Thấy gì từ các trang trại chăn nuôi qui mô lớn tại Gia Lai ?

06:46 | 05/04/2023

DNTH: Gia Lai là tỉnh có diện tích lớn thứ 2 ở nước ta, thời gian qua đã có nhiều doanh nghiệp đến địa phương này đầu tư trang trại chăn nuôi (heo, bò) với qui mô lớn.

Sau một thời gian triển khai thực hiện, mới đây UBND tỉnh Gia Lai đã thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm tra các dự án trang trại chăn nuôi trên địa bàn về hiệu quả các dự án, đóng góp cho địa phương, việc thực hiện nghĩa vụ tài chính, bảo vệ môi trường, cũng như một số tồn tại, hạn chế.  

Qua kiểm tra, Gia Lai hiện có 46 dự án được UBND tỉnh phê duyệt quyết định đầu tư, trong đó 16 dự án đã hoạt động; 13 dự án đang xây dựng; 17 dự án chưa xây dựng. Ngoài ra, 58 dự án khác đang được tỉnh này đồng ý cho phép khảo sát, nghiên cứu. Tính đến thời điểm kiểm tra, toàn tỉnh có tổng 43.300 con bò (33.300 con bò thịt, 10.000 con bò sữa); 698.500 con heo (148.500 con heo nái và 550.000 con heo thịt).

20220801_144441
Gia Lai thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư trang trại chăn nuôi (heo, bò) với qui mô lớn. 

Những dự án này đã nộp ngân sách Nhà nước 17 tỷ đồng (tiền thuê đất, thuế, lệ phí, môn bài…); sử dụng lao động địa phương là 1.505 người. Các dự án thực hiện an sinh xã hội (ủng hộ xây đường giao thông, cầu, cống… với số tiền 10,9 tỷ đồng). Có thể thấy rằng, nguồn thuế mà các dự án đóng góp vào ngân sách của tỉnh chưa cao như kỳ vọng.

Tính đến thời điểm kiểm tra, phát hiện một số hạn chế, tồn tại. Trong 16 dự án đi vào hoạt động, có 4 dự án chưa thực hiện ký quỹ đảm bảo thực hiện dự án theo qui định của Luật Đầu tư: Trang trại chăn nuôi heo công nghiệp tại Pờ Tó – Công ty CP Chăn nuôi xanh GIC, Trang trại chăn nuôi bò thịt vỗ béo Kbang 1, Trang trại chăn nuôi bò thịt vỗ béo Kbang 2, Dự án xây dựng cơ sở chăn nuôi bò thịt tại xã An Trung (huyện Kông Chro) của Công ty CP Diên Hồng Gia Lai.

13 dự án thực hiện không đúng theo qui định của Luật Bảo vệ môi trường 2020 (dự án đã đi vào hoạt động tuy nhiên chưa được cấp phép môi trường theo qui định). Có 6 dự án chưa lập hồ sơ về công tác phòng cháy chữa cháy gửi cơ quan chức năng theo qui định: Trang trại chăn nuôi heo công nghiệp tại Pờ Tó – Công ty CP Chăn nuôi xanh GIC, Trang trại chăn nuôi heo Lộc Phát – Công ty TNHH Chăn nuôi Lộc Phát Gia Lai, Trang trại chăn nuôi bò thịt chất lượng cao – Công ty TNHH MTV Phúc Huy Gia Lai…

Một số dự án chăn nuôi tập trung trên cùng một địa bàn cấp xã, như xã Ia Lâu, Ia Piơr (huyện Chư Prông); xã Pờ Tó (huyện Ia Pa) sẽ phát sinh mùi hôi và lượng nước thải lớn. Nếu không giải quyết triệt để, tuân thủ đánh giá tác động môi trường khi dự án đi vào hoạt động sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường, nhất là môi trường sống của người dân gần khu vực trang trại.

Sau kiểm tra, Đoàn liên ngành tỉnh này kiến nghị UBND tỉnh Gia Lai không kêu gọi đầu tư các dự án chăn nuôi có quy mô nhỏ. Ưu tiên kêu gọi các dự án quy mô lớn, sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, không ảnh hưởng đến môi trường.

Đoàn liên ngành cũng đề xuất UBND tỉnh này, xem xét tạm dừng tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính về đầu tư các dự án chăn nuôi (ngoài các dự án đã được Sở KH&ĐT tiếp nhận).

 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nông dân huyện đảo Lý Sơn áp dụng tưới tiết kiệm

DNTH: Công nghệ tưới tiết kiệm cho cây trồng được người dân huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) áp dụng vừa giảm chi phí nhân công và tiết kiệm nguồn nước.

Những nông dân dám nghĩ, dám làm

DNTH: Nông nghiệp Việt Nam đã chứng kiến sự xuất hiện của nhiều cá nhân xuất sắc, những người đã đạt được thành công kinh tế đáng kể thông qua các mô hình sản xuất và kinh doanh sáng tạo. Họ là những người dám nghĩ, dám làm...

Kỳ vọng lớn từ mô hình trồng ba kích tím tại huyện miền núi tỉnh Bắc Giang

DNTH: Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất rừng sản xuất, Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với huyện Sơn Động triển khai Đề án phát triển vùng trồng cây ba kích tím theo hướng sản xuất hàng hóa. Đây được xem là giải...

Đưa khoai tây về miền nắng gió

DNTH: Khoai tây - loài cây ưa lạnh và khí hậu mát mẻ, lại sống khỏe trên vùng đất cát pha nắng gió Quảng Bình, mở ra hướng đi mới cho nông dân địa phương.

Hạn hán khốc liệt ở Tây Nguyên: Nông dân chật vật giữ nước cho mùa màng

DNTH: Dù mới chỉ bắt đầu bước vào mùa khô nhưng hiện nay, nhiều ao, hồ trên địa bàn Tây Nguyên đã cạn trơ đáy, hàng trăm ha cây trồng thiếu nước tưới trầm trọng.

Kon Tum sẽ trồng mới gần 1.600 ha sâm Ngọc Linh

DNTH: UBND tỉnh Kon Tum vừa có báo cáo số 05-BC/ĐU về tình hình triển khai và thực hiện nhiệm vụ phát triển cà phê xứ lạnh và sâm Ngọc Linh; trong đó, xác định mục tiêu trong năm 2025 sẽ trồng mới 1.578 ha, nâng tổng diện tích sâm Ngọc...

XEM THÊM TIN