Thành lập Viện Nghiên cứu Sâm Ngọc Linh

07:00 | 11/12/2024

DNTH: Ngày 10/12, tại xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) diễn ra Hội thảo sâm Ngọc Linh - sâm Việt Nam nhìn từ góc độ lịch sử, khoa học và thực tiễn.

Chủ trì và điều phối hội thảo, có ông Võ Trung Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông; Tiến sĩ Nguyễn Hải An - Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TP Hồ Chí Minh; Giáo sư, Tiến sĩ Trần Công Luận - Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Đô (nguyên Giám đốc Trung tâm Sâm và dược liệu TP Hồ Chí Minh); Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Minh Đức - Khoa dược, Trường Đại học Tôn Đức Thắng.

Hội thảo còn có sự tham gia của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Trường Huy - Trưởng Khoa Dược (Trường Đại học Tôn Đức Thắng) cùng các hộ dân tham gia trồng và liên kết trồng sâm Ngọc Linh.

Thành lập Viện Nghiên cứu sâm Ngọc Linh 1
Quang cảnh hội thảo. 
Thành lập Viện Nghiên cứu sâm Ngọc Linh 2
Các đại biểu tham gia hội thảo. 

Sâm Ngọc Linh là loài cây đặc hữu, quý hiếm, phân bố hẹp có danh tiếng trên thế giới và được xem là “Quốc bảo” của Việt Nam do có giá trị về vượt trội so với các loài sâm khác trên thế giới thuộc chi Panax. Tại tỉnh Kon Tum cây Sâm Ngọc Linh phân bố tại các huyện Tu Mơ Rông, Đăk Glei, Kon Plông.

Ông Võ Trung Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông cho biết, đến nay trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông đã phát triển được 2.800ha sâm Ngọc Linh, lớn nhất cả nước. Trong 5 năm qua, cây sâm Ngọc Linh đã góp phần xóa gần 2.000 hộ nghèo, giúp hàng trăm hộ đã làm giàu, cá biệt có hộ thu nhập hàng chục tỷ đồng mỗi năm.

Để phát triển vùng trồng, tỉnh Kon Tum đã phê duyệt Quy hoạch phát triển sâm Ngọc Linh tỉnh Kon Tum giai đoạn 2012 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025 với tổng diện tích quy hoạch phát triển là 31.742 ha, trong đó vùng lõi trồng sâm Ngọc Linh có độ cao từ 1.500m trở lên là 16.988ha, vùng đệm bảo vệ vùng lõi, bảo vệ môi trường, sinh thái và ổn định khí hậu tạo điều kiện thích nghi để phát triển Sâm Ngọc Linh là 14.754ha (độ cao từ 1.200m - 1.500m)…

Tại hội thảo các đại biểu đã được nghe một số tham luận của các nhà khoa học, như: Sâm Việt Nam (sâm Ngọc Linh): Lịch sử, khoa học và thực tiễn; Xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm quốc gia Sâm Việt Nam - Sâm Ngọc Linh nhìn từ góc độ lịch sử, khoa học và thực tế; Kiểm nghiệm phân biệt sâm Ngọc Linh và sâm Lai Châu bằng phương pháp sắc ký - so sánh với phương pháp phân tích DNA…

Các tham luận trình bày tại hội thảo tập trung phản ánh về quá trình phát hiện; giá trị to lớn của sâm Ngọc Linh; xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia sâm Ngọc Linh; các giải pháp nâng tầm và cách phân biệt sâm Ngọc Linh cùng các loại sâm khác.

Thành lập Viện Nghiên cứu sâm Ngọc Linh 3
Ký kết hợp tác và hỗ trợ thành lập Viện Nghiên cứu sâm Ngọc Linh. 

Cũng tại hội thảo đã diễn ra lễ ký kết hợp tác giữa nhóm nghiên cứu sâm Việt Nam của Trường Đại học Tôn Đức Thắng với Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum để nghiên cứu về sự phát triển hoạt chất trên cây sâm Ngọc Linh qua các chu kỳ phát triển hàng năm.

Cùng với đó là ký kết hợp tác và hỗ trợ thành lập Viện Nghiên cứu sâm Ngọc Linh - sâm Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh giữa Công ty Cổ phần Vingin với nhóm nghiên cứu do Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Minh Đức (Trường Đại học Tôn Đức Thắng) và Giáo sư, Tiến sĩ Trần Công Luận (Hiệu trưởng trường Đại học Tây Đô) làm đại diện. Nhóm nghiên cứu cũng ký kết với UBND huyện Tu Mơ Rông về nghiên cứu và chuyển giao phương pháp kiểm nghiệm phân biệt nhanh sâm Ngọc Linh với các loại sâm khác.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Đổ hàng tỷ USD vào nông nghiệp, các đại gia Việt nhận lại được gì?

DNTH: Dù là những doanh nhân có tiếng trên thương trường, Bầu Đức, tỷ phú Trần Đình Long hay Trần Bá Dương,.. đều phải đối mặt với không ít thách thức trong hành trình đầu tư nông nghiệp.

Hiệu quả sản xuất từ Diễn đàn Khuyến nông@

DNTH: Trong thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã tổ chức nhiều diễn đàn Khuyến nông @, qua đó đã giúp cho bà con nông dân nâng cao được kiến thức, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, mở rộng cơ hội kết nối sản xuất và tiêu...

Khuyến khích nông dân đa dạng con nuôi thủy sản để tăng thu nhập

DNTH: Năm 2024, ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh dự báo tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh ước đạt khoảng 195.000 tấn, tăng khoảng 3.000 tấn so năm 2023, vượt kế hoạch đề ra 7,19 % về tăng giá trị sản xuất và...

Ứng dụng công nghệ cao phát triển nghề nuôi tôm

DNTH: Thủy sản được xác định là mũi nhọn trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Ninh Bình và có những đóng góp rất quan trọng vào tăng trưởng kinh tế những năm qua.

Triển khai cho vay hỗ trợ liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo

DNTH: Để góp phần thực hiện đề án "Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030" (gọi tắt là Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa...

Siêu lợi nhuận từ đa dạng hóa sản phẩm từ sen

DNTH: Hiện nay, diện tích trồng sen ở tỉnh Đồng Tháp hơn 1.108 ha, sản lượng sen gương đến cuối tháng 10/2024 ước đạt 12.163 tấn. Giá thành sản xuất gương sen bình quân đạt 9.204 đồng/kg, giá bán bình quân đạt 20.000 đồng/kg, lợi...

XEM THÊM TIN