Thép Trung Quốc khiến nhiều doanh nghiệp thép trong nước lao đao

20:11 | 13/12/2019

DNTH: Mặc dù, Việt Nam đã áp dụng nhiều biện pháp phòng vệ nhưng thép Trung Quốc vẫn "lũng đoạn" thị trường. Các sản phẩm thép Trung Quốc “đi đường vòng” sang nước thứ 3 nhập và bán phá giá khiến nhiều doanh nghiệp thép trong nước lao đao.

Từ tháng 8/2017, Bộ Công thương đã ban hành quyết định áp thuế chống bán phá giá đối với thép hình chữ H có xuất xứ từ Trung Quốc. Sau đó, đến tháng 10/2019, Bộ Công thương quyết định gia hạn thêm 5 năm kể từ ngày 26/10 đối với biện pháp chống bán phá giá được áp dụng cho một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội xuất xứ Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và Đài Loan (Trung Quốc).

Trước những biện pháp phòng vệ quyết liệt, các doanh nghiệp thép của Việt Nam đã “dễ thở” hơn trước. Những dự án, nhà máy, dây chuyền được đầu tư để phát triển ngành thép trong nước.

Tuy nhiên, từ khi đi vào hoạt động, bằng nhiều cách, thép hình chữ H Trung Quốc giá rẻ vẫn tìm được đường vào và khuynh đảo thị trường Việt Nam khiến doanh nghiệp trong nước chịu thiệt hại lớn.

Doanh nghiệp sản xuất thép hình chữ H trong nước thua lỗ do sản phẩm bị bán phá giá

Doanh nghiệp sản xuất thép hình chữ H trong nước thua lỗ do sản phẩm bị bán phá giá

Cụ thể, theo phản ánh của Posco SS Vina, từ đầu năm 2019 đến nay, thép hình chữ H của Nhà máy Alliance Steel từ Malaysia (100% vốn từ Trung Quốc) nhập vào Việt Nam ồ ạt với giá thấp hơn Posco gần 60 USD/tấn.

Sau đó, Công ty Posco SS Vina đã tìm mọi biện pháp để giảm giá sản phẩm, tuy nhiên, sau nhiều tháng, tình hình không có tiến triển do Alliance Steel bán phá giá thị trường quá sâu.

Do đó, Posco SS Vina đã phải chấm dứt hoạt động dây chuyền sản xuất thép thanh công suất 500.000 tấn/năm, cắt giảm lao động hơn 220 người để tái cơ cấu sản xuất và hiện chỉ còn tập trung sản xuất và bán thép hình.

Theo thông tin từ Posco SS Vina để ngăn chặn thép hình của Alliance Steel, công ty này đã hoàn tất nộp đơn khởi kiện việc bán phá giá này vào ngày 6/11/2019. Đến đầu tháng 12, Công đoàn của Công ty Posco SS Vina cũng đã gửi đơn thư kiến nghị đến Bộ Công Thương.

Được biết, đây không phải lần đầu tiên, các doanh nghiệp thép “kêu cứu”, trước đó, 3 đơn vị gồm: Công ty TNHH Posco – Việt Nam, Công ty CP China Steel Sumikin Việt Nam và Công ty TNHH Một thành viên Thép tấm lá Phú Mỹ - VNSTEEL cũng đã có đơn thư yêu cầu điều tra tình trạng thép bán phá giá.

Sau đó, Bộ Công thương đã ban hành Quyết định số 2703/QĐ-BCT về việc tiến hành điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép cán nguội (ép nguội) dạng cuộn hoặc tấm có xuất xứ từ Trung Quốc.

Trước tình trạng thép hình chữ H từ Trung Quốc vào Việt Nam đã bán phá giá các doanh nghiệp tại Việt Nam lao đao, Bộ Công thương áp dụng thuế chống bán phá giá (CBPG) từ 20,48 - 29,17% đối với sản phẩm này.

Sau khi thuế CBPG được áp dụng với thép hình Trung Quốc, sản phẩm này vào Việt Nam có xu hướng giảm. Tuy nhiên, theo phản ánh từ giới chuyên môn, thép hình chữ H nhập khẩu vào Việt Nam từ Malaysia lại tăng đột biến.

Trong đó, chủ yếu là sản phẩm từ Nhà máy Alliance Steel ở Malaysia. Điều đáng nói, Nhà máy Alliance Steel tại Malaysia có 100% vốn đầu tư từ Trung Quốc. Ngoài ra, các vị trí chủ chốt và hầu hết công nhân tay nghề cao cũng được đưa từ Trung Quốc sang.

Để bảo vệ sản xuất trong nước lẫn quyền lợi của người tiêu dùng, các cơ quan quản lý nhà nước phải đưa ra các đối sách ngay khi có dấu hiệu như hàng nhập khẩu gia tăng, có đơn kiện của DN hoặc thậm chí tự quyết định điều tra phòng vệ thương mại.

T.H

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài

Theo bà Nguyễn Thị Vân Khanh, Giám đốc cấp cao thị trường vốn JLL Việt Nam, nhiều nhà đầu tư (NĐT) châu Á vẫn tìm hiểu dự án BĐS có pháp lý sạch, quỹ đất sạch, trong đó quan sát và tìm kiếm các dự án có dấu hiệu giảm giá.

M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch

Trải qua 2 làn sóng Covid-19, thị trường bất động sản phía Nam chứng kiến loạt thương vụ mua bán - sáp nhập (M&A) “đình đám” với sự góp mặt của nhiều “ông lớn” trong và ngoài nước.

Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu

Thị trường ô tô đang bước vào tháng thấp điểm nhất trong năm - tháng ngâu, dù các hãng và đại lý đang tìm mọi cách đẩy hàng thông qua chính sách giảm giá, khuyến mãi...

Bất động sản Long An chờ đòn bẩy phát triển

Là cầu nối giữa TP.HCM với các tỉnh miền Tây, có 3 mặt giáp TP.HCM, thị trường bất động sản Long An liên tục đón nhận dự án mới. Thế nhưng giới phân tích cho rằng bất động sản Long An vẫn đang thiếu đòn bẩy là hạ tầng giao...

GS. Đặng Hùng Võ: 'Bất động sản vùng ven Hà Nội khá khởi sắc'

Thị trường bất động sản vùng ven Hà Nội thời gian qua phát triển khá sôi động với nhiều dự án lớn gắn với những tên tuổi lớn trong lĩnh vực bất động sản. Xung quanh vấn đề này, Nhadautu.vn đã có cuộc trao đổi với GS. Đặng...

Xe máy ế ẩm, doanh số giảm phân nửa

Tình hình thị trường xe máy trong tháng 7 âm lịch ế ẩm là chuyện bình thường. Nhưng năm nay lại dính thêm dịch bệnh nên người dân cũng mua xe ít hơn hẳn.

XEM THÊM TIN