Tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh và đẩy mạnh xuất khẩu
21:56 | 25/04/2023
DNTH: Ngày 25/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra Hội nghị “Tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh và đẩy mạnh xuất khẩu”. Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội nghị.
Tham dự hội nghị còn có Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân, đại diện lãnh đạo các cục, vụ có liên quan của Bộ Công Thương và gần 100 đại biểu từ các bộ, ngành Trung ương, các hiệp hội, hội ngành hàng sản xuất, xuất khẩu, một số doanh nghiệp lớn trong từng ngành hàng và các cơ quan thông tấn báo chí.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 còn chưa kết thúc, các quốc gia đang phải tập trung phục hồi kinh tế, chống lại sự đứt gãy của nhiều chuỗi cung ứng, tình hình lạm phát ngày càng lan rộng, căng thẳng. Thế giới đang tiếp tục lâm vào những cuộc khủng hoảng mới về chính trị, kinh tế, thậm chí là chiến tranh cục bộ và chạy đua vũ trang. Nhiều quốc gia đang phải vất vả, tốn kém để đạt được các thỏa thuận trong các Hiệp định thương mại tự do (song phương, đa phương) nhằm thuận lợi hóa thương mại để thúc đẩy sản xuất. Trong khi đó, một số nước phát triển lại đã và đang dựng lên các hàng rào kỹ thuật, gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu. Trong bối cảnh như vậy, người sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp trong nước là những đối tượng chịu sự tổn thương nhiều nhất.
Theo báo cáo kinh tế - xã hội quý I/2023, toàn hệ thống đã nỗ lực rất cao, nhưng tăng trưởng GDP chỉ đạt 3,32%. Nhiều địa phương, trong đó có những địa phương được xem là đầu tàu, là động lực thúc đẩy kinh tế trong nước thì ghi nhận mức tăng trưởng cũng rất thấp.
Theo Bộ trưởng, tốc độ tăng trưởng kinh tế đất nước và các địa phương thấp hơn so với kế hoạch và thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước, là sự báo động đối với việc thực hiện các mục tiêu đã đề ra và cho cả giai đoạn 5 năm, 10 năm tiếp theo, nếu chúng ta không kịp thời tìm được các giải pháp khắc phục.
Thời gian qua, Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đã có nhiều hoạt động như gặp gỡ, đối thoại với các doanh nghiệp; đẩy mạnh cải cách hành chính; tiết giảm chi phí cho doanh nghiệp;…nhằm gỡ khó cho doanh nghiệp và người sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo, Công điện và Chỉ thị về việc đẩy mạnh sản xuất, tiêu dùng nội địa, đẩy mạnh xuất khẩu,… mới đây, Thủ tướng đã ký ban hành Công điện số 238/CĐ-TTg ngày 10/4/2023 về thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng và xuất nhập khẩu và Công điện số 280/CĐ-TTg ngày 19/4/2023 về chấn chỉnh, tăng cường trách nhiệm trong xử lý công việc của các bộ, cơ quan, địa phương.
Do đó, Hội nghị “Tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh và đẩy mạnh xuất khẩu” được tổ chức hôm nay với sự tham gia của đại diện các bộ, ngành, cơ quan Nhà nước có liên quan đến các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu… là một trong những minh chứng rõ nét nhất về nỗ lực, trách nhiệm của ngành Công Thương trước tình hình kinh tế đất nước và trước chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Tại hội nghị, Bộ trưởng đề nghị các đại biểu xuất phát từ kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động quản lý Nhà nước và sản xuất, kinh doanh thời gian qua, thẳng thắn trao đổi, đánh giá đúng tình hình sản xuất kinh doanh, xuất khẩu; chỉ rõ những khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan dẫn đến hạn chế. Từ đó, dự báo tình hình trong những tháng tới để đề xuất những giải pháp thiết thực, khả thi, trong đó cả những cơ chế chính sách cần tháo gỡ, nhằm kịp thời khắc phục những yếu kém, lấy lại đà tăng trưởng, phấn đấu đạt được mục tiêu mà Trung ương, Quốc hội và Chính phủ đã đề ra.

Sau khi Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) Phan Văn Chinh, trình bày báo cáo tình hình xuất nhập khẩu 3 tháng đầu năm 2023 và các nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới; Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân và đại diện các đơn vị của Bộ Công Thương cùng các bộ, ngành, hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp đã phát biểu thảo luận, trao đổi cởi mở, thẳng thắn về tình hình và những khó khăn, vướng mắc liên quan đến hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu những tháng đầu năm 2023; dự báo xu hướng thị trường và kiến nghị, đề xuất nhiều giải pháp, sáng kiến, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu thời gian tới. Đồng thời, thảo luận các giải pháp tăng cường công tác phối hợp, nâng cao vai trò của các hiệp hội ngành hàng trong hoạt động hỗ trợ sản xuất kinh doanh và xuất khẩu của các doanh nghiệp thành viên.
Tại hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, dệt may là ngành hàng xuất khẩu với kim ngạch hàng chục tỷ đô la Mỹ mỗi năm, song ngành hàng này lại đang đối diện với những thách thức lớn từ sự suy giảm của thị trường, nhất là ở các thị trường chủ lực như Mỹ, EU.
Đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp dệt may, ông Trần Như Tùng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) kiến nghị: trong ngắn hạn, cần tăng cường xúc tiến thương mại, chương trình làm việc giữa Việt Nam và các quốc gia để mở rộng thị trường xuất khẩu bằng cách thông qua Tham tán thương mại; trong đó tập trung vào các quốc gia trong khối các nước tham gia CPTPP (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương) và EU - những nơi mà Việt Nam đã ký những Hiệp định thương mại song phương. Đồng thời, có gói vay ưu lãi suất 0% để trả lương cho người lao động.
Đại diện cho ngành hàng thủy sản, ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, trong 3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu thủy sản giảm 27,5% - tương đương mức giảm trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát nặng nhất. Dự báo xuất khẩu thủy sản tiếp tục đối mặt nhiều khó khăn bởi các thị trường xuất khẩu chính như: Mỹ, châu Âu, Nhật Bản đều suy giảm mạnh.
Với ngành hàng gạo, dù việc xuất khẩu đang có thuận lợi khi cầu thế giới tăng, giá gạo ở mức cao, tuy nhiên, theo ông Nguyễn Ngọc Nam – Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), dù đạt nhiều kết quả ấn tượng song hiệu quả mang lại cho doanh nghiệp, người dân chưa tương xứng. Về nguyên nhân, theo ông Nguyễn Ngọc Nam, các doanh nghiệp trong ngành chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa nên nguồn tài chính hạn chế, khi tới mùa vụ thường thiếu vốn để thu mua lúa gạo. Do đó Ngân hàng Nhà nước cần có cơ chế chính sách tín dụng cho ngành gạo.
Kết luận hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng, trong thời gian tới, dự báo tình hình chính trị kinh tế thế giới còn tiềm ẩn nhiều phức tạp, khó đoán định, dự báo tăng trưởng thấp hơn so với đầu năm. Để tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh và đẩy mạnh xuất khẩu thời gian tới, góp phần thực hiện hoàn thành mục tiêu kế hoạch năm 2023, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị các đơn vị của Bộ Công Thương, các bộ, ngành liên quan và các hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp tập trung triển khai tốt một số nhiệm vụ chủ yếu sau:
Đối với các doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng, thứ nhất, cần tiếp tục nghiên cứu, quán triệt và vận dụng các chủ trương, quan điểm, cơ chế, chính sách hiện có của Đảng, Nhà nước. Triệt để khai thác các thị trường mà nước ta là thành viên trong các FTA để đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu. Đồng thời, từ thực tiễn hoạt động, khẩn trương kiến nghị đề xuất với Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành, địa phương sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các cơ chế chính sách phù hợp, khả thi; vừa chú trọng khai thác thị trường truyền thống, vừa quan tâm khai mở thị trường mới, có tiềm năng để xuất khẩu hàng hóa và thúc đẩy sản xuất trong nước.
Thứ hai, tập trung nghiên cứu và tăng cường nắm bắt cơ chế chính sách của các nước nhập khẩu (nhất là những cơ chế, chính sách mới) để có những “phản ứng chính sách kịp thời, phù hợp, nhằm bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của doanh nghiệp, người sản xuất, lợi ích quốc gia, dân tộc. Đồng thời, các hiệp hội làm tốt công tác thông tin thị trường, nhất là việc tổ chức các khóa tập huấn, đào tạo về kỹ năng thâm nhập, khai thác các thị trường và điều chỉnh chiến lược sản xuất, kinh doanh) của các doanh nghiệp thành viên, qua đó nâng cao năng lực mọi mặt của các doanh nghiệp.
Thứ ba, chú trọng nghiên cứu luật pháp quốc tế, luật pháp nước sở tại để làm tốt chức năng phòng vệ thương mại trong các vụ việc có tranh chấp (giữa các doanh nghiệp nước ta và các đối tác khác, nhất là doanh nghiệp nước ngoài); đồng thời tăng cường hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu ứng phó, vượt qua các rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu.
Thứ tư, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu cần mạnh mẽ tái cơ cấu doanh nghiệp trong các khâu quản trị, tổ chức sản xuất, tiết giảm chi phí, đồng thời đẩy mạnh liên kết sản xuất và chuyển mạnh sang xuất khẩu chính ngạch gắn với xây dựng các thương hiệu sản phẩm để xuất khẩu bền vững.
Thứ năm, tập trung củng cố các hiệp hội, khắc phục tình trạng “mạnh ai nấy chạy, việc ai nấy làm” để xây dựng, phát triển hiệp hội ngày càng lớn mạnh, cùng nhau phát triển.
“Để làm tốt nhất các nhiệm vụ nêu trên, đề nghị các hiệp hội, doanh nghiệp liên hệ chặt chẽ với Thương vụ và cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế với các đối tác nước ngoài; củng có quan hệ giữa hiệp hội sản xuất và hiệp hội xuất khẩu ở cả trong và ngoài nước; chú trọng đào tạo nguồn nhân lực (chuyên nghiệp); làm tốt công tác truyền thông…”- Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên.

"Sốc" với giá vé máy bay dịp nghỉ lễ
DNTH: Theo ghi nhận của phóng viên Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn ngày 19/4, một số chuyến bay đến các khu du lịch như Phú Quốc, Côn Đảo, TP. HCM, Hà Nội… tăng mạnh trong dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5, giá vé hiện đang ở mức rất cao,...

Doanh số bán ô tô tại Việt Nam tăng 47%
DNTH: Chiều 11/4, Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) công bố doanh số bán hàng của các đơn vị thành viên trong tháng 3/2025 đạt 31.750 xe, tăng 47% so với tháng trước và tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái.

Biến áp lực thành cơ hội mở rộng tăng trưởng
DNTH: Trước chính sách thuế đối ứng của Mỹ, doanh nghiệp công nghiệp cần biến khó khăn thành động lực mở rộng tăng trưởng.

Thịt lợn đang... hạ nhiệt
DNTH: Cục Thống kê cho biết, vừa qua, có thời điểm giá thịt lợn biến động, tăng mạnh nhất là đầu tháng 3, nhưng sau đó đã chững lại và giảm dần, đến cuối tháng 3 chỉ còn tăng ở một số tỉnh phía Nam.

Tăng thuế thu từ kinh doanh thương mại điện tử lên 19%
DNTH: Bộ Tài chính cho biết, 3 tháng đầu năm, số thu thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử là 34,5 nghìn tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ.

Thị trường nông sản: Giá xuất khẩu gạo tiếp tục tăng
DNTH: Giá lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua không có biến động mạnh dù đang cao điểm thu hoạch lúa Đông Xuân. Giá gạo xuất khẩu Việt Nam tiếp tục tăng và thu hẹp dần sự chênh lệch về giá xuất khẩu với các nước khác trong...
Đô thị cuộc sống
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
-
Pearl Residence hợp tác với Savills Việt Nam giúp nâng tầm chuẩn sống nơi trung tâm đô thị biển Cửa Lò
-
Cầu Tứ Liên: Biểu tượng mới cho hành lang phát triển phía Bắc Thủ đô
-
Hà Nội công bố đường dây nóng về trật tự giao thông dịp lễ 30/4 - 1/5
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
Sống khỏe
-
Ưu đãi đặc quyền chào đón dịp cao điểm nghỉ hè 2025 tại quần thể nghỉ dưỡng và thể thao Ruby Tree Golf Villas
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL: Ca nội soi hy hữu, cắt thận lấy hơn 100 viên sỏi
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên tổ chức chương trình "Mắt sáng học đường - Vững bước tương lai"
-
Tỷ lệ mắc ung thư phổi gia tăng ở những người không hút thuốc lá
-
"3 nhớ 2 không" phục hồi sức khoẻ, nạp năng lượng sau kỳ nghỉ Tết
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...