Taxi truyền thống kinh doanh kiểu Uber, Grab được không?

10:59 | 09/11/2017

DNTH: Theo chuyên gia, taxi truyền thống hoàn toàn có thể kinh doanh theo kiểu Uber, Grab nhưng sẽ gặp rất nhiều khó khăn về vốn, mô hình hoạt động và cả sự mạo hiểm.

 
  • Bộ Công Thương đang xem xét việc dán khẩu hiệu phản đối Uber, Grab

  • TP HCM: Taxi Vinasun dán bảng phản đối Uber, Grab

  •  
  • "Cuộc chiến" Grab, Uber ở Việt Nam

Câu chuyện hướng đi và bài toán tồn tại của taxi truyền thống tiếp tục nhận được nhiều sự quan tâm. Một số người đặt câu hỏi, tại sao taxi truyền thống không chuyển đổi mô hình để hoạt động giống như Uber, Grab, để cạnh tranh và lấy lại lòng tin từ người tiêu dùng.

Theo ông Trần Bằng Việt, nguyên Tổng giám đốc Tập đoàn Mai Linh, người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vận tải taxi, và đang điều hành một doanh nghiệp trong lĩnh vực tư vấn hỗ trợ chuyển hóa tổ chức và tăng cường năng lực cho các công ty nội địa hội nhập, chuẩn bị cho các giai đoạn tiếp theo, để làm được mô hình như Uber, Grab là điều có phần khó khăn với doanh nghiệp Việt.

Taxi truyền thống kinh doanh kiểu Uber, Grab được không? - Ảnh 1.

Ông Trần Bằng Việt, nguyên Tổng giám đốc Tập đoàn Mai Linh . Ảnh: NVCC.

Taxi lợi thế là hiểu thị trường Việt Nam

Ông Trần Bằng Việt nói rằng taxi hoàn toàn có thể chuyển đổi mô hình hoạt động giống như với Uber, Grab. Nghĩa là taxi chuyển mô hình, nhận khách thông qua ứng dụng trên địa điện thoại mà không thông qua tổng đài, không đón khách dọc đường…

Khi chuyển đổi mô hình, taxi có những lợi thế nhất định, đó là am hiểu tình hình thị trường, hiểu ngành giao thông Việt Nam, hiểu ngành taxi, hiểu cả tâm lý của người lao động, của khách hàng.

"Họ gần với thị trường và khách hàng hơn là những người chỉ làm ứng dụng, làm phần mềm. Rõ ràng taxi có lợi thế nhất định cần được khai thác", ông Việt nhấn mạnh.

Tuy nhiên, taxi phải đối mặt với một đối thủ rất lớn, có vị thế toàn cầu. Uber, Grab là ứng dụng toàn cầu, là thương hiệu lớn đang có mặt ở nhiều quốc gia. Một du khách khi cài ứng dụng có thể dùng được ở nhiều thành phố, ra nước ngoài cũng có thể dùng được.

Vinasun, Mai Linh trước và sau khi Uber, Grab đổ bộ Liên tục tố bị cạnh tranh không lành mạnh nhưng từ khi Uber, Grab xuất hiện, 2 "ông lớn" taxi truyền thống mới có những sự thay đổi rõ rệt về quy mô hoạt động kinh doanh.

Tuy nhiên, với các hãng taxi nội địa, khi khách hàng ở một thành phố nào đó, ứng dụng chỉ có thành phố đó sử dụng thôi. Hơn nữa, số lượng khách hàng sử dụng app của taxi rất ít.

Cộng đồng khách hàng không đủ lớn, không tạo ra lượng đủ để cạnh tranh với Uber, Grab. Do đó, tỷ trọng chi phí của việc ứng dụng app trên doanh thu rất cao, khiến bài toán kinh doanh là không hiệu quả.

Taxi truyền thống kinh doanh kiểu Uber, Grab được không? - Ảnh 2.

Bản thân các hãng taxi có dám mạo hiểm chuyển đổi mô hình hay không cũng là một điều đáng bàn. Ảnh: Hiếu Công.

Chi phí làm app không lớn, nhưng liệu có tiền để quảng cáo, khuyến mại?

Ông Việt cũng cho rằng bản thân các hãng taxi có dám mạo hiểm chuyển đổi mô hình hay không cũng là một điều đáng bàn. Bản thân các doanh nghiệp taxi đang sử dụng và khai thác trên lượng khách hàng hiện hữu, quen thuộc của mình.

Cụ thể, đó là những khách hàng qua tổng đài, khách hàng vẫy xe, khách hàng dùng thẻ quen thuộc. Taxi hiện không dám mạo hiểm để chuyển sang mô hình hoàn toàn dùng app. Chính các hãng taxi cũng đặt câu hỏi không biết khi chuyển sang hoàn toàn dùng app, mình còn giữ được lượng khách hàng hiện tại hay không?.

"Taxi không chắc chắn việc có được thêm khách hàng hay không mà lại đứng trước nguy cơ mất rất nhiều khách hàng. Họ không dám làm điều đó. Thế nên họ phải duy trì việc đi bằng 2 chân như hiện nay: Đó là vừa dùng app, vừa dùng cách truyền thống với tổng đài", ông Việt phân tích.

Taxi truyền thống kinh doanh kiểu Uber, Grab được không? - Ảnh 3.

 

Khi dùng song song 2 hệ thống, chi phí của các doanh nghiệp taxi đang tăng lên gấp đôi, thậm chí là gấp 3 lần. Điều này đang gây khó khăn không nhỏ.

Một điều quan trọng mà cựu CEO Mai Linh nhắc đến là việc khi có app như Uber, Grab, các doanh nghiệp taxi có thể vận hành tốt để làm hiệu quả được hay không. Ngoài ra, Uber, Grab dành ra rất nhiều chi phí marketing cho người dùng app. Thậm chí, hiện tại Uber, Grab vẫn nằm trong giai đoạn khuyến mại, lôi kéo người dùng, lôi kéo tài xế; Grab đang chi ra khoảng vài trăm triệu USD nhưng vẫn chưa có lợi nhuận.

"Chi phí làm app thì không lớn, nhưng chi phí quảng cáo, khuyến mại rất nhiều tiền. Hiện tại, Uber, Grab vẫn chưa có lợi nhuận cụ thể. Liệu một hãng trong nước có dám làm như vậy hay không? Chắc không ai dám làm chuyện này", ông Việt nhấn mạnh.

Taxi truyền thống kinh doanh kiểu Uber, Grab được không? - Ảnh 4.

Theo ông Trần Bằng Việt, chi phí làm app thì không lớn, nhưng chi phí quảng cáo, khuyến mại rất nhiều tiền là không dễ với sức của các doanh nghiệp trong nước. Ảnh: Quỳnh Trang

.

Tính lại quan hệ chủ hãng - tài xế

Khi được hỏi liệu việc chuyển đổi mô hình có gây khó khăn cho người lao động, bởi họ không còn được đóng bảo hiểm, không có công đoàn và các chế độ khác, ông Việt cho rằng đây hoàn toàn không là vấn đề quá lớn. Theo ông Việt, lái xe là nhân viên công ty taxi đang là mô hình phổ biến. Tuy nhiên, trong mô hình của Grab, Uber thì lái xe là chủ xe, đối tác. Grab, Uber chỉ là người cho thuê ứng dụng.

Như vậy, họ ký hợp đồng với nhau theo kiểu đối tác thì không có quyền lợi như trong một doanh nghiệp. Taxi khi chuyển mô hình thì không còn là quan hệ sử dụng lao động, không có người đi thuê và người làm thuê nữa.

"Khi chuyển đổi mô hình, quan hệ kinh tế bản chất vẫn dựa trên vấn đề hiệu quả. Nếu như ngày xưa anh làm thuê cho tôi, tôi trả lương cho anh hàng tháng, tôi đóng bảo hiểm xã hội cho anh. Như vậy ngày xưa anh làm ra 10 đồng thì chỉ hưởng 7 đồng, 3 đồng nộp về cho tôi.

Nhưng bây giờ, giờ tỷ lệ ăn chia theo hợp đồng đối tác. Tỷ lệ của anh sẽ cao hơn để tự đóng bảo hiểm xã hội cho mình. Có thể ngày trước được 7 đồng, giờ anh được 8-9 đồng. Tiền không tự nhiên rơi từ trên trời xuống để lo cái này cái kia cho anh. Anh có cái này, không thể có cái kia nữa", ông Việt phân tích.

Taxi truyền thống kinh doanh kiểu Uber, Grab được không? - Ảnh 5.

Ông Việt cho rằng taxi cần mạnh dạn và quyết liệt để chuyển đổi mô hình. Ảnh: Quỳnh Trang.

Ông Việt dẫn thêm ví dụ về việc khoán ruộng. "Nếu như thời bao cấp là với một mảnh ruộng, anh cày cho tôi thì tôi lo cho anh ăn và trả thóc. Nhưng khi giao ruộng cho anh, anh tự cày. Anh làm tốt thì anh được hưởng hơn người khác, mới làm giàu được. Anh làm không tốt, không nhiệt tình, anh không tích cực, không khéo tay thì anh được hưởng ít, anh nhịn đói", ông Việt nhấn mạnh.

Có thể xảy ra làn sóng mua bán, sáp nhập, phá sản

Ông Việt lưu ý các doanh nghiệp taxi cần tính toán kỹ, cộng trừ thiệt hơn trước khi quyết định.Tuy nhiên, CEO này cho rằng rất cần mạnh dạn và quyết liệt để chuyển đổi. "Tôi tin trong nước có thể có khoảng 2-3 hãng taxi đủ khả năng hoàn toàn sử dụng đặt xe", ông Việt nói.

Và để làm được, doanh nghiệp taxi Việt cần hạn chế ngay sở đoản và phát huy hết sở trường của mình.

"Sắp tới sẽ có làn sóng nhiều doanh nghiệp taxi mua bán, sáp nhập, thậm chí là phá sản. Thị trường sẽ ổn định khi số doanh nghiệp taxi chỉ còn khoảng 5-10 doanh nghiệp/thành phố", cựu Giám đốc điều hành taxi Mai Linh nói thêm.

 
 
Theo Báo NLĐ

 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Công ty Nhiệt điện Uông Bí – Những “Trái tim thắp lửa” trong phong trào thi đua giai đoạn 2020 - 2025

DNTH: Hưởng ứng phong trào thi đua lao động sản xuất do Tổng công ty Phát điện 1 phát động, Công ty Nhiệt điện Uông Bí đã và đang khẳng định vị thế là một trong những đơn vị dẫn đầu với nhiều tấm gương điển hình tiên tiến....

Hưởng ứng Nghị quyết 68, Sơn Hải xin mở rộng cao tốc 263km bằng vốn doanh nghiệp

DNTH: Nếu được chấp thuận, hạ tầng giao thông Việt Nam sắp chứng kiến bước đột phá khi Tập đoàn Sơn Hải – “ông lớn” trong lĩnh vực cao tốc, đề nghị tự đầu tư mở rộng hoàn chỉnh tuyến 263km cao tốc Bắc - Nam phía Đông.

Đồng Nai đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và quản lý trong doanh nghiệp

DNTH: Ngày 30/5, Ban Quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai tổ chức Hội thảo triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị và định hướng ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và quản lý tại doanh nghiệp.

Công ty CP Xi măng và Xây dựng Quảng Ninh góp phần bảo vệ môi trường

DNTH: Các doanh nghiệp sản xuất xi măng tại Quảng Ninh đã và đang từng bước thay đổi, đi đầu trong việc áp dụng các công nghệ tiên tiến để giảm thiểu tác động môi trường, nâng cao hiệu quả sản xuất, hướng đến phát triển bền...

Trung Quốc siết quy định, nông sản xuất khẩu thay đổi ra sao?

DNTH: Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, mã vùng trồng, truy xuất nguồn gốc, quy trình đóng gói, vận chuyển… Những yêu cầu này ngày càng chặt chẽ, buộc doanh nghiệp phải thay đổi cách làm nếu muốn đi xa.

Giải pháp hút nguồn nhân lực cao cho hợp tác xã

DNTH: Kinh tế tập thể, nòng cốt là hợp tác xã là thành phần kinh tế quan trọng với nhiều hình thức tổ chức kinh tế hợp tác đa dạng. Tuy nhiên, việc thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho hợp tác xã vẫn gặp nhiều khó khăn. Điều...

XEM THÊM TIN