Tạp chí Forbes: con đường nào cho smartphone “made in Viet Nam”?

15:07 | 19/11/2019

DNTH: Mới đây, tạp chí nổi tiếng Forbes đã có bài viết phân tích bức tranh thị trường điện thoại thông minh tại Việt Nam và tương lai của các sản phẩm smartphone “Made in Viet Nam”.

Điện thoại Việt vẫn đang long đong tìm một chỗ đứng ngay tại chính thị trường quê nhà. Ảnh: Forbes

Điện thoại Việt vẫn đang long đong tìm một chỗ đứng ngay tại chính thị trường quê nhà. Ảnh: Forbes

Ngoài Trung Quốc, Việt Nam là một trong những “công xưởng" sản xuất điện thoại thông minh lớn trên của thế giới. “Gã khổng lồ công nghệ” Samsung đã đầu tư 17,3 tỷ USD vào các nhà máy của mình tại Việt Nam. Việc các sinh viên tốt nghiệp đại học làm việc cho các công ty công nghệ nước ngoài cũng giúp Việt Nam có thêm nhiều kiến thức về công nghệ sản xuất điện thoại thông minh.

Một số công ty công nghệ Việt Nam đã cho ra đời sản phẩm smartphone của riêng mình, chủ yếu là các mẫu điện thoại giá rẻ chạy HĐH Android. QPhone và BPhone là một trong những sản phẩm đầu tiên. Hiện tại, một công ty con của tập đoàn Vingroup có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh cũng đang bán một số điện thoại mang thương hiệu Vsmart với giá khoảng hơn 2 triệu đồng.

Tuy nhiên, số phận của Vsmart dường như cũng không khá khẩm hơn so với các sản phẩm điện thoại thông minh “made in Viet Nam” QPhone và BPhone trước đó. Lý do là với cùng mức giá này, người dùng Việt Nam có thể sở hữu những mẫu smartphone đến từ thương hiệu nổi tiếng nước ngoài.

Maxfield Brown, một cộng tác viên cao cấp của công ty tư vấn kinh doanh Dezan Shira & Associates tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết người dùng tại Việt Nam có xu hướng thích dùng các sản phẩm smartphone quốc tế hơn.

Bkav Corp là công ty công nghệ Việt Nam đầu tiên phát triển và đưa ra thị trường mẫu smartphone “made in Viet Nam”. Các mẫu Bphone và Bphone 2 của hãng bị đánh giá chất lượng kém. Công ty đã bán ra 12.000 chiếc trên thị trường. Ông Nguyễn Tử Quảng, CEO của Bkav Corp đã thừa nhận sự thua lỗ của công ty khi “lấn sân” sang mảng sản xuất điện thoại thông minh, tham vọng trở thành “Apple hay Samsung của Việt Nam” của hãng thất bại.

Điện thoại Việt vẫn đang long đong tìm một chỗ đứng ngay tại chính thị trường quê nhà. Ảnh:Thegioididong

Bphone của Bkav Corp bị đánh giá "nhàm chán". Ảnh:Thegioididong

Bphone 3 giá 7,2 triệu đồng được các chuyên gia khen ngợi về tốc độ xử lý và khả năng chống nước. Chiếc smartphone này đã được phát hành vào năm ngoái. Tuy nhiên, tại những cửa hãng di động trong khu vực sầm uất của trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, không hề thấy sự xuất hiện của điện thoại thương hiệu Bphone.


Ngoài Bkav Corp, Masstel và Mobiistar cũng lần lượt ra mắt điện thoại thông minh. Tuy nhiên, những chiếc smartphone này vẫn không đủ sức cạnh tranh với các thương hiệu đến từ nước ngoài như Oppo, Samsung và Sony, những dòng điện thoại này xuất hiện phổ biến trong các của hàng điện thoại tại trung tâm nhiều thành phố.

Điện thoại thông minh “made in Viet Nam” chiếm không quá 1% tổng số điện thoại được bán tại Việt Nam trong quý gần đây nhất. Đứng đầu thị trường smartphone của Việt Nam là Samsung với 42,8% thị phần, tiếp theo là Oppo với 23,2% và Xiaomi là 6,5%, một nhà phân tích tại công ty nghiên cứu công nghệ IDC cho biết.

Ảnh: Vietnamnet

Điện thoại thông minh Vsmart. Ảnh: Vietnamnet

VinSmart, công ty con của tập đoàn Vingroup đặt mục tiêu sẽ xoay chuyển tình hình này. Kể từ năm 2017, hãng đã bán được khoảng 300.000 điện thoại thông minh Vsmart trên 5.200 cửa hàng. Nhà máy hiện tại của công ty có thể sản xuất được 25 triệu chiếc mỗi năm. Vinsmart cũng đang cho xây dựng một nhà máy khác có khả năng tạo ra năng suất lên tới 100 triệu chiếc.


Vào tháng 7, Vsmart đã ký một thỏa thuận với BQ của Tây Ban Nha để bắt đầu bán bốn mẫu điện thoại thông minh dưới thương hiệu Vsmart vào tháng 12 tại quốc gia này, theo báo cáo của Vietnam Investment Review. “Chất lượng là ưu tiên hàng đầu”, văn phòng IR của Vingroup cho biết. Vsmart đang thực hiện chiến lược đa dạng hóa nhiều dòng sản phẩm ở các phân khúc thị trường khác nhau và tập trung vào chất lượng sản phẩm.

Tập đoàn Vingroup, do tỷ phú giàu nhất Việt Nam Phạm Nhật Vượng đứng đầu đã công bố doanh thu năm 2018 là 122 nghìn tỷ đồng (5,26 tỷ USD) và lợi nhuận đạt 6,2 nghìn tỷ đồng.

Ông Mike Lynch, CEO của công ty môi giới SSI tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết các thiết kế của Vsmart có hơi hướng giống các mẫu điện thoại do Trung Quốc sản xuất, đó là lý do tại sao ông không thích dùng điện thoại do Việt Nam sản xuất.

Xu hướng sính đồ ngoại trong mảng điện thoại thông minh đang là một trong những rào cản đối với những sản phẩm smartphone “made in Viet Nam”. Đặc điểm này có nét tương đồng với Trung Quốc khoảng hai thập kỷ trước. Khi thu nhập tăng lên, người Trung Quốc có xu hướng chuộm các thực phẩm, rượu vang và thiết bị điện tử nước ngoài. Tuy nhiên, sau đó, họ đã quay lại sử dụng các thương hiệu trong nước như một cách thức thể hiện lòng yêu nước.

Người dùng Trung Quốc vẫn mua “hàng ngoại”, các sản phẩm mà họ cho rằng có chất lượng cao hơn và không phải hàng giả, theo báo cáo của Tạp chí Thương mại điện tử. Hiện tại, chất lượng của các sản phẩm Trung Quốc đã được cải thiện về chất lượng và đa dạng về mặt chủng loại, đặc biệt trong mảng thiết bị điện tử. Các nhà phát triển điện thoại thông minh Trung Quốc Huawei, Oppo và Xiaomi phần lớn bán sản phẩm cho thị trường nội địa.

Samsung và Oppo hiện đang dẫn đầu thị trường điện thoại thông minh tại Việt Nam. Ảnh: Didongthongminh

Samsung và Oppo hiện đang dẫn đầu thị trường điện thoại thông minh tại Việt Nam. Ảnh: Didongthongminh

Nhiều nhà phân tích lạc quan điều tương tự này sẽ xảy ra ở Việt Nam. Tuy vậy, ngoài "tình cảm quốc gia" của người dùng Việt, tự thân các sản phẩm điện thoại thông minh của Việt Nam cần phải có một “cuộc cách mạng” về chất lượng, mẫu mã cũng như giá cả nếu muốn cạnh tranh được với các thương hiệu “smartphone ngoại” ngay tại “địa bàn” của mình.


Các thương hiệu điện thoại thông minh nước ngoài luôn có những sản phẩm giá rẻ để giữ chân người dùng tại Việt Nam. Người mua smartphone hiện nay thường quan tâm đến thời lượng pin, máy ảnh, màn hình và tốc độ xử lý. Nếu thương hiệu nào vừa cung cấp một sản phẩm với giá cả phải chăng mà vẫn có chất lượng tốt thì người dùng chắc chắn sẽ tìm đến, theo phân tích cỉa IDC.

Theo Forbes

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Khỉ sống 6 tháng nhờ thận lợn chỉnh sửa gene

DNTH: Một nhóm nghiên cứu tại Trung Quốc đã đạt được bước đột phá lớn, với việc khiến một con khỉ có thể sống trong 6 tháng với quả thận lợn được chỉnh sửa gene.

Hệ thống Napas xử lý bình quân hơn 26 triệu giao dịch/ngày

Theo thông tin ngày 30/11 của Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (Napas), năm 2024, hệ thống Napas xử lý bình quân hơn 26 triệu giao dịch/ngày, tăng tương ứng 30,8% số lượng và 15,9% về giá trị giao dịch so với năm 2023.

Hạ tầng số và công nghệ mới tạo bước tiến cho Internet Việt Nam

DNTH: Sáng 27/11, Hội thảo, Triển lãm Ngày Internet 2024 (Internet Day 2024) với chủ đề “Bước tiến mới cho Internet Việt Nam (Bứt phá với DC, Cloud, 5G và AI)” đã khai mạc tại Hà Nội.

Các nhà khoa học Caribe biến rong biển gây hại thành nhiên liệu chạy xe

DNTH: Khi số lượng lớn tảo biển xâm lấn dạt vào bờ biển Caribe năm 2011, người dân địa phương đã vô cùng lúng túng.

Meey Group chia sẻ giải pháp công nghệ bất động sản thông minh

DNTH: Ngày 22/11, ông Hoàng Tuấn Anh, Giám đốc dự án Công ty Cổ phần Tập đoàn Meey Land (Meey Group) đã có bài thuyết trình ấn tượng tại Diễn đàn Chuyển đổi số Hải Phòng 2024, đề cập nhiều sản phẩm số ứng dụng AI trong lĩnh vực...

Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử

DNTH: Luật Năng lượng Nguyên tử (Luật số 18/2008/QH12) được Quốc hội Việt Nam khoá XII thông qua tại Kỳ họp thứ 3 ngày 3/6/2008 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2009.

XEM THÊM TIN