Thanh Hóa phát triển vùng nguyên liệu gỗ hơn 20.000ha tại 4 huyện

12:19 | 12/06/2024

DNTH: UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có quyết định phê duyệt phương án phát triển vùng nguyên liệu phục vụ nhà máy của Công ty TNHH Biomass Fuel Nghi Sơn.

Theo đó, ngày 6/6, ông Lê Đức Giang Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ký phê duyệt hương án phát triển vùng nguyên liệu phục vụ nhà máy sản xuất viên nén và chế biến gỗ công nghệ cao của Công ty TNHH Biomass Fuel Nghi Sơn với quy mô diện tích hơn 20.000ha trên địa bàn 4 huyện miền núi của Thanh Hóa.

Cụ thể, vùng nguyên liệu phục vụ nhà máy sản xuất viên nén và chế biến gỗ công nghệ cao của Công ty TNHH Biomass Fuel Nghi Sơn trải rộng trên địa bàn 4 huyện gồm: Lang Chánh, Thường Xuân, Như Xuân, Như Thanh của Thanh Hóa.

Trong đó, diện tích công ty đã thống nhất tham gia Phương án phát triển vùng nguyên liệu với UBND các huyện, các chủ rừng trên địa bàn các huyện: Lang Chánh 920,23ha; Thường Xuân 4.200,41ha; Như Xuân 6.535,56ha; Như Thanh 2.746,00 ha. Phần diện tích mở rộng phát triển vùng nguyên liệu là 5.916,89 ha, trên địa bàn huyện Như Thanh. 

go2
Cây keo được xem là cây "thoát nghèo" cho các huyện miền núi Thanh Hóa.

Việc phê duyệt phương án nhằm mục tiêu chung Xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng với quy mô khoảng 20.000 ha, nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp ổn định khoảng 554.000 tấn nguyên liệu/năm phục vụ sản xuất, chế biến sản phẩm viên gỗ nén, gỗ xẻ thanh và gỗ ván ép cho Nhà máy chế biến Biomass Fuel Nghi Sơn thuộc Công ty TNHH Biomass Fuel Nghi Sơn.

Với phương án này, địa phương tập trung quản lý bảo vệ và khai thác 20.000 ha rừng trồng thuộc đối tượng đất được quy hoạch cho phát triển rừng sản xuất. Trong đó, thực hiện cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững cho 4.500 ha rừng trồng vào năm 2024, phấn đấu có 20.000 ha rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững vào năm 2028 và duy trì diện tích rừng trồng đã được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững hàng năm.

Trên cơ sở quy hoạch, thực hiện luân kỳ khai thác và trồng lại rừng, bình quân là 4.000 ha rừng trồng/năm. Thu mua nguyên liệu gỗ trên địa bàn các xã vùng nguyên liệu theo giá cạnh tranh của thị trường để giải phóng mặt bằng đất trồng rừng và thực hiện trồng lại rừng sau khai thác.

Đồng thời, nhằm phát triển bền vững vùng nguyên liệu, trong phương án tích cực tổ chức nghiên cứu, tuyển chọn giống mới, chất lượng, năng suất cao, chu kỳ kinh doanh ngắn đưa vào cơ cấu trồng rừng hàng năm.

Cụ thể, xây dựng 1 cơ sở vườn 3 ươm cây giống lâm nghiệp (1,5 ha/vườn) trên địa bàn mỗi huyện trong vùng nguyên liệu. Ngoài ra, hỗ trợ tập huấn các nguyên tắc, tiêu chí và các chỉ số về quản lý bảo vệ rừng bền vững. Nâng cao giá trị thu nhập cho người trồng rừng lên gấp 1,2 đến 1,5 lần/1ha. 

go3
Ảnh minh họa.

Kế hoạch sản xuất khai thác rừng trồng hiện có diện tích khoảng 4.000 ha/năm, với đối tượng là rừng trồng keo trên 5 năm tuổi. Tiến độ khai thác phụ thuộc theo sự thỏa thuận của Công ty với các chủ rừng. Bên cạnh đó, kế hoạch trồng rừng nguyên liệu với diện tích trồng rừng khoảng 4.000 ha/năm. Sau khi khai thác, chủ rừng tiếp tục trồng rừng để đáp ứng nguyên liệu cho nhà máy.

Đối với Công ty TNHH Biomass Fuel Nghi Sơn có trách nhiệm thương lượng, thỏa thuận với chủ rừng trong thực hiện chính sách hỗ trợ (hỗ trợ cây giống hoặc cung cấp giống năng xuất, chất lượng cao phục vụ trồng rừng và các biện pháp kỹ thuật để tăng năng suất, chất lượng rừng trồng). Diện tích trồng rừng tương đương với diện tích khai thác đã được thỏa thuận, thu mua theo nguyên tắc thị trường. Xây dựng vườn ươm/Cơ sở sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp Trên cơ sở diện tích vùng nguyên liệu, Công ty TNHH Biomass Fuel Nghi Sơn phối hợp với UBND các huyện, các chủ rừng để lựa chọn địa điểm xây dựng.

Theo Người đưa tin

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Hiệu quả sản xuất từ Diễn đàn Khuyến nông@

DNTH: Trong thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã tổ chức nhiều diễn đàn Khuyến nông @, qua đó đã giúp cho bà con nông dân nâng cao được kiến thức, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, mở rộng cơ hội kết nối sản xuất và tiêu...

Khuyến khích nông dân đa dạng con nuôi thủy sản để tăng thu nhập

DNTH: Năm 2024, ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh dự báo tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh ước đạt khoảng 195.000 tấn, tăng khoảng 3.000 tấn so năm 2023, vượt kế hoạch đề ra 7,19 % về tăng giá trị sản xuất và...

Ứng dụng công nghệ cao phát triển nghề nuôi tôm

DNTH: Thủy sản được xác định là mũi nhọn trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Ninh Bình và có những đóng góp rất quan trọng vào tăng trưởng kinh tế những năm qua.

Triển khai cho vay hỗ trợ liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo

DNTH: Để góp phần thực hiện đề án "Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030" (gọi tắt là Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa...

Siêu lợi nhuận từ đa dạng hóa sản phẩm từ sen

DNTH: Hiện nay, diện tích trồng sen ở tỉnh Đồng Tháp hơn 1.108 ha, sản lượng sen gương đến cuối tháng 10/2024 ước đạt 12.163 tấn. Giá thành sản xuất gương sen bình quân đạt 9.204 đồng/kg, giá bán bình quân đạt 20.000 đồng/kg, lợi...

Xuất cấp hạt giống cây trồng hỗ trợ tỉnh Yên Bái

DNTH: Ngày 1/11, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký Quyết định 1319/QĐ-TTg về việc xuất cấp hạt giống cây trồng từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ tỉnh Yên Bái.

XEM THÊM TIN