Thái Bình: Từ câu chuyện sáp nhập, đến nguy cơ mất đi các loại hình nghệ thuật
07:58 | 05/12/2019
DNTH: Hiện nay, việc sáp nhập các đoàn nghệ thuật thành một đơn vị nghệ thuật đang diễn ra tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó có Thái Bình. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực theo kế hoạch sáp nhập mang lại, thì cũng tồn tại không ít bất cập trong tổ chức, điều hành sau sáp nhập, gây lúng túng trong công tác triển khai, bảo tồn nghệ thuật truyền thống.
Sự cần thiết sáp nhập
Đoàn Cải lương, Đoàn Ca múa kịch và Nhà hát chèo Thái Bình là ba đơn vị sự nghiệp công lập, trực thuộc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình, có một số chức năng và nhiệm vụ tương đồng. Trong quá trình xây dựng và phát triển, ba đơn vị với trách nhiệm chuyên môn của mình, đã làm tốt công tác tuyên truyền, phục vụ hiệu quả các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật của nhân dân.
Trụ sở Nhà hát Chèo tỉnh Thái Bình
Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện, hoạt động của ba đơn vị cũng bộc lộ khá nhiều khó khăn, hạn chế như: Thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị cũ hỏng, xuống cấp. Cùng với bối cảnh chung của tình hình sân khấu chuyên nghiệp trong cả nước, hoạt động biểu diễn nghệ thuật ở Thái Bình cũng gặp không ít trở ngại khi lượng khán giả đến với các đêm biểu diễn ngày càng giảm dần, chất lượng vở diễn không cao vì thiếu kịch bản hay, đạo diễn giỏi, thiếu lực lượng diễn viên trẻ, điều kiện kinh phí, cơ sở vật chất của các đơn vị thiếu thốn, không đáp ứng được nhu cầu hoạt động.
Trước thực trạng như vậy, Đảng và Nhà nước đã đề ra những chủ trương, chính sách, nhằm tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tinh gọn, nâng cao hiệu quả hoạt động. Do đó, Đoàn Cải Lương, Đoàn Ca múa kịch và Nhà hát chèo Thái Bình cũng như nhiều đoàn nghệ thuật trên cả nước đã bắt ta vào công cuộc sáp nhập, bảo đảm thực hiện theo quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Tỉnh ủy, UBND tỉnh. Đồng thời tạo nên một khối thống nhất trong quản lý, tổ chức hoạt động, tập trung nguồn nhân lực, từ đó hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị.
Những băn khoăn trong quá trình triển khai
Tuy chủ trương của trên đã được thực hiện, bộ máy đã đi vào hoạt động được một thời gian, Thái Bình cũng không phải là tỉnh đầu tiên tiến hành sáp nhập trên toàn quốc, nhưng thực tế cho thấy, việc sáp nhập các đoàn nghệ thuật ở Thái Bình hiện vẫn đang bộc lộ không ít những khó khăn, hạn chế. Trong đó có không ít những băn khoăn mà nhiều đơn vị cũng gặp phải.
Trụ sở Đoàn Cải lương tỉnh Thái Bình
Nhiều nhà phê bình sân khấu từng lên tiếng quan ngại về công cuộc sáp nhập đang diễn ra. Họ cho đó là một cuộc “ép duyên” nghệ thuật. Bởi ai cũng biết rằng, mỗi loại hình nghệ thuật đều mang những nét đặc trưng riêng biệt, nếu “quy về một mối” liệu có thể phát huy được thế mạnh, khai thác tối đa năng lực nghệ thuật của người nghệ sĩ. Việc sáp nhập 3 đoàn nghệ thuật lại thành một bắt buộc Đoàn nghệ thuật chủ quản phải rút gọn số lượng biên chế, nhưng khi dựng vở, lại phải huy động nhân sự đan chéo nhau.
Trong đó, diễn viên cải lương phải tham gia diễn kịch, diễn viên kịch phải biểu diễn chèo là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Điều này rõ ràng có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng chuyên môn của vở diễn. Mặt khác, tại mỗi tỉnh, thành phố, việc sáp nhập các nhà hát lại được thực hiện theo các mô hình, cách làm khác nhau, có nơi sáp nhập thành Nhà hát nghệ thuật, nơi trở thành Đoàn nghệ thuật, nơi là đoàn nghệ thuật dân tộc. Riêng với Thái Bình lại hợp nhất dưới tên gọi Nhà hát chèo Thái Bình.
Vẫn biết Chèo là biểu tượng nghệ thuật của Thái Bình, nhưng cải lương, ca múa kịch lại có đặc thù riêng, vậy định hướng như thế nào là hợp lý. Chính việc định danh này cũng gây ra không ít những tranh cãi. Bởi với danh xưng đoàn nghệ thuật, nhà hát nghệ thuật, các nghệ sĩ của từng loại hình cũng cảm thấy công bằng hơn dù phải hợp nhất với các đơn vị khác.
Nỗi lo loại hình nghệ thuật “biến mất” sau sáp nhập
Hẳn với những người từng gắn bó lâu dài với đời sống văn hóa, nghệ thuật của tỉnh Thái Bình, đều biết về cuộc sáp nhập Đoàn Kịch và Đoàn ca múa kịch hơn 20 năm về trước. Từ kỳ vọng ban đầu, cuộc cải biến năm đó đã vô tình làm “biến mất” hào quang rực rỡ một thời của lĩnh vực kịch nói địa phương. Đang thời kỳ thăng hoa, kịch nói bỗng trở thành “sân sau” của ca múa, dần thoái trào rồi mất luôn đoàn kịch.
Một buổi biểu diễn của Đoàn Cải lương tỉnh Thái Bình
Không ai dám chắc cuộc sáp nhập 3 đơn vị nghệ thuật của tỉnh Thái Bình lần này, có thể đạt tới những thành công như mong đợi. “Vết xe đổ” trước kia đang dần xuất hiện, với 60 năm phát triển của Cải lương và hơn nửa thế kỷ tồn tại của Ca múa kịch trong lòng người dân quê lúa, bởi tất cả đang cùng phải đi tập hát chèo.
Qua thăm dò ý kiến, hầu hết các nghệ sĩ đều ý thức được công cuộc sáp nhập là xu hướng tất yếu và cần thiết. Tuy nhiên, việc tiến hành sáp nhập cần được tiến hành một cách thận trọng, ngành văn hóa tỉnh Thái Bình cần có sự tham khảo ý kiến của giới chuyên môn, của các chuyên gia nghệ thuật để đưa ra những định hướng phù hợp. Tránh để việc sáp nhập, vô tình gây cản trở tới sự phát triển của nghệ thuật, hoặc thao túng nghệ thuật. Một sự đầu tư bài bản sẽ giúp các nghệ sĩ giỏi, có điều kiện chuyên tâm hơn với nghề, đồng thời cũng gạn lọc được những diễn viên không còn năng lực giúp tinh gọn bộ máy, duy trì hệ thống quản lý hiệu quả như mục tiêu đề ra.
Đỗ Hiếu
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- Nghệ thuật /
- Sở VHTT&DL tỉnh Thái Bình /
- Ca múa kịch Thái Bình /
- Đoàn Cải lương Thái Bình /
- Nhà hát Chèo tỉnh Thái Bình /
- UBND tỉnh Thái Bình /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Bừng sáng tài sắc muôn hoa tại vòng Bán kết Press Beauty 2025
DNTH: Ngày 29/3, Top 20 nữ sinh đã cùng tranh tài tại vòng thi bán kết của cuộc thi Tài sắc nữ sinh Báo chí (Press Beauty) 2025. Vòng thi là một sân khấu rực lửa, nơi thể hiện tài năng của các thí sinh sau quá trình được học tập, rèn luyện...

Độc đáo lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần Chư Tao Yang
DNTH: Lễ cầu mưa là nét văn hóa dân gian đặc trưng của đồng bào dân tộc Jrai, với mục đích cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, mong cho dân làng có sức khỏe tốt, cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Dân vũ “Tháng Ba Tây Nguyên - Em là hoa Pơ lang”
DNTH: Chương trình dân ca dân vũ “Tháng Ba Tây Nguyên - Em là hoa Pơ lang” của các dân tộc Tây Nguyên là một trong những điểm nhấn thú vị tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) cuối tuần này.

Nhiều sản phẩm du lịch mới của Hà Nội sắp ra mắt
DNTH: Theo số liệu báo cáo của Sở Du lịch Hà Nội, trong tháng 3/2025, tổng khách du lịch đến Hà Nội đạt 2,61 triệu lượt khách. Trong đó, khách du lịch quốc tế ước đạt 709.000 lượt, khách du lịch nội địa ước đạt 1,91 triệu...
Tu bổ, tôn tạo di tích Đền Đuổm (Thái Nguyên) xứng tầm giá trị lịch sử
DNTH: Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc Việt Nam, các loại hình tín ngưỡng, thờ cúng anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước xuất hiện từ rất sớm, phản ánh quá trình dựng nước, giữ nước trong lịch sử, là...

Hành trình đi tìm hương vị trong phố
DNTH: Hà Nội - nơi mỗi món ăn là một mảnh ghép ký ức. Dự án sách "Ký hoạ hương vị phố Cổ Hà Nội" ra đời từ cái duyên gặp gỡ của nhóm thi họa và những người trót yêu Hà Nội cùng chung một khát vọng: lưu giữ và lan tỏa những...
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...