Thị trường nước uống đóng chai: Thật, giả khó lường

15:28 | 02/01/2019

DNTH: Thật, giả khó lường, giá cả không đi đôi với chất lượng, nhiều thông tin quảng cáo gây nhầm lẫn… là những thách thức mà người tiêu dùng phải đối mặt trước thị trường nước đóng chai "như nấm mọc sau mưa".

Thị trường nước đóng chai "như nấm mọc sau mưa"

Nhu cầu sử dụng nước uống đóng chai, đóng bình ngày càng tăng cao, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm này mọc lên “như nấm mọc sau mưa” dẫn đến tình trạng bát nháo, đe dọa ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng.

Hiện nay trên thị trường nước uống đóng chai có rất nhiều thương hiệu, nhà sản xuất. Chiếm thế thượng phong ở thị trường nước uống đóng chai Việt Nam là sản phẩm nước tinh khiết, với các thương hiệu Aquafina (PepsiCo), Sapuwa (Công ty Nước uống Tinh khiết Sài Gòn) và Joy (Coca-Cola). Chiếm các mức thị phần thấp hơn là nhãn hiệu thuộc các cơ sở sản xuất theo mô hình gia đình như Evitan, Hello, Alive, Aquaquata, Bambi.

Ở phân khúc nước khoáng đóng chai, thương hiệu La Vie (hiện thuộc Nestlé) tiếp tục chiếm vị trí quán quân với tỉ lệ thị phần vượt xa 2 thương hiệu tiếp theo là Vital và Vĩnh Hảo. Phân khúc này còn gồm hơn 20 nhãn hàng khác như Thạch Bích, Đảnh Thạnh, Evian, Laska, Dakai, Water Maxx, Vikoda.

H9

Hỗn tạp các loại nước đóng chai 

Bên cạnh những nhãn hàng có tên tuổi, truyền thống trong nước và thế giới, tồn tại rất nhiều những doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ mặt hàng này. Số cơ sở sản xuất nước uống đóng chai cũng tăng nhanh theo nhu cầu người dân. Tuy nhiên bên cạnh sự nở rộ của mặt hàng này đang bộc lộ nhiều nỗi lo, đặc biệt là chất lượng.

Trước hết là tình trạng làm “nhái” những nhãn hiệu nổi tiếng ngày càng nhiều. Hãng Lavie phát hiện hơn 100 nhãn hiệu nước uống tinh khiết đang tiêu thụ trên thị trường “nhái” thương hiệu của công ty. Nhiều cơ sở sản xuất chỉ thêm sau chữ Lavie một vài mẫu tự hay cách viết khác di như Lavis, Leve, Lovea, Leva, Bavie… Hay hãng Aquafina thì có các sản phẩm nhái như Aquafona, Aquanova… thậm chí nhái luôn cả tên chính hãng rồi tung sản phẩm ra thị trường.

Hầu hết các sản phẩm này đều ăn theo tên của những sản phẩm, thương hiệu quen thuộc với người tiêu dùng. Nếu chỉ nhìn qua, khách hàng rất có thể nhầm lẫn bởi có rất nhiều điểm giống nhau về màu sắc, hình ảnh in trên bao bì,cùng kích cỡ, dung tích, màu sắc,...

Giá của nước uống đóng chai trên thị trường hiện nay chênh lệch khá nhiều. Các nhãn hiệu có uy tín như Lavie, Vital, Miru, Kim Bôi… thường có giá ổn định. Cùng loại 19 lít nước khoáng, trong khi Lavie có giá bán 55.000 đồng/bình; Kim Bôi có giá thành khoảng 50.000 đồng/bình thì Vinawa có giá 35.000 đồng/bình, Fresh được bán với giá 15.000 đồng/bình, Milowa 20.000 đồng/bình. Các loại nước khác cũng có giá dao động từ 15.000-50.000 đồng/bình khi giao tận nhà. Với mức giá chênh lệch lớn như trên, nhiều người tiêu dùng tiết kiệm sẽ chọn ngay sản phẩm rẻ tiền mà không cần đắn đo.

Khi tung sản phẩm ra thị trường, cơ sở nước uống nào cũng quảng cáo rằng sản phẩm được sản xuất theo quy trình tiên tiến, thiết bị hiện đại. Tuy nhiên, trên thực tế, ngoại trừ những loại nước uống đã khẳng định thương hiệu trên toàn quốc, được sản xuất và đóng chai trên công nghệ hiện đại, đạt chuẩn theo tiêu chuẩn quốc tế thì phần lớn các loại nước khác đều được sản xuất theo quy mô hộ gia đình, nhỏ lẻ và khó có thể kiếm chứng chất lượng.

Không chỉ với mặt hàng nước tinh khiết, các loại nước tăng lực, nước ngọt cũng xuất hiện hiện tượng làm “nhái” thành các sản phẩm như Red star, Red Domino, O2,..

Theo thông tin, số liệu, dữ liệu của các ngành hàng trong những năm gần đây, tồn tại số lượng không nhỏ các sản phẩm không đạt theo yêu cầu kỹ thuật, đặc biệt là sản phẩm nước uống qua lọc uống trực tiếp tại trường học, công sở, bệnh viện, nơi công cộng và nước uống đóng bình.

Thực tế hiện nay, một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng vẫn còn có thái độ chủ quan, thiếu hiểu biết đối với hàng giả, hàng nhái. Đặc biệt là ở khu vực nông nông, miền núi, sinh viên, người lao động phổ thông...khi mua sản phẩm họ thường có tâm lý chung là lựa chọn giá thành rẻ hợp với túi tiền để sử dụng chứ không quan tâm đến thương hiệu, xuất xứ hàng hóa.

Trong khi thị trường nước đóng chai vẫn còn "vàng thau lẫn lộn", người bán lẫn người mua đều lập lờ về sản phẩm mà họ tiêu thụ và người tiêu dùng sẽ là nạn nhân gánh chịu mọi hậu quả khi sử dụng phải sản phẩm kém chất lượng. Người tiêu dùng nên có kiến thức về hàng giả hàng nhái, khi mua nước uống đóng chai, chỉ nên chọn sản phẩm của những thương hiệu có uy tín, nước phải trong suốt không màu, không rêu cặn, vỏ chai còn mới, không bị trầy xước, được đóng chai, in và dán nhãn mác cẩn thận.

Nhiều chuyên gia cho biết, để xác định nước có nhiễm bẩn hay không, thường dựa trên các chỉ tiêu lý hóa, vi sinh và độc chất - kim loại nặng. Các chỉ tiêu lý hóa thông thường như màu, độ dẫn, kiềm Mg, Ca…, chỉ tiêu kim loại nặng hoặc chỉ tiêu vi sinh như E. Coli, Clostridium perfringens,… nếu những chỉ tiêu này vượt mức cho phép sẽ gây hại đến sức khỏe người tiêu dùng.

Khi uống trực tiếp những loại nước đóng bình kém chất lượng người dùng sẽ nhiễm các kim loại nặng, vi sinh vật, thậm chí là có cả những sinh vật mủ xanh (loại vi khuẩn gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho người như viêm màng tim, viêm đường hô hấp, viêm phổi, nhiễm trùng máu… ). Những loại chai nhựa, bình nhựa kém chất lượng khi đựng nước cũng sẽ rất gây hại.

Quan niệm sai lầm về nước đóng chai

H8

Nước đóng chai 

Trong thời gian gần đây, vấn đề vệ sinh của các loại nước uống đóng chai cũng được xã hội, ngành y tế và dư luận quan tâm nhiều. Các đợt thanh, kiểm tra tại các cơ sở sản xuất hầu hết cho thấy có sự lo ngại về nguồn nước sử dụng và vệ sinh của các loại chai, thùng nước sau súc rửa không bảo đảm…

Trên thực tế, có rất nhiều quan niệm sai lầm về nước đóng chai còn tồn tại trong quan niệm của người dùng:

Nước uống đóng chai tốt hơn nước máy

Với thông điệp quảng cáo của nhà sản xuất như: nguồn nước được lấy từ băng tuyết hay từ mạch nước ngầm của núi lửa… vẫn chỉ là quảng cáo.

Thực tế, một lượng không nhỏ các sản phẩm nước đóng chai có nguồn gốc từ nước máy được lọc sạch, cho thêm đường hoá học, màu nhân tạo cùng một số khoáng chất rồi đóng chai và bán ra thị trường.

Như vậy, một số loại nước đóng chai đều có chung nguồn gốc là nước máy.

Nước tinh khiết có vị ngon hơn

Nhiều người cảm giác nước tinh khiết nhất được tách muối và các khoáng chất trong quá trình chế biến nên có vị nhạt hơn. Mùi vị bình thường của nước được tạo thành từ muối natri, canxi, magiê và clorua. Nếu để lạnh qua đêm mà không đậy nắp, mùi của clorua sẽ bay hơi mất.

Đấy là lý do tại sao vị của nước tinh khiết lại khác vị của nước bình thường.

Uông nhiều nước tốt cho sức khỏe

Nhiều người hiểu rằng nước là yếu tố vô cùng cần thiết cho cơ thể, vậy nên uống càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, uống nước cũng rất cần khoa học. Nếu uống quá nhiều sẽ tiểu nhiều, gây áp lực cho thận; uống nước quá ít thì da khô, tóc dễ gãy, táo bón, sỏi thận…

Cần căn cứ vào nhu cầu cơ thể để bổ sung nước hợp lý, trung bình từ 1,5 đến 2 lít nước/người. Người chơi thể thao, lao động ngoài trời nắng cần uống nhiều hơn, do đó nên chủ động uống, không đợi khát mới uống.

Lựa chọn nước uống tốt nhất

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, loại nước tốt nhất cho cơ thể là nước lọc, nước đun sôi để nguội.

Khi nước sôi, tốt nhất là đun thêm vài phút rồi mới tắt bếp để diệt vi khuẩn hoàn toàn.

Nước đã đun sôi để nguội thì nên đun tới đâu uống tới đó, nếu để quá lâu sẽ làm thay đổi chất lượng nước. Nếu sử dụng bình lọc nước cần bảo hành và vệ sinh thường xuyên.

Thời điểm tốt nhất để bổ sung nước là vào buổi sáng sau khi thức dậy.

Theo SHTT

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài

Theo bà Nguyễn Thị Vân Khanh, Giám đốc cấp cao thị trường vốn JLL Việt Nam, nhiều nhà đầu tư (NĐT) châu Á vẫn tìm hiểu dự án BĐS có pháp lý sạch, quỹ đất sạch, trong đó quan sát và tìm kiếm các dự án có dấu hiệu giảm giá.

M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch

Trải qua 2 làn sóng Covid-19, thị trường bất động sản phía Nam chứng kiến loạt thương vụ mua bán - sáp nhập (M&A) “đình đám” với sự góp mặt của nhiều “ông lớn” trong và ngoài nước.

Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu

Thị trường ô tô đang bước vào tháng thấp điểm nhất trong năm - tháng ngâu, dù các hãng và đại lý đang tìm mọi cách đẩy hàng thông qua chính sách giảm giá, khuyến mãi...

Bất động sản Long An chờ đòn bẩy phát triển

Là cầu nối giữa TP.HCM với các tỉnh miền Tây, có 3 mặt giáp TP.HCM, thị trường bất động sản Long An liên tục đón nhận dự án mới. Thế nhưng giới phân tích cho rằng bất động sản Long An vẫn đang thiếu đòn bẩy là hạ tầng giao...

GS. Đặng Hùng Võ: 'Bất động sản vùng ven Hà Nội khá khởi sắc'

Thị trường bất động sản vùng ven Hà Nội thời gian qua phát triển khá sôi động với nhiều dự án lớn gắn với những tên tuổi lớn trong lĩnh vực bất động sản. Xung quanh vấn đề này, Nhadautu.vn đã có cuộc trao đổi với GS. Đặng...

Xe máy ế ẩm, doanh số giảm phân nửa

Tình hình thị trường xe máy trong tháng 7 âm lịch ế ẩm là chuyện bình thường. Nhưng năm nay lại dính thêm dịch bệnh nên người dân cũng mua xe ít hơn hẳn.

XEM THÊM TIN