Theo dòng lịch sử: Ga Đà Lạt, nhà ga nắm giữ nhiều kỷ lục nhất Việt Nam
15:59 | 07/03/2021
DNTH: Cách trung tâm thành phố ngàn hoa khoảng 2 km về phía Đông, ga Đà Lạt được coi là nhà ga cổ và đẹp nhất còn sót lại hiện nay ở Việt Nam. Không chỉ có kiến trúc độc đáo, nhà ga còn sở hữu đường ray và đầu máy răng cưa độc nhất vô nhị.
Nhà ga cổ nhất Việt Nam
Cùng với ga Hải Phòng, ga Đà Lạt được xem là nhà ga cổ kính nhất còn lại ở Việt Nam.
Ga Đà Lạt được xây dựng từ năm 1932 đến năm 1938, do hai kiến trúc sư người Pháp là Moncet và Reveron thiết kế. Người thi công công trình là thầu khoán Võ Đình Dung, với kinh phí xây dựng là 200.000 francs.
Ga Đà Lạt nằm trong tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt, kết nối thành phố cao nguyên với Phan Rang (Ninh Thuận).
Tuyến đường sắt này dài 84km, được khởi công từ năm 1908 theo lệnh của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer. Năm 1932, tuyến đường hoàn thành cũng là thời điểm xây dựng ga Đà Lạt. Toàn tuyến có 12 nhà ga. Có 3 chuyến đi Đà Lạt được lăn bánh hàng ngày, đó là: Tháp Chàm - Đà Lạt - Nha Trang, Tháp Chàm - Đà Lạt, Sài Gòn - Tháp Chàm - Đà Lạt.
Năm 1972, tuyến đường sắt này bị chiến tranh phá hủy. Năm 1975, đất nước thống nhất, tuyến này được khôi phục nhưng chỉ hoạt động trong một thời gian ngắn do hiệu quả kinh tế kém.
Hiện nay, nhà ga Đà Lạt đã bị tách khỏi hệ thống đường sắt quốc gia Việt Nam. Nhà ga chỉ duy trì một đoàn tàu gồm 1 đầu máy và 4 toa đi về tới ga Trại Mát nằm ở phía đông, cách Đà Lạt 7km, phục vụ mục đích du lịch.
Bên cạnh đó, ga Đà Lạt bán vé liên vận trên tuyến đường sắt Thống Nhất, đi từ ga Nha Trang (Khánh Hoà) và phục vụ xe ô tô trung chuyển Đà Lạt – Nha Trang.
Ga Đà Lạt được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia năm 2001.
Nơi duy nhất có đầu máy hơi nước và đường sắt răng cưa
Ga Đà Lạt sở hữu hệ thống đường ray xe lửa thông qua 5 hầm với độ dốc lên đến 12%. Chính vì vậy, phải sử dụng đường ray và đầu máy răng cưa dài 16 km. Khi ấy, đường sắt và đầu máy có bánh xe răng cưa chỉ có ở Thụy Sĩ và Việt Nam.
Hệ thống xe lửa loại này có thêm một đường ray ở chính giữa, đó là răng móc như lưỡi cưa, ăn khớp với bánh xe của đầu tàu kéo cũng có răng được chế tạo đặc biệt mà không có ở các đầu tàu xe lửa loại thường, dùng để kéo đoàn tàu lên dốc và giữ cho không bị tuột nhanh khi xuống dốc.
Khi tuyến đường sắt ngừng hoạt động năm 1972, đường sắt răng cưa Đà Lạt đã bị gỡ bỏ trong sự tiếc nuối của bao nhiêu người.
Sau đó ngành đường sắt Thụy Sĩ đã ngay lập tức ngỏ ý thu mua lại tất cả các đầu máy chạy tuyến đường sắt răng cưa còn lại ở Việt Nam. Năm 1990, đề xuất của họ đã được chấp thuận và các đầu máy hơi nước đã được “hồi hương” về Thụy Sĩ.
Nhà ga có kiến trúc đẹp nhất
Nhà ga Đà Lạt là một công trình kiến trúc vừa duyên dáng vừa độc đáo, kết hợp lối kiến trúc phương tây với kiểu kiến trúc nhà rông Tây Nguyên.
Nhà ga có hình dáng như núi Lang Biang hùng vĩ, có chiều dài 66,5 m, chiều ngang 11,4 m và chiều cao 11 m. Nhìn từ mặt trước, nhà ga có ba chóp nhọn hình tam giác tượng trưng cho ba đỉnh núi Lang Biang. Ở mái chóp giữa có trang trí thêm một chiếc đồng hồ ghi lại thời gian mà bác sĩ Yersin đã phát hiện ra thành phố Đà Lạt. Bên dưới có thiết kế các ô cửa kính đầy màu sắc và những đường lượn cong mềm mại của mái hiên.
Công trình kiến trúc cổ nổi bật với sắc vàng rực rỡ, được xây dựng bên cạnh trường Trung học Yersin Đà Lạt, tạo nên khung cảnh hài hòa giữa thiên nhiên thơ mộng.
Hiếm có nhà ga nào trên mảnh đất Việt Nam này đặc biệt đến như thế. Không chỉ cổ, ga Đà Lạt được đánh giá là nhà ga đẹp nhất, độc đáo nhất, nơi duy nhất có đầu tàu chạy bằng hơi nước, ga cao nhất Việt Nam với độ cao 1500 m so với mặt biển.
Điểm du lịch hấp dẫn giới trẻ
Ga Đà Lạt hiện nay thu hút rất nhiều bạn trẻ đến tham quan. Đầu máy hơi nước và đoạn đường ray răng cưa còn sót lại tại nhà ga năm xưa trở thành “background” sống ảo cực kỳ nổi tiếng tại thành phố sương mù.
Gian chính của ga Đà Lạt hiện nay còn trưng bày nhiều sản phẩm đồ cổ quý hiếm. Những toa tàu, khoang tàu hay đường ray vẫn còn vẹn nguyên nét hoài cổ nhuốm màu thời gian. Một toa tàu cũ còn được tận dụng làm quán cafe rất độc đáo.
Bên cạnh việc đến thưởng thức vẻ đẹp cổ xưa độc đáo của nhà ga cổ, du khách còn được trải nghiệm hành trình khám phá vẻ đẹp Đà Lạt bằng tàu lửa. Mỗi ngày đều có 5 chuyến khởi hành từ ga trung tâm đi Trại Mát với giá vé 100k/chiều và 150k/khứ hồi.
Tàu sẽ di chuyển chậm để mọi người thỏa thích ngắm cảnh chụp hình, trung bình mỗi lượt mất tầm 25 phút. Đến Trại Mát, du khách có thể tham quan chùa Linh Phước (chùa Ve Chai) và vườn hoa cẩm tú cầu nổi tiếng.
Đặc biệt, nếu đi vào khoảng đầu tháng 11, các bạn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng những hàng hoa dã quỳ vàng rực cả hai bên đường rất đẹp. Một số địa điểm du lịch gần đó có thể kết hợp tham quan là quảng trường Lâm Viên, Hồ Xuân Hương, trường cao đẳng sư phạm Đà Lạt…
Nhà ga là chứng tích lịch sử được lưu giữ cho đến nay, được khách du lịch trong và ngoài nước bình chọn là địa điểm du lịch Đà Lạt không thể bỏ qua.
Hoài Thương
Theo Vietnamfinance
Cùng chuyên mục
- Tags:
- ga cổ /
- Theo dòng lịch sử /
- Đà Lạt /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Temu dừng cung cấp dịch vụ tại Việt Nam, người mua cần làm ngay 2 điều để bảo vệ quyền lợi
DNTH: Phiên bản tiếng Việt trên website Temu đã bị gỡ bỏ.
Mười bảy doanh nghiệp Việt Nam được nhận giải thưởng UN Women WEPs Awards 2024
DNTH: Hà Nội vừa tổ chức sự kiện Hành trình tiến tới bình đẳng và thịnh vượng và Lễ trao tặng giải thưởng UN Women WEPs Awards 2024 do Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam (thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI) phối...
16 di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh
DNTH: Ngày 4/12/2024, tại thủ đô Asunción, Paraguay, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 19 Uỷ ban liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam đã chính thức được Tổ...
Loạt chương trình truyền hình ‘hot’ cạnh tranh gay gắt Giải thưởng Ấn tượng VTV
DNTH: Giải thưởng Ấn tượng VTV - VTV Awards 2024 của Đài Truyền hình Việt Nam chính thức bước vào vòng bình chọn với 8 hạng mục giải thưởng, 92 đề cử cùng nhiều tác phẩm, gương mặt tạo sức hút. Vòng 1 sẽ khép lại lúc 12 giờ...
Đặc sắc ‘Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025’
DNTH: Từ ngày 01/12/2024 - 01/01/2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động tháng 12 với chủ đề "Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025".
Tăng gắn kết với doanh nghiệp, nâng hiệu quả đào tạo nghề
DNTH: Đích đến của giáo dục nghề nghiệp là cung ứng lực lượng lao động trực tiếp chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động. Do đó, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, gắn kết với đơn vị sử dụng lao động...
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
-
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu để cho vay mua nhà ở xã hội
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...