Thành tựu khoa học: Loạt sáng chế ra đời trong dịch Covid

16:38 | 22/04/2020

DNTH: Hạn chế tiếp xúc xã hội do dịch Covid-19 vô tình lại trở thành động lực cho hàng loạt sáng kiến công nghệ và robot mới đã ra đời nhằm thay thế sự tiếp xúc giữa người với người, đặc biệt trong lĩnh vực y tế.

Mới đây, nhóm nghiên cứu Robotics Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã được đưa vào sử dụng 2 sản phẩm robot khử khuẩn mang tên Covid Defender 1.0 (CD1.0) và Disinfection Robot 1.0 (DR1.0). Trong đó, robot CD1.0 được bàn giao cho Trung tâm cách ly tập trung phòng chống dịch Covid-19 tại Ký túc xá ĐH Quốc gia TPHCM, thực hiện công việc khử khuẩn thay cho một bộ phận nhân viên y tế.

Robot CD1.0 hoạt động ở khu vực chịu được nước, khử khuẩn bằng phương pháp phun hóa chất dạng dung dịch nên rất phù hợp phòng chống dịch Covid-19. Còn robot DR1.0 có ưu điểm hoạt động ở khu vực văn phòng, nhà ga, nơi đông người và khử khuẩn bằng phương pháp chiếu tia UV.

cc

Robot CD1.0

Theo thành viên nhóm nghiên cứu, robot được trang bị vi điều khiển STM34F4, cấu hình mạnh và tính năng vượt trội, được điều khiển từ xa với khoảng cách tối đa đến 2.000m. Trên thân robot được gắn điện thoại thông minh, cho phép dễ dàng quan sát và điều khiển thông qua cuộc gọi video. Ngoài chức năng khử khuẩn, robot có thể phát triển thành nhiều loại robot có tính năng khác nhau, như robot vận chuyển thuốc men, vật tư y tế, thức ăn cho bệnh nhân, cứu hộ, cứu nạn... Robot có khả năng tải khoảng 170kg, làm việc liên tục suốt 6 giờ, tốc độ di chuyển tối đa 15km/giờ.

Tiếp đó, nhóm 5 thầy trò Khoa Cơ khí Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) cũng chế tạo thành công robot thay con người phục vụ trong khu cách ly tập trung phòng chống dịch Covid-19. Robot có chức năng vận chuyển thức ăn, thuốc và các vật dụng cần thiết vào tận các phòng cách ly. Robot cũng phát loa thông báo cho người trong phòng bệnh, cho phép bác sĩ và người cách ly có thể trao đổi qua hệ thống loa, micro trên robot mà không cần tiếp xúc trực tiếp.

PGS Lưu Đức Bình, Trưởng khoa Cơ khí Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng), cho biết, hiện robot đầu tiên được trường bàn giao miễn phí cho Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng.

Theo đơn đặt hàng của Bộ Khoa học - Công nghệ, mới đây, các nhà khoa học của Học viện Kỹ thuật Quân sự đã cho ra đời phiên bản 1a của sản phẩm robot hỗ trợ y tế, đặt tên là Vibot. Robot có khả năng đưa thuốc, thu gom rác, đưa cơm cho bệnh nhân, đồng thời tương tác giữa bác sĩ và bệnh nhân qua hệ thống đường truyền riêng gắn trên robot…Tương đương thay công việc của 3 - 5 nhân viên y tế, hỗ trợ bác sĩ chăm sóc bệnh nhân. 

cxc

Robot của bác sĩ bệnh viện Trung ương Huế. Ảnh TT

Phong trào sáng chế thiết bị y tế được lan tỏa, các bác sĩ cũng tham gia. GS.TS Phạm Như Hiệp - giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế chia sẻ, khi bắt đầu bùng phát dịch, ông đã mua chiếc xe ôtô trẻ em điều khiển từ xa để nghiên cứu. Trên khung mẫu, ông cùng nhiều bác sĩ tại Bệnh viện Trung ương Huế bắt tay gắn lại toàn bộ mạch điện, môtơ, camera 3600, cảm biến, đồng thời nâng trọng lượng trục xe, cải tiến phần khung trên...

Nhóm tiếp tục lập trình cho robot tự chuyển động, có thể đi lại thuần thục và giao tiếp những câu đơn giản cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh. Sau 2 tuần, mẫu robot sơ khai ra đời và được chuyển vào TP HCM để hoàn chỉnh các mạch. Hiện nay, robot có thể di chuyển linh hoạt đến các phòng tránh được nhiều vật cản, tốc độ tối đa đến 20km/h. Sử dụng bình điện 12V, robot có thể chở các vật phẩm tổng trọng lượng đến 50kg trong phạm vi điều khiển 50m. Thân robot được thiết kế 4 ngăn, giúp dễ phân loại và để nhiều đồ đạc bên trong như thức ăn, nước uống, thuốc men, dụng cụ... vận chuyển ra vào phòng.

Còn tại Trường ĐH Quy Nhơn, PGS-TS Huỳnh Đức Hoàn, Trưởng khoa Kỹ thuật và Công nghệ, cho biết, khoa cũng đã chế tạo 2 loại thiết bị cấp tốc, gồm máy rửa tay sát khuẩn tự động và máy đo thân nhiệt tự động từ xa. Hiện khoa đã lắp đặt miễn phí 2 loại thiết bị này tại 10 điểm trong TP Quy Nhơn, bao gồm các bệnh viện lớn, kho bạc, trụ sở chính quyền... góp phần phòng chống dịch Covid-19.

Hà Linh

THSP

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn về AI và bán dẫn

DNTH: Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn trong phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) và bán dẫn. Đó là nhận định mà Tiến sĩ Christopher Nguyễn, nhà sáng lập công ty Aitomatic, đưa ra tại Hội nghị Quốc tế về Trí tuệ Nhân tạo và Bán...

Hà Nội sẽ có Trung tâm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

DNTH: Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Kế hoạch số 73/KH-UBND về việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn TP Hà Nội đến năm 2030.

Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến...

DNTH: Vừa qua, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Hội nghị tư vấn, đánh giá nghiệm thu nhiệm vụ KH&CN cấp thành phố: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố Hải Phòng...

Nông dân Sông Mã 'bắt' nhãn ra quả theo ý muốn

DNTH: Nhờ áp dụng kỹ thuật cho ra hoa trái vụ, nông dân ở vựa nhãn Sông Mã (Sơn La) đã có nhãn thu hoạch quả bán từ cuối tháng 4 hàng năm với giá cao.

Giải pháp đột phá chuyển tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp

DNTH: Chuyển đổi số và ứng dụng khoa học công nghệ được coi là những giải pháp đột phá giúp hiện thực hóa các mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp hiện nay.

Cảm biến định lượng phân bón cho cây trồng

DNTH: Công ty khởi nghiệp Enfarm sử dụng IoT và AI để đánh giá thành phần trong đất.

XEM THÊM TIN