Thêm trường hợp mắc đậu mùa khỉ, làm gì khi nghi ngờ mắc bệnh?
18:01 | 03/10/2023
DNTH: Theo BS. Trương Hữu Khanh, đa số người mắc đậu mùa khỉ đều tự hết, không gây suy hô hấp như bệnh covid-19.
Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh ngày 1/10 thông tin Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (HCDC) vừa ghi nhận thêm một bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ (Mpox) cư trú trên địa bàn. Như vậy, Thành phố Hồ Chí Minh đã ghi nhận 4 trường hợp mắc Mpox trong tổng số 5 trường hợp của cả nước.
Trước đó, ngày 28/9, bệnh nhân nam 34 tuổi, ngụ huyện Bình Chánh đến khám tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh với các dấu hiệu nghi ngờ mắc đậu mùa khỉ (Mpox). Bệnh viện đã lấy mẫu xét nghiệm gửi Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh. Một ngày sau, kết quả xét nghiệm cho kết quả bệnh nhân dương tính với virus Mpox. Bệnh nhân hiện đang cách ly điều trị. Tính đến nay, Việt Nam đã ghi nhận 5 trường hợp mắc bệnh Mpox.
Trước thông tin về các ca bệnh đậu mùa khỉ, nhiều người bày tỏ sự lo ngại “đậu mùa khỉ liệu có bùng phát như Covid hay không?”.
Trao đổi với Người Đưa Tin, BS Trương Hữu Khanh - Phó Chủ tịch Liên chi Hội truyền nhiễm Thành phố Hồ Chí Minh, cố vấn chuyên môn Bệnh viện Nhi Đồng 1 (Thành phố Hồ Chí Minh) cho biết, bệnh đậu mùa khỉ không bùng phát như Covid-19 và “bệnh không đáng lo ngại và không lây lan nhanh được".
Nói về đường lây truyền bệnh đậu mùa khỉ, BS.Khanh cho biết đậu mùa khỉ nếu không lây từ động vật ở Châu Phi thì lây do tiếp xúc cọ xát với mụn nước của người đang mắc bệnh.
Đồng thời, BS.Khanh cũng cho biết thêm đa số người mắc đậu mùa khỉ đều tự hết chứ không suy hô hấp như bệnh Covid vì không làm viêm phổi. “Đa số bệnh nhân sau 21 ngày sẽ hết virus trong người và hết lây”, BS.Khanh chia sẻ.
Cách để phòng tránh bệnh đậu mùa khỉ theo BS.Khanh đó là theo dõi các triệu chứng, cùng với đó dùng biện pháp cách ly và vệ sinh nơi ở, nhà cửa sạch sẽ.
PGS.TS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng sự kiện y tế công cộng cũng cho rằng, người dân không nên hoang mang mà chủ yếu nâng cao các biện pháp phòng bệnh, dự phòng cá nhân như đeo khẩu trang, khử khuẩn tay,...
Đặc biệt, khi đã tiếp xúc với người đi vùng dịch về cần theo dõi những dấu hiệu của bệnh đậu mùa khỉ để đến cơ sở y tế theo dõi, điều trị và cách ly, phòng tránh bệnh lây lan.
Tại hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh đậu mùa khỉ ở người do Bộ Y tế ban hành, Bộ chỉ ra:
Các giai đoạn bệnh đậu mùa khỉ:
Giai đoạn ủ bệnh: Từ 6 đến 13 ngày, (dao động từ 5 đến 21 ngày). Người nhiễm không có triệu chứng và không có khả năng ây nhiễm.
Giai đoạn khởi phát: Từ 1 đến 5 ngày với các triệu chứng chính là sốt và nổi hạch ngoại vi toàn thân. Kèm theo người bệnh có thể có biểu hiện đau đầu, mệt mỏi, ớn lạnh, đau họng, đau cơ. Vi rút có thể ây sang người khác từ giai đoạn này.
Giai đoạn toàn phát: Đặc trưng bởi sự xuất hiện của các ban trên da, thường gặp sau sốt từ 1 đến 3 ngày, với tính chất sau:
Vị trí: Phát ban có xu hướng ly tâm, gặp nhiều trên mặt, lòng bàn tay, lòng bàn chân. Ban cũng có thể gặp ở miệng, mắt, cơ quan sinh dục.
Tiến triển ban: Tuần tự từ rát (tổn thương có nền phẳng) đến sẩn (tổn thương cứng hơi nhô cao); mụn nước (tổn thương chứa đầy dịch trong); mụn mủ (tổn thương chứa đầy dịch vàng); đóng vảy khô; bong tróc và có thể để lại sẹo. Kích thước tổn thương da: Trung bình từ 0,5 - 1cm.
Số lượng tổn thương da trên một người có thể từ vài nốt cho đến dày đặc. Trường hợp nghiêm trọng các tổn thương có thể liên kết với nhau thành các mảng tổn thương da lớn.
Giai đoạn hồi phục: các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ có thể kéo dài từ 2 đến 4 tuần rồi tự khỏi. Người bệnh hết các triệu chứng lâm sàng, các sẹo trên da có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ và không còn nguy cơ ây nhiễm cho người khác.
Các thể lâm sàng của đậu mùa khỉ:
Thể không triệu chứng: Người nhiễm virus đậu mùa khỉ không có bất kể triệu chứng lâm sàng nào.
Thể nhẹ: Các triệu chứng thường hết sau 2 đến 4 tuần mà không cần bất kỳ biện pháp điều trị đặc hiệu nào.
Thể nặng: Thường gặp trên nhóm đối tượng nguy cơ cao (phụ nữ mang thai, người cao tuổi, trẻ em, người mắc bệnh lý nền, suy giảm miễn dịch,…), có thể dẫn tới tử vong, thường từ tuần thứ 2 của bệnh.
Nhiễm khuẩn da: Người bệnh có sốt kéo dài, dịch nốt phỏng đục hoặc nốt phỏng bị vỡ chảy dịch đục.
Viêm phổi: Người bệnh có các triệu chứng như ho, tức ngực, khó thở.
Viêm não: Ý thức suy giảm, co giật, lú lẫn, hôn mê.
Nhiễm khuẩn huyết: Sốt kéo dài, tổn thương các cơ quan phủ tạng.
Tại Việt Nam, Mpox là bệnh truyền nhiễm nhóm B. Ngay từ khi phát hiện ca Mpox đầu tiên xâm nhập từ nước ngoài, Sở Y tế đã chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố và các bệnh viện, phòng khám… triển khai các hoạt động giám sát và truyền thông phòng chống sự lây lan của bệnh.
Ngành Y tế khuyến cáo người dân, nếu phát hiện bản thân hoặc người xung quanh có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh Mpox cần đến ngay các cơ sở y tế để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị đúng.
Người bị bệnh cần tuân thủ nghiêm túc các hướng dẫn của nhân viên y tế trong chăm sóc điều trị cho bản thân, giảm thiểu các biến chứng cũng như thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng lây nhiễm.
Người bệnh đồng thời cũng cần phối hợp truyền thông cho những người tiếp xúc gần với mình để phát hiện sớm triệu chứng bệnh và ngăn chặn sự lây lan.
Ca bệnh nghi ngờ đậu mùa khỉ:
Là ca bệnh có một hoặc nhiều yếu tố dịch tễ: trong vòng 21 ngày trước khi khởi phát triệu chứng, có tiếp xúc với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh có thể, thông qua tiếp xúc vật lý trực tiếp với da hoặc tổn thương da (bao gồm cả quan hệ tình dục), hoặc tiếp xúc với các vật dụng bị ô nhiễm như quần áo, giường, đồ cùng cá nhân của người bệnh;
Có tiền sử đi du lịch đến các quốc gia có lưu hành bệnh đậu mùa khỉ trong vòng 21 ngày trước khi khởi phát triệu chứng; có bệnh cảnh lâm sàng nghi bệnh đậu mùa khỉ.
Cùng chuyên mục
- Tags:
- Ca bệnh nghi ngờ đậu mùa khỉ /
- đường lây truyền bệnh đậu mùa khỉ /
- phòng tránh bệnh đậu mùa khỉ /
- đậu mùa /
- đậu mùa khỉ /
- Bộ Y tế /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
DNTH: Ngày 13/11, tại Hà Nội, Trung ương Hội LHTN Việt Nam, Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam đã có buổi gặp gỡ báo chí công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2024 và chương...
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
DNTH: Tháng Mười – tháng của sự yêu thương và tri ân những người phụ nữ – đã trở nên ý nghĩa hơn với những hoạt động đồng hành từ Công ty CP Tập đoàn Dược phẩm STARMED và nhãn hàng Dr.Wet.
Hệ thống Thế giới sơ sinh nâng cao kiến thức chăm sóc sức khỏe cộng đồng tại Cần Thơ
DNTH: Hệ thống Thế giới sơ sinh, với vai trò tiên phong trong lĩnh vực chăm sóc mẹ và bé tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đã tổ chức Festival Mẹ Bầu & Em Bé nhân kỷ niệm 15 năm thành lập. Sự kiện không chỉ tri ân khách hàng mà...
Hơn 24,5 nghìn ca mắc mới ung thư vú được phát hiện mỗi năm
DNTH: Theo thống kê của Tổ chức Ghi nhận ung thư toàn cầu (GLOBOCAN 2022), tại Việt Nam có 180.480 số ca mắc mới ung thư, trong đó ung thư vú đã vượt lên trên ung thư gan trở thành bệnh đứng thứ nhất về tỉ lệ mắc mới, với 24.563 ca...
Giới trẻ tặng nhau chai Nước uống Sữa trái cây Mãng Cầu cho ngày mới đầy năng lượng
DNTH: Không chỉ là thức uống thơm ngon, dinh dưỡng, mỗi chai Nước uống Sữa trái cây Mãng Cầu còn là món quà ý nghĩa mà giới trẻ dành tặng nhau, thể hiện sự quan tâm và sẻ chia nguồn năng lượng tích cực.
Đừng chỉ ăn quả, lá loại cây này quý như "nhân sâm người nghèo", ở quê mọc cao vút
DNTH: Có một loại lá tưởng không ăn được nhưng khi mang đi chế biến theo cách này rất tốt cho sức khỏe, thậm chí phòng ngừa ung thư, tuy nhiên cần ghi nhớ lưu ý khi dùng.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...