'Thị trường bất động sản sẽ tăng tốc trong giai đoạn 2021-2022'
11:21 | 24/08/2020
DNTH: Tổng giám đốc Savills Việt Nam cho rằng dù khả năng dịch bệnh sẽ còn kéo dài đến cuối năm 2020 nhưng thị trường bất động sản sẽ sớm phục hồi và phát triển lớn mạnh trong giai đoạn 2021-2022.
(Ảnh minh họa: Danh Lam/TTXVN) |
Tình hình dịch Covid-19 bùng phát trở lại với diễn biến phức tạp sẽ tiếp tục gây khó cho nhiểu lĩnh vực, trong đó có bất động sản.
Tuy nhiên, ông Neil MacGregor, Tổng giám đốc Savills Việt Nam, cho rằng dù khả năng dịch bệnh sẽ còn kéo dài đến cuối năm 2020 nhưng thị trường bất động sản sẽ sớm phục hồi và phát triển lớn mạnh trong giai đoạn tiếp theo 2021-2022 nhờ vào những quyết tâm rất lớn và kịp thời của Chính phủ Việt Nam trong thời gian gần đây.
"Đây sẽ là một công cụ hỗ trợ, một đòn bẩy đắc lực không chỉ cho các doanh nghiệp đang gặp khó trong lĩnh vực bất động sản mà còn cho cả nền kinh tế Việt Nam nói chung", chuyên gia này nhận xét.
Theo phân tích của ông Neil MacGregor, thực tế 25 năm vừa qua đã chứng minh, ngay trong thời gian khủng hoảng kinh tế, Việt Nam vẫn nằm trong nhóm số ít các nước duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao. "Có thể khẳng định rằng bên cạnh kênh đầu tư là vàng thì bất động sản vẫn là lựa chọn an toàn, hiệu quả nhất, ông Neil MacGregor nhận xét".
Là người đồng hành cùng Savills Việt Nam từ những ngày đầu tiên tại thị trường này, ông Neil MacGregor bày tỏ ấn tượng về sự phát triển của thị trường bất động sản Việt Nam trong 25 năm qua (1995-2020).
Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy Việt Nam đạt tăng trưởng trên 9% vào các năm 1995 (9,54%) và 1996 (9,34%), lần lượt tương ứng với chỉ số GDP bình quân đầu người đạt mức 277 USD và 324 USD.
Lạm phát được kiểm soát từ mức hai chữ số 12,7% từ năm 1995 xuống mức 4,5% vào năm 1996 và 3,6% năm 1997.
Ông Neil MacGregor nhận xét đây cũng chính là khoảng thời gian cực thịnh của thị trường bất động sản. GDP tăng trưởng mạnh khiến người dân tin vào tương lai sáng lạn của nền kinh tế đã thúc đẩy giá nhà đất tăng mạnh.
Theo ông Neil MacGregor, thị trường bất động sản Việt Nam cũng trải qua nhiều thăng trầm và bắt đầu chuyển mình vào năm 2000, bùng nổ vào giai đoạn 2001-2002, với tăng trưởng GDP lần lượt đạt 6,79%/năm và 6,89% năm/năm.
Mức tăng trưởng mạnh tiếp tục ghi nhận vào các năm 2004-2007 với bình quân GDP tăng trưởng 8,23% nhờ vào những tín hiệu khả quan của nền kinh tế, sự kỳ vọng vào chu kỳ phục hồi. Cùng đó, dòng vốn nước ngoài liên tục rót vào thị trường. Các chính sách của Nhà nước cũng góp phần thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển.
Giá cả và giao dịch trong những năm này đều tăng cao, bất động sản trở thành kênh đầu tư thu hút rất nhiều tầng lớp tham gia. Với 2 cơn sốt nhà đất vào các năm 2001-2003 và 2007-2008, giá nhà đất tăng lên nhiều lần, hoàn toàn vượt khỏi tầm với của những người có thu nhập từ thấp đến trung bình tại các thành phố lớn như Hà Nội hay Thành phố Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, từ giữa năm 2008, thị trường bất động sản Việt Nam rơi vào chu kỳ thoái trào. Giá nhà đất sụt giảm ước tính 30-40% chỉ trong thời gian ngắn.
Thậm chí, tồn kho bất động sản năm 2012 lên tới trên 100.000 tỉ đồng. Nợ xấu của nhiều doanh nghiệp bất động sản có nguy cơ tăng vọt. Lạm phát thực sự bùng nổ khiến Ngân hàng Nhà nước phải thắt chặt các chính sách tiền tệ.
Kể từ năm 2012, cơ quan quản lý nhà nước đã nỗ lực ban hành nhiều chính sách và các gói kích cầu kinh tế nhằm thu hút đầu tư và tháo gỡ khó khăn cho thị trường. Do đó, thị trường bắt đầu có những chuyển biến tích cực.
Đặc biệt là doanh nghiệp đầu tư phát triển các dự án nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá rẻ được giảm nghĩa vụ tài chính cùng với gói tín dụng 30 nghìn tỉ đồng được đưa ra đã từng bước giúp thị trường bất động sản Việt Nam dần phục hồi dù tồn kho vẫn còn nhiều và chưa được giải quyết hết.
Thị trường lúc này đã “ấm dần,” “tan băng,” có xu hướng đi lên tương đối mạnh mẽ - chuyên gia này phân tích.
Bên cạnh đó, thị trường bất động sản bùng nổ ở các phân khúc cao cấp và du lịch nghỉ dưỡng. Điều này góp phần tạo ra một diện mạo hoàn toàn mới cho các tỉnh thành có vị trí địa lý và thiên nhiên ưu đãi như Bà Rịa-Vũng Tàu, Phú Quốc, Đà Nẵng, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Hải Phòng...
Kể từ năm 2018 đến nay, Việt Nam tiếp tục là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực.
Mới đây, Ngân hàng Thế giới (WB) cũng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2020 đạt 3,0% và kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi tương đối nhanh chóng và sẽ có tốc độ tăng trưởng 6,8% vào năm 2021.
Các yếu tố kinh tế vĩ mô và tài khóa ổn định với mức tăng trưởng GDP như dự báo, các chuyên gia của Savills cho rằng thị trường bất động sản Việt Nam đã được "thử lửa" trong chặng đường 25 năm qua và sẽ dễ dàng vượt qua giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 để tăng tốc.
Thu Hằng
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
Theo bà Nguyễn Thị Vân Khanh, Giám đốc cấp cao thị trường vốn JLL Việt Nam, nhiều nhà đầu tư (NĐT) châu Á vẫn tìm hiểu dự án BĐS có pháp lý sạch, quỹ đất sạch, trong đó quan sát và tìm kiếm các dự án có dấu hiệu giảm giá.
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
Trải qua 2 làn sóng Covid-19, thị trường bất động sản phía Nam chứng kiến loạt thương vụ mua bán - sáp nhập (M&A) “đình đám” với sự góp mặt của nhiều “ông lớn” trong và ngoài nước.
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Thị trường ô tô đang bước vào tháng thấp điểm nhất trong năm - tháng ngâu, dù các hãng và đại lý đang tìm mọi cách đẩy hàng thông qua chính sách giảm giá, khuyến mãi...
Bất động sản Long An chờ đòn bẩy phát triển
Là cầu nối giữa TP.HCM với các tỉnh miền Tây, có 3 mặt giáp TP.HCM, thị trường bất động sản Long An liên tục đón nhận dự án mới. Thế nhưng giới phân tích cho rằng bất động sản Long An vẫn đang thiếu đòn bẩy là hạ tầng giao...
GS. Đặng Hùng Võ: 'Bất động sản vùng ven Hà Nội khá khởi sắc'
Thị trường bất động sản vùng ven Hà Nội thời gian qua phát triển khá sôi động với nhiều dự án lớn gắn với những tên tuổi lớn trong lĩnh vực bất động sản. Xung quanh vấn đề này, Nhadautu.vn đã có cuộc trao đổi với GS. Đặng...
Xe máy ế ẩm, doanh số giảm phân nửa
Tình hình thị trường xe máy trong tháng 7 âm lịch ế ẩm là chuyện bình thường. Nhưng năm nay lại dính thêm dịch bệnh nên người dân cũng mua xe ít hơn hẳn.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...