Tây Hồ, Hà Nội: “Nghịch lý cưỡng chế” với việc sử dụng đất của doanh nghiệp và công dân

15:41 | 30/11/2018

DNTH: Đất vi phạm do Doanh nghiệp sử dụng “được” tồn tại, đất của dân đang giải quyết đơn thì “bị” cưỡng chế? Đây là cách làm đã và đang diễn ra tại phường Xuân La (Quận Tây Hồ, Hà Nội) khiến dư luận đặt dấu hỏi về sự khách quan, công tâm của chính quyền nơi đây.

Khu đất doanh nghiệp sử dụng vi phạm kéo dài không được cưỡng chế

Phường và Chi cục thuế xác định là đất phi nông nghiệp...

Theo thông tin trả lời bằng văn bản của Chi cục Thuế quận Tây Hồ với Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu, căn cứ theo quy định Điều 16 (Khai thuế) và Điều 17 (nộp thuế) Thông tư số 153/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, căn cứ các quy định pháp luật, chỉ tiêu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp thuộc thẩm quyền xác định của UBND phường và đã được UBND phường Xuân La xác định trong hồ sơ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp của ông Nguyễn Văn Tiến (ngày 25/2/2012), Chi cục thuế Quận Tây Hồ đã tính thuế và ra thông báo nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đối với ông Tiến đảm bảo đúng trình tự quy định.

Như vậy, theo trả lời bằng văn bản của Chi cục Thuế quận Tây Hồ thì khu đất của ông Tiến được xác định là đất ở đô thị, đã được xác nhận của UBND phường Xuân La và được đóng thuế đất phi nông nghiệp cho Nhà nước nhiều năm nay.

Một phần nội dung trả lời của Chi cục thuế Tây Hồ gửi tới Tạp chí

...Quận ra thông báo cưỡng chế đất nông nghiệp

Việc xác định nguồn gốc đất của hộ ông Tiến được UBND phường và Chi cục thuế Tây Hồ xác định rõ ràng là vậy, thế nhưng trong nhiều văn bản trả lời và trong phương án phê duyệt bồi thường, hỗ trợ đền bù để thực hiện xây dựng tuyến đường Khung A2 khu đô thị Tây Hồ Tây của UBND quận Tây Hồ lại cho rằng đất của hộ ông Tiến cùng một số  gia đình, cá nhân khác tại xứ đồng Con Cua, phường Xuân La (hiện trạng là mặt đường mới Võ Chí Công) là đất nông nghiệp và thông báo cưỡng chế đất nông nghiệp.

Ngày 29/11, UBND quận Tây Hồ đã cưỡng chế khu đất của hộ ông Tiến và một số hộ dân tại khu vực trên.

Theo phản ánh của các hộ dân thì, về quan điểm các hộ dân đồng tình với việc xây dựng dự án Khu đô thị Tây Hồ Tây, thậm chí sẵn sàng giao đất mà không cần chính quyền địa phương phải áp dụng phương án cưỡng chế. Thế nhưng, việc xác định đất của các hộ dân là đất nông nghiệp và cưỡng chế và lên phương án đền bù, hỗ trợ theo đất nông nghiệp là điều hết sức vô lý. Bởi, để xác định đất của các hộ dân tại khu vực là đất phi nông nghiệp, chính UBND phường Xuân La là cơ quan xác nhận nguồn gốc đất, gửi thông tin tới Chi cục Thuế, trải qua nhiều quy trình thì người dân mới được đóng thuế đất đúng quy định. Song, quận lại cưỡng chế theo diện đất nông nghiệp khiến phát sinh bức xúc.

Nội dung tố cáo được quận Tây Hồ kết luận là tố cáo đúng

Đất vi phạm do Doanh nghiệp sử dụng vẫn ngang nhiên tồn tại

Một bức xúc khác của người dân khi đối diện khu đất của các hộ dân vừa được cưỡng chế khi Thành phố Hà Nội đang thụ lý, xác minh đơn thư nói trên, thì khu đất của Doanh nghiệp sử dụng làm khu trưng bày ô tô Huyndai đã được UBND quận Tây Hồ kết luận đơn tố cáo là vi phạm trật tự xây dựng lại ngang nhiên được tồn tại.

Cụ thể, theo Kết luận số 184/KL-CT của UBND quận Tây Hồ (ký ban hành ngày 8/2/2018), diện tích xây dựng được xác định khoảng 400m2, làm Khu trưng bày ô tô Huyndai việc phát hiện được thanh tra xây dựng xác định từ tháng 9/2015 đến tháng 11/2015 và UBND phường Xuân La đã lên kế hoạch cưỡng chế. Việc không thực hiện cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm nói trên đã kéo dài từ đó đến nay đã 3 năm cùng với sự buông lỏng quản lý của UBND phường. Song, đến ngày 29/11/2018, khi công trình đối diện của người dân tại đường Võ Chí Công còn nhiều điều chưa được làm rõ đã bị cưỡng chế còn công trình vi phạm rõ ràng do Doanh nghiệp sử dụng suốt 3 năm qua vẫn ngang nhiên tồn tại.

Một điều đáng chú ý là công trình vi phạm trật tự xây dựng nói trên mặc dù nằm gần đối diện với Trụ sở UBND phường Xuân La được “phát hiện” khi có đơn tố cáo của công dân từ một trong số hộ dân vừa bị UBND quận Tây Hồ cưỡng chế trong ngày 29/11/2018. Do đó, người dân đặt vấn đề có hay không dấu hiệu trù dập người tố cáo, nhất là nội dung tố cáo về vi phạm trật tự xây dựng tại khu nhà trưng bày ô tô huyndai và một công trình khác được quận Tây Hồ kết luận là tố cáo đúng? Đây là vấn đề cần được UBND TP Hà Nội sớm có sự chỉ đạo, làm rõ.

PV

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024

DNTH: Năm 2024, đối mặt nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với sự đoàn kết, đồng lòng, nỗ lực vượt khó của toàn hệ thống chính trị và Nhân dân cùng cộng đồng doanh nghiệp, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Giang vẫn phục...

Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025

DNTH: Công an TP Hà Nội sẽ thực hiện hàng loạt biện pháp nhằm bảo đảm an ninh trật tự trong dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu để cho vay mua nhà ở xã hội

DNTH: Đề xuất triển khai gói ưu đãi 100.000 tỷ đồng cho vay nhà xã hội từ nguồn vốn trái phiếu, áp dụng trong 5 năm là một trong những nội dung được Bộ Xây dựng đưa ra tại Dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển...

Sẵn sàng hỗ trợ chuyển đổi công việc cho dân làng nghề Mẫn Xá

DNTH: Những ngày qua, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh Bắc Ninh về xử lý ô nhiễm môi trường tại làng nghề Mẫn Xã, xã Văn Môn, huyện Yên Phong, hoạt động sản xuất của làng nghề này đã dừng. Việc tháo dỡ các xưởng...

Lách luật quảng cáo tại các thùng rác công nghệ

DNTH: Đã 5 năm kể từ khi dự án dự án cung cấp, lắp đặt và duy tu thùng rác công nghệ với mục đích chứa rác phát sinh, rác tái chế của Công ty Cổ phần Công nghệ Xanh Goda khởi động, hàng loạt trụ rác trở thành nơi tập kết rác...

Hà Nội: Cận cảnh vị trí xây nhà hát Opera 10.000 tỷ đồng

DNTH: Theo đồ án Quy hoạch chi tiết khu vực trục không gian trung tâm bán đảo Quảng An (quận Tây Hồ) vừa được vừa phê duyệt, Nhà hát Opera Hà Nội khoảng 10.000 tỷ đồng sẽ là một dự án trọng điểm nâng tầm vị thế thủ đô.

XEM THÊM TIN