Thị trường bán lẻ thêm mô hình mua sắm mới
01:36 | 26/06/2019
DNTH: Thị trường bán lẻ Việt Nam đã bước vào giai đoạn cạnh tranh khốc liệt. Sức mua là yếu tố quyết định sự thăng hoa hay ảm đạm của thị trường. Bán lẻ đang bước vào cuộc đua công nghệ. Khi chiếc bánh thị phần ngày càng bị xé nhỏ buộc các thương hiệu phải tìm kiếm sự khác biệt và mang lại tiện lợi cho người tiêu dùng.
Bán lẻ cạnh tranh khốc liệt
Theo thống kê, 5 tháng đầu năm 2019, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên cả nước ước tính đạt 1.983,7 nghìn tỷ đồng, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 8,6% (cùng kỳ năm 2018 tăng 8,5%). Nhu cầu tiêu dùng vẫn lớn, câu chuyện bây giờ phụ thuộc vào năng lực của từng thương hiệu.
Quầy hoa quả tại siêu thị Aeon Long Biên (Hà Nội) |
Với sự tranh thủ chiếm cứ thị phần của các thương hiệu tiên phong là sự trở ngại lớn cho các thương hiệu mới gia nhập vào thị trường. Với bán lẻ có hai yếu tố, quyết định chính là sự am hiểu tâm lý tiêu dùng và khoảng cách tiếp cận. có thể thấy, những tên tuổi bán lẻ tiên phong việc hình thành nên môi trường bán lẻ hiện đại tại thị trường Việt Nam như Saigon.Co.op, Big C đã tận dụng tốt. Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt và không ngừng tiếp diễn, việc lưu giữ hình ảnh trong tâm trí người tiêu dùng có lẽ các doanh nghiệp bán lẻ không thể lơ là. Theo đó, tạo nên dấu ấn riêng để đọng lại trong lòng khách hàng khi vô tình ghé qua là điều rất ý nghĩa.
Lâu nay, nhắc đến Saigon.Co.op người tiêu dùng xem đây như là một ngôi chợ thân thuộc. Như TP.HCM, nhiều gia đình chọn hệ thống Saigon.Co.op để đi chợ mỗi ngày. Sớm bắt được tâm lý và yêu cầu, họ chủ động đa dạng sản phẩm từ tươi sống đến chế biến. Hay như Big C, từ khi vào thị trường Việt Nam (năm 1998), họ lấy tâm trí người tiêu dùng là chiếc bánh mì cây dài. Dù không mua sắm gì nhưng nhớ món bánh mì của siêu thị này là sẽ tìm đến. Còn sau này, khi Aeon - nhà bán lẻ Nhật vào thị trường Việt Nam, họ thu hút khách hàng bằng không gian rộng nhiều tiện ích vui chơi, giải trí.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, việc đổi chủ giữa các thương hiệu bán lẻ đã diễn ra điều đó cho thấy sức ép không hề nhỏ. Hàng loạt các thương vụ mua bán, sáp nhập được các đại gia bán lẻ ngoại và nội đã thực hiện, đơn cử như Central Group mua lại hệ thống Big C của Tập đoàn Casino Group của Pháp. VinMart đi mua lại loạt các thương hiệu bán lẻ như Maximart, Vinatex… Mới đây nhất, việc hệ thống siêu thị Auchan đã thông báo 15 siêu thị của chuỗi bán lẻ này sẽ đóng cửa từ ngày 3/6/2019. Hệ thống này, chỉ giữ lại 3 siêu thị ở TP.HCM gồm 2 siêu thị ở quận 7 và 1 ở quận Tân Bình họat động. Như vậy, sau khi có mặt tại thị trường Việt Nam từ năm 2015, Auchan đã thiết lập hiện có 18 siêu thị tại Hà Nội, TP.HCM và Tây Ninh.
Nếu so về lợi thế thì các doanh nghiệp nội sẽ lợi thế hơn, nhưng với việc nhiều thương hiệu nội rời bỏ thị trường cũng cho thấy, để thành công, doanh nghiệp cần có thêm nhiều yếu tố hỗ trợ như nhân sự, chiến lược, công nghệ… Dù vậy, đến thời điểm này, thị trường đã có nhiều tên tuổi gia nhập nhưng xét về thương hiệu và độ phủ thì doanh nghiệp bán lẻ nội đang chiếm lĩnh.
Đến cuối năm 2018, VinMart đã có 1.700 cửa hàng trên toàn quốc. Còn Saigon.Co.op công bố, sau 30 năm hoạt động, hệ thống đã đạt mức doanh thu gấp hơn 30 nghìn lần so với thời điểm khởi đầu vào năm 1989. Hiện tại với hơn 700 siêu thị, trung tâm thương mại lớn nhỏ với ước tính đón tiếp hơn 1 triệu lượt khách tham quan mua sắm mỗi ngày, Saigon.Co.op đạt doanh thu năm gần nhất hơn 30 nghìn tỷ đồng.
Theo đánh giá của giới nghiên cứu, doanh nghiệp nội đang chiếm lĩnh mô hình siêu thị và siêu thị mini, còn với mô hình đại siêu thị đang là sân chơi của nhà bán lẻ ngoại chiếm tới 92%. Tiếp đó, phân khúc cửa hàng tiện lợi cũng đang thuộc về các nhà đầu tư nước ngoài với 80% thị phần.
Người tiêu dùng được thêm lựa chọn mô hình mua sắm mới
Có thể thấy, người tiêu dùng ngày càng có nhiều cơ hội sử dụng được các tiện ích khi mua sắm. Thay vì phải đến tận nơi, với xu hướng công nghệ, việc mua sắm sẽ được bổ sung thêm hình thức gian hàng ảo. Công nghệ đang tạo ra những bước tiến đột phá cho ngành bán lẻ.
Bán lẻ đang là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất hiện nay. Tuy nhiên, mức độ cạnh tranh trong ngành cũng vô cùng khốc liệt. Bởi lẽ, nắm giữ thị phần đóng vai trò trọng yếu của sự tồn vong cho thương hiệu. Vì lẽ đó, các nhà bán lẻ không ngừng tìm kiếm những giải pháp mới để kéo khách hàng. Ngoài các chương trình chăm sóc khách hàng theo phương pháp truyền thống, việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động bán lẻ được xem là giải pháp tiên tiến nhất, và mở ra hướng kinh doanh độc đáo với mô hình siêu thị ảo. Mô hình này, giúp nhà bán lẻ tiết giảm chi phí và mang lại trải nghiệm mới mẻ, tiện lợi cho người mua sắm.
Lợi thế của mô hình siêu thị ảo là người mua ngồi một chỗ và đi chợ trên điện thoại. Hàng hóa thiết kế trên các catalog hoặc gian hàng ảo. Việc giao dịch được thực hiện qua ứng dụng hỗ trợ mua sắm được cài đặt trên smartphone và quét mã QR Code. Việc thanh toán cũng linh hoạt , có thể thanh toán online hoặc trực tiếp khi nhận hàng tại địa chỉ cung cấp.
Các doanh nghiệp bán lẻ Việt cũng không nằm ngoài xu hướng này. Đây chính là cơ hội để cho các nhà bán lẻ ở Việt Nam tiếp cận những công nghệ mới để đưa vào mô hình kinh doanh của mình, phục vụ người tiêu dùng.
Ngay cuối năm 2018, một trong những doanh nghiệp bán lẻ Việt có quy mô lớn đã châm ngòi đầu tiên cho một cuộc chạy đua về công nghệ thông qua việc Saigon.Co.op công bố thử nghiệm hình thức chạm và đi (Scan & Go) với mong muốn áp dụng công nghệ để tăng thêm trải nghiệm dịch vụ cho khách hàng mua sắm và thanh toán không dùng tiền mặt. Tiếp đó, cuối tháng 5/2019, VinCommerce cũng chính thức tham gia vào cuộc đua. Theo đó, VinCommerce đã chính thức đi vào hoạt động siêu thị ảo VinMart Store. Siêu thị ảo bằng cách mô phỏng hơn 100 nhóm sản phẩm được chọn lọc bằng bằng hình ảnh trên những tấm áp-phích khổ lớn.
Chờ thanh toán tại các quầy thu ngân của siêu thị Big C trên đường Trần Duy Hưng (Hà Nội) |
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, kênh bán lẻ hiện đại gồm siêu thị, cửa hàng tiện ích… đang có đà tăng trưởng mạnh mẽ. Mặc dù, bán lẻ hiện đại chỉ chiếm 26% thị phần nhưng tốc độ tăng trưởng tới hơn 11%/năm, trong khi bán lẻ truyền thống chiếm hơn 70% thị phần nhưng chỉ tăng trưởng được khoảng 1%/năm.
Hiện nay, xu hướng mua sắm của người tiêu dùng đang dần thay đổi. Như nhận định của Nielsen Việt Nam, có nhiều yếu tố thúc đẩy sự thay đổi này. Lý do đầu tiên là người dân, nhất là ở khu vực thành thị không có nhiều thời gian. Trong khi đó, tình trạng tắc nghẽn giao thông và sống xa nơi làm việc… làm hạn chế việc đi mua sắm. Vì vậy, những giải pháp và sản phẩm bán buôn tiện lợi nhanh chóng được đón nhận và trải nghiệm. Vậy cho nên, trong bức tranh thị trường bán lẻ như vậy, những doanh nghiệp bán lẻ đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ cao vào quản lý và bán hàng sẽ nhanh chóng nắm bắt cơ hội thúc đẩy phát triển./.
Thạc sĩ Trần Trọng Triết
Cùng chuyên mục
- Tags:
- gười tiêu dùng /
- mô hình mua sắm mới /
- Thị trường bán lẻ /
- người tiêu dùng /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
Theo bà Nguyễn Thị Vân Khanh, Giám đốc cấp cao thị trường vốn JLL Việt Nam, nhiều nhà đầu tư (NĐT) châu Á vẫn tìm hiểu dự án BĐS có pháp lý sạch, quỹ đất sạch, trong đó quan sát và tìm kiếm các dự án có dấu hiệu giảm giá.
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
Trải qua 2 làn sóng Covid-19, thị trường bất động sản phía Nam chứng kiến loạt thương vụ mua bán - sáp nhập (M&A) “đình đám” với sự góp mặt của nhiều “ông lớn” trong và ngoài nước.
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Thị trường ô tô đang bước vào tháng thấp điểm nhất trong năm - tháng ngâu, dù các hãng và đại lý đang tìm mọi cách đẩy hàng thông qua chính sách giảm giá, khuyến mãi...
Bất động sản Long An chờ đòn bẩy phát triển
Là cầu nối giữa TP.HCM với các tỉnh miền Tây, có 3 mặt giáp TP.HCM, thị trường bất động sản Long An liên tục đón nhận dự án mới. Thế nhưng giới phân tích cho rằng bất động sản Long An vẫn đang thiếu đòn bẩy là hạ tầng giao...
GS. Đặng Hùng Võ: 'Bất động sản vùng ven Hà Nội khá khởi sắc'
Thị trường bất động sản vùng ven Hà Nội thời gian qua phát triển khá sôi động với nhiều dự án lớn gắn với những tên tuổi lớn trong lĩnh vực bất động sản. Xung quanh vấn đề này, Nhadautu.vn đã có cuộc trao đổi với GS. Đặng...
Xe máy ế ẩm, doanh số giảm phân nửa
Tình hình thị trường xe máy trong tháng 7 âm lịch ế ẩm là chuyện bình thường. Nhưng năm nay lại dính thêm dịch bệnh nên người dân cũng mua xe ít hơn hẳn.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...