hiện từ ngày 1/7/2020.

Mức tăng này được đánh giá là cao nhất trong khoảng 8 năm trở lại đây. Năm 2020 là năm cuối cùng tồn tại mức lương cơ sở. Theo đó, khi lương cơ sở tăng, mức lương thực tế và một số khoản phụ cấp của cán bộ, công chức, viên chức cũng sẽ được tăng lên tương ứng.

Đồng thời, tiếp tục thực hiện các quy định hiện hành về chính sách tạo nguồn cải cách tiền lương kết hợp triệt để tiết kiệm chi gắn với sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao mức độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

Từ năm 2019 dành 40% tăng thu thực hiện của ngân sách TƯ và 70% tăng thu thực hiện so với dự toán của ngân sách địa phương để tạo nguồn cải cách tiền lương trong năm 2020 và tích lũy cho giai đoạn 2021-2025.

Quốc hội cũng giao Chính phủ, loại trừ thêm một số khoản thu gắn với nhiệm vụ chi cụ thể khi xác định số tăng thu ngân sách địa phương thực hiện năm 2019 và dự toán năm 2020 để tính nguồn cải cách tiền lương.

Quốc hội cũng lưu ý, Chính phủ điều hành chi ngân sách nhà nước theo dự toán được giao. Tiết kiệm triệt để các khoản chi thường xuyên; chống lãng phí; giảm mạnh kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, khánh tiết, đi nghiên cứu, khảo sát nước ngoài.

Đồng thời, bố trí kinh phí mua sắm trang thiết bị chặt chẽ, đúng quy định; không bố trí dự toán chi cho các chính sách chưa ban hành; chỉ ban hành chính sách làm tăng chi ngân sách nhà nước khi thật sự cần thiết và có nguồn bảo đảm.

Theo THCL

https://thuonghieucongluan.com.vn/tang-luong-co-so-len-1-6-trieu-dong-tu-ngay-1-7-2020-a83409.html

Cùng chuyên mục

Quy định từ tháng 8/2019: Cách chức lãnh đạo bố trí người thân làm kế toán, thủ quỹ

Quy định từ tháng 8/2019: Cách chức lãnh đạo bố trí người thân làm...

Theo Nghị định 59/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống tham nhũng 2018, từ 15/8/2019 sẽ cách chức đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có hành vi bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho... mà đã bị xử lý bằng hình thức cảnh cáo.
Ý tưởng chia sẻ điều hòa ở Trung Quốc

Ý tưởng chia sẻ điều hòa ở Trung Quốc

Người dùng sẽ thuê điều hòa không khí từ các công ty và trả phí sử dụng dựa trên nhu cầu thực tế trong thời gian ngắn.
Quy định mới về quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan

Quy định mới về quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan

Thông tư số 81/2019/TT-BTC (Thông tư 81) quy định quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan có nhiều điểm mới, tạo sự minh bạch trong đánh giá tuân thủ người khai hải quan, bình đẳng trong tạo thuận lợi cho doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK)...
Cho phép thực hiện một số cơ chế, chính sách trong lĩnh vực y tế để phòng, chống dịch Covid

Cho phép thực hiện một số cơ chế, chính sách trong lĩnh vực y tế để...

DNTH: Chính phủ ban hành Nghị định số 29/2022/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Nghị quyết số 12/2021/UBTVQH15 ngày 30/12/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc cho phép thực hiện một số cơ chế, chính sách trong lĩnh vực y tế để phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid - 19.
Cơ chế hỗ trợ ngân sách địa phương trong phòng, chống COVID-19

Cơ chế hỗ trợ ngân sách địa phương trong phòng, chống COVID-19

DNTH: Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành quyết định về nguyên tắc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương trong phòng, chống dịch COVID-19.
An ninh mạng trong thời đại thương mại điện tử

An ninh mạng trong thời đại thương mại điện tử

Trong bài nghiên cứu đăng trên trang web của Viện Chính sách công và các vấn đề toàn cầu của Canada, tác giả Goran Samuel Pesic-chuyên gia về các vấn đề chính trị, kinh tế, quốc phòng và an ninh-chỉ ra rằng, hiện nay tội phạm mạng đang phát triển theo cấp số nhân, nhanh tới mức các cơ quan chức năng của Canada khó có thể triển khai các biện pháp đối phó.
Mua bán nhà đất không được dùng tiền mặt

Mua bán nhà đất không được dùng tiền mặt

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Ngân hàng Nhà nước trong năm 2019 là phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu, công khai chi tiết danh mục các giao dịch bắt buộc qua ngân hàng, trong đó có giao dịch bất động sản
Sửa đổi, bổ sung một số quy định về thương mại điện tử

Sửa đổi, bổ sung một số quy định về thương mại điện tử

DNTH: Chính phủ đã ban hành Nghị định số 85/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về thương mại điện tử.