Tăng trần 13 phiên liên tiếp, cổ phiếu FIR có đang bị “làm giá”?

10:30 | 06/11/2018

DNTH: DN&TH; Bất chấp thị trường chứng khoán lao dốc, chỉ trong vòng nửa tháng cổ phiếu FIR của “bé hạt tiêu” First Real đã tăng tới 186% so với giá chào sàn. Điều gì đang xảy ra với giá FIR và sức khoẻ” tài chính của doanh nghiệp này ra sao?

Dự án Khu biệt thự sinh thái Bảo Ninh Sunrise, Quảng Bình của First Real

 

Cổ phiếu FIR tăng “phi mã” 

Ngày 18/10, CTCP Địa ốc First Real (mã: FIR) đã niêm yết 13 triệu cổ phiếu FIR trên Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM (HoSE) với giá chào sàn là 12.000 đồng/CP. Ngay phiên chào sàn, FIR đã tăng hết biên độ 20% lên kịch trần giá 14.400 đồng/CP.

Từ đó đến nay, FIR gây chú ý khi tăng trần 13/15 phiên liên tục với mỗi phiên tăng trung bình 6.9%. Hiện FIR đã chạm giá 34.400 đồng/CP vào phiên 6/11/2018, tức tăng tới 186% so với giá chào sàn.

Mặc dù giá tăng trần liên tục song thanh khoản cổ phiếu FIR rất thấp, chỉ từ vài trăm cổ phiếu đến cao nhất là 34.400 đơn vị trong phiên 6/11/2018. Các lệnh chất mua giá trần cũng xuất hiện từ sớm ngay khi mở cửa thị trường và nhanh chóng “trắng” bên bán.

Hiện tượng cổ phiếu mới niêm yết trên sàn HoSE và liên tục tăng kịch trần hàng chục phiên liên tục là khá hiếm. Đến thời điểm này First Real vẫn chưa có bất cứ thông tin giải trình về biến động giá cổ phiếu FIR tăng tới 186%? Nhất là trong bối cảnh thị trường chứng khoán lao dốc mạnh, “bốc hơi” tới 130 điểm, hàng loạt cổ phiếu giảm điểm, thậm chí “lau sàn”… cùng với kết quả kinh doanh quý 3 của nhiều doanh nghiệp ảm đạm. Cổ phiếu FIR vẫn tăng trần bất chấp đang là điều rất khó hiểu đối với nhà đầu tư.

 

Điều gì khiến cổ phiếu FIR tăng bất chấp đi ngược lại xu hướng ảm đạm của thị trường chứng khoán?

Ngày 29/10, First Real đã công bố báo cáo tài chính cho 9 tháng đầu năm 2018 với kết quả kinh doanh tăng ấn tượng, được xem như động thái “giải trình” cho diễn biến giá cổ phiếu FIR tăng “phi mã” trên sàn.

Cụ thể, kỳ kế toán từ 30/9/2017 đến 30/9/2018, First Real ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 167,9 tỷ đồng, tăng gấp 2,76 lần. Lợi nhuận gộp đạt 89,6 tỷ đồng, gấp 3,55 lần.

Do chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh gấp 10 lần, nên lợi nhuận thuần từ kinh doanh của FIR ghi nhận hơn 36 tỷ đồng. Các khoản thu nhập khác đạt 68,4 tỷ đồng.

Nhờ đó, lợi nhuận trước thuế và sau thuế lần lượt là 98 tỷ đồng và 78,4 tỷ đồng, tăng gấp gần 5 lần so với năm trước.

Lãi cơ bản trên cổ phiếu tăng từ 2.316 đồng/CP lên mức cao kỷ lục 11.495 đồng/CP.

Mặc dù kinh doanh khởi sắc nhưng lưu chuyển dòng tiền của First Real đã bị âm lớn. Trong đó, lưu chuyển tiền thuần từ kinh doanh bị 74,7 tỷ đồng khi khi cùng kỳ năm trước chỉ ầm 19,7 tỷ đồng). Tính chung lưu chuyển tiền thuần của công ty đã bị âm gần 50 tỷ đồng. Điều này đang phản ánh khả năng cân đối dòng tiền kinh doanh của First Real gặp khó tại thời điểm chốt báo cáo tài chính định kỳ.

Tại ngày 30/9/2018, tổng tài sản công ty FIR tăng gấp đôi lên 530 tỷ đồng, chủ yếu là các tài sản ngắn hạn (đa phần là các Khoản phải thu khách hàng 458 tỷ đồng). Trong khi tổng nợ phải trả lên tới 303,7 tỷ đồng, tăng gấp 3,1 lần so với thời điểm 1/10/2017 và chủ yếu là nợ ngắn hạn chiếm 99,6%.

 Giá cổ phiếu có “đắt đỏ”?

Thị trường vẫn đang theo dõi diễn biến giá cổ phiếu FIR trên sàn khi đồ thị giá đã tạo hình dốc cao. Câu hỏi được quan tâm là giá cổ phiếu FIR liệu có hấp dẫn để các lệnh mua giá trần xuất hiện trên bảng điện tử hàng chục phiên vừa qua?

Về định giá cổ phiếu FIR trước khi niêm yết, trong Bản cách bạch First Real cho biết, nếu tính theo phương pháp giá trị sổ sách thì giá cổ phiếu FIR tại thời điểm 30/6/2018 là 15.870 đồng/CP.

Còn theo phương pháp so sánh P/B, giá trị cổ phiếu FIR vào khoảng 14.466 đồng/CP và theo phương pháp P/E là 17.000 đồng/CP.

Tính bình quân 3 phương pháp, giá cổ phiếu FIR trung bình là 15.733 đồng/CP nên công ty đã chọn giá giao dịch đầu tiên khi lên sàn là 12.000 đồng/CP.

Nếu tính theo phương pháp Book Value tại thời điểm 30/9/2018, giá cổ phiếu FIR cũng chỉ ở mức 17.398 đồng/CP.

Có thể thấy, thị giá FIR sau hàng chục phiên tăng trần đạt 34.400 đồng/CP, cao gấp 2-3 lần giá trị định giá cổ phiếu này trên sổ sách. Điều này tiềm ẩn rủi ro lớn cho nhà đầu tư khi giao dịch cổ phiếu mới lên sàn ở mức giá quá “ảo” so với giá trị định giá.

Ghi nhận thực tế từ một vào cổ phiếu niêm yết từng gây “bão” trên sàn khi tăng trần liên tục, tổng mức tăng 100-400%... đã hút mạnh dòng tiền đầu cơ lướt sóng. Đơn cử, cổ phiếu ART tăng một mạch từ 5.000 đồng/CP lên 41.800 đồng/CP, tức tăng gấp 8,36 lần. Song sau đó ART liên tục “đổ đèo” giảm sâu và hiện chỉ còn 4.600 đồng/CP. Qúa trình cổ phiếu lao dốc đã “đốt” cháy tài khoản của không ít nhà đầu tư.

Hay cổ phiếu BBT khi quay trở lại sàn với giá khởi điểm 3.200 đồng/CP đã phi mạnh lên mức 17.500 đồng/CP…

Giới đầu tư cũng đang đồn đoán về bàn tay của “đội lái” bí ẩn nào đó đã đẩy giá cổ phiếu mới niêm yết tăng mạnh, lôi cuốn dòng tiền đầu cơ để phục vụ cho các game phát hành cổ phiếu tăng vốn sau đó.

BOX:

Được biết, First Real là công ty chuyên môi giới bất động sản có trụ sở tại TP Đà Nẵng, được thành lập vào tháng 9/2014. Sau 4 năm hoạt động, từ vốn điều lệ ban đầu chỉ vỏn vẹn 2 tỷ đồng, cho đến nay công ty đã tăng vốn lên mức 130 tỷ đồng, tương ứng 13 triệu cổ phiếu lưu hành. Theo kế hoạch, First Real cũng sẽ tăng vốn lên 300 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu nhằm thu hút vốn đầu tư cho hai dự án bất động sản.

Xét cơ cấu cổ đông, theo Bản cáo bạch niêm yết, tại thời điểm 29/8/2018, First Real có 2 cổ đông lớn sở hữu trên 5% vốn điều lệ gồm ông Nguyễn Hào Hiệp, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc công ty đang nắm 4.690.273 cổ phần, chiếm tỷ lệ 36,08%, ông Nguyễn Anh Tuấn, thành viên HĐQT nắm 780.000 cổ phiếu, chiếm 6%.

Hai lãnh đạo này hiện sở hữu tổng cộng 42,08% vốn điều lệ First Real.

 

Thu Hằng

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài

Theo bà Nguyễn Thị Vân Khanh, Giám đốc cấp cao thị trường vốn JLL Việt Nam, nhiều nhà đầu tư (NĐT) châu Á vẫn tìm hiểu dự án BĐS có pháp lý sạch, quỹ đất sạch, trong đó quan sát và tìm kiếm các dự án có dấu hiệu giảm giá.

M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch

Trải qua 2 làn sóng Covid-19, thị trường bất động sản phía Nam chứng kiến loạt thương vụ mua bán - sáp nhập (M&A) “đình đám” với sự góp mặt của nhiều “ông lớn” trong và ngoài nước.

Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu

Thị trường ô tô đang bước vào tháng thấp điểm nhất trong năm - tháng ngâu, dù các hãng và đại lý đang tìm mọi cách đẩy hàng thông qua chính sách giảm giá, khuyến mãi...

Bất động sản Long An chờ đòn bẩy phát triển

Là cầu nối giữa TP.HCM với các tỉnh miền Tây, có 3 mặt giáp TP.HCM, thị trường bất động sản Long An liên tục đón nhận dự án mới. Thế nhưng giới phân tích cho rằng bất động sản Long An vẫn đang thiếu đòn bẩy là hạ tầng giao...

GS. Đặng Hùng Võ: 'Bất động sản vùng ven Hà Nội khá khởi sắc'

Thị trường bất động sản vùng ven Hà Nội thời gian qua phát triển khá sôi động với nhiều dự án lớn gắn với những tên tuổi lớn trong lĩnh vực bất động sản. Xung quanh vấn đề này, Nhadautu.vn đã có cuộc trao đổi với GS. Đặng...

Xe máy ế ẩm, doanh số giảm phân nửa

Tình hình thị trường xe máy trong tháng 7 âm lịch ế ẩm là chuyện bình thường. Nhưng năm nay lại dính thêm dịch bệnh nên người dân cũng mua xe ít hơn hẳn.

XEM THÊM TIN