Thiết thực từ những mô hình khởi nghiệp sáng tạo ở trường nghề

11:56 | 10/10/2021

DNTH: Nếu khởi nghiệp trong môi trường học đường giờ đây không còn quá xa lạ với các học sinh, sinh viên, thì khởi nghiệp (start-up) ở các trường nghề lại được ví như “vườn ươm” các start-up trẻ. Nơi đây, các bạn trẻ có nhiều điều kiện thuận lợi từ lên ý tưởng đến thực hiện và áp dụng vào thực tiễn.

Dự án khởi nghiệp phục vụ công tác phòng, chống dịch

Trong giai đoạn hiện nay, các ý tưởng, dự án liên quan đến vấn đề rất nóng, rất thời sự phòng, chống Covid-19 được các nhóm bạn trẻ của trường nghề quan tâm, thực hiện

Từ tháng 6/2020 đến nay, khi đến trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội, ai cũng có thể thấy ứng dụng máy rửa tay khử khuẩn không tiếp xúc ngay từ cổng trường

Thầy Trần Ngọc Quý, giảng viên khoa Cơ khí, chủ nhiệm “sáng kiến” trên cho biết: “Máy phun dung dịch sát khuẩn tay tự động có cấu tạo nhỏ gọn, dễ sử dụng, chi phí hợp lý, có thể hoạt động trong thời gian dài. Máy sử dụng bộ phận cảm biến từ được kích ứng nên dễ dàng và tiện lợi những nơi tập trung đông người trong việc rửa tay.

Thiết bị rất dễ dàng sử dụng, hoàn toàn tự động, không cần chạm tay nên thuận tiện trong việc rửa tay cũng như giảm nguy cơ lây nhiễm chéo thông qua thiết bị trong bệnh viện. Đồng thời, với chi phí hợp lý, việc sử dụng máy phun dung dịch sát khuẩn tay tự động sẽ giúp đem đến nhiều hiệu quả trong công tác khám, chữa bệnh; Nâng cao tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay của sinh viên”.

Sản phẩm máy rửa tay sát khuẩn không tiếp xúc
Sản phẩm máy rửa tay sát khuẩn không tiếp xúc
 

Hiện ngoài việc được sử dụng phòng chống dịch bệnh Covid-19 cho cán bộ, công nhân viên, sinh viên nhà trường, đây còn là học cụ tốt để áp dụng vào công tác đào tạo, giảng dạy các môn học thuộc nghề hàn và chế tạo thiết bị cơ khí.

Trường đã thương mại hóa được hơn 30 sản phẩm cho các đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội góp phần chung tay đẩy lùi dịch bệnh. Sản phẩm đạt giải đặc biệt trong Cuộc thi “ Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp HHT 2020”; Giải ba cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp Hà Nội 2020”; Giải khuyến khích Cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp Quốc gia 2020”; Lọt top 20 sản phẩm tiêu biểu Thủ đô năm 2020.

Tiếp nối thành công đó, đầu năm 2021, nhóm start-up của trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội do thầy Lã Đình Hội, trưởng bộ môn Cơ điện tử đã chế tạo “Buồng khử khuẩn y tế phòng, chống dịch Covid-19”.

Sản phẩm đánh dấu bước đột phá trong sản xuất sản phẩm công nghệ cao của trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội, đồng thời đánh dấu việc đưa sản phẩm công nghệ cao vào ứng dụng sản xuất và đào tạo.

Hiện sản phẩm được sử dụng để phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại nhà trường, giúp tăng năng suất khử khuẩn, giảm thời gian khử khuẩn và tăng được số lượt khử khuẩn hơn so với thủ công; Thay thế con người làm việc ở các khu vực có nguy cơ cao nhiễm bệnh (nhất là khu vực ký túc xá của trường đang được sử dụng làm nơi cách ly tập trung của TP Hà Nội).

Sản phẩm sau khi được nghiệm thu đã được áp dụng ngay vào công tác giảng dạy mô đun học tích hợp tại Khoa Cơ khí của trường.

Sản phẩm làm ra có giá khoảng 20 triệu đồng, so với thiết bị tương tự ngoài thị trường là 50 triệu đồng. Theo thầy Hội, giá cả chính là “sức cạnh tranh lớn” để sản phẩm thương mại hoá trong thời gian tới.

Có thể nói, tinh thần khởi nghiệp của các bạn trẻ rất đáng hoan nghênh. Những start-up thành phẩm đưa ra ứng dụng khá hoàn chỉnh, được chấp nhận. Đặc biệt là những sản phẩm được áp dụng ngay trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 còn đang diễn biến phức tạp.

Mặc dù chưa có con số thống kê “những đơn hàng” từ những dự án khởi nghiệp trong nhà trường nhưng có một thực tế là thành công của các em sinh viên không phải xuất phát từ khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường mà là sau khi em tốt nghiệp mới là tiếp nối của quá trình thành công.

Khi đó, các em biết nắm bắt, tận dụng cơ hội để khởi nghiệp từ những dự án đã triển khai hoặc đơn giản là cơ sở để các doanh nghiệp “dám” đầu tư vào các nhân tố “dám” nghĩ, dám khởi nghiệp ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Ưu thế của start-up từ trường nghề

Nếu khởi nghiệp ở các trường học dễ thất bại khi triển khai, hoặc không đi đến cuối hành trình vì không có “bà đỡ” là doanh nghiệp thì khởi nghiệp ở các trường nghề lại có ưu thế lớn.

Theo đó, cac doanh nghiệp đóng vai trò hỗ trợ khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhằm mục đích thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và tự tạo việc làm của người học.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng trang bị các kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho người học tự tin, chủ động, sáng tạo trong việc khởi nghiệp, chủ động tìm việc làm, tự tạo việc làm sau khi tốt nghiệp.

Đồng thời, nâng cao năng lực các cơ sở giáo dục nghề nghiệp về đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện người học và hỗ trợ người học khởi nghiệp và tự tạo việc làm. Tạo môi trường thuận lợi hỗ trợ người học khởi nghiệp. Tìm kiếm và giới thiệu các ý tưởng, dự án khởi nghiệp của người học để giới thiệu cho các nhà đầu tư; tăng cường xã hội hóa công tác hỗ trợ người học khởi nghiệp và tự tạo việc làm.

Sản phẩm buồng khử khuẩn
Sản phẩm buồng khử khuẩn
 

Đối với học viên, khi được đào tạo tại trường đã được định hướng, xây dựng ý tưởng, có chuyên môn, kỹ thuật, được thực hành với máy móc, công nghệ khá sớm, có tay nghề giỏi là những điều kiện thuận lợi mà học sinh, sinh viên trường nghề tự trang bị cho bản thân khi được đào tạo ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Trong bối cảnh công nghiệp 4.0, đào tạo nghề được phát triển mạnh cả về quy mô và chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững. Trước sự chuyển dịch đó, học sinh, sinh viên trong các trường nghề ngày càng có lợi thế hơn về tay nghề cao, nhanh nhạy với công nghệ để biến đam mê, ý tưởng thành hiện thực.

Đặc biệt, nhờ có sự liên kết chặt chẽ, mối quan hệ với nhiều doanh nghiệp trên địa bàn, trong nước và nước ngoài nên các trường nghề ở Hà Nội có thuận lợi trong việc kêu gọi các doanh nghiệp hỗ trợ ý tưởng, dự án khởi nghiệp; Hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị cơ bản để hình thành các trung tâm, câu lạc bộ khởi nghiệp...

Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo đà, thúc đẩy, hạn chế tới mức thấp rủi ro khởi nghiệp của các start-up trong trường nghề.

 

Copy Link

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Lãnh đạo cấp cao T&T Group làm Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam

DNTH: Phó Tổng giám đốc Tập đoàn T&T Group chính thức được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam.

5 kỹ năng vận hành doanh nghiệp vừa và nhỏ

DNTH: Quản lý và vận hành doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) luôn đem đến nhiều thách thức cho nhà quản trị khi phải đối mặt với hàng loạt vấn đề từ kinh doanh, nhân lực, quản lý nội bộ… Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông...

VinUni khánh thành Trung tâm Trí tuệ Môi trường đầu tiên tại Việt Nam

DNTH: Ngày 13/3, Trường Đại học VinUni chính thức khánh thành Trung tâm Trí tuệ Môi trường (Center for Environmental Intelligence - CEI), đánh dấu bước phát triển quan trọng của “ngôi trường 5 sao”. Cột mốc này cũng tạo nền tảng góp phần...

T&T Group và SHB tổ chức ngày hội Văn hóa quy mô 15.000 người, sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới

DNTH: Với chủ đề “Vững bước vào kỷ nguyên mới”, sự kiện không chỉ là cơ hội tăng cường giao lưu, trao đổi văn hóa nội bộ mà còn tiếp thêm động lực, thổi lên ngọn lửa nhiệt huyết tới các cán bộ nhân viên; khẳng định...

Vinfast được TIME vinh danh trong top 500 Công ty tốt nhất 2025

DNTH: Hà Nội, ngày 10/3/2025 - VinFast được Tạp chí TIME (Mỹ) xếp thứ 101 trong danh sách 500 công ty thuộc top “Công ty tốt nhất châu Á – Thái Bình Dương 2025” (ASIA-PACIFIC'S BEST COMPANIES OF 2025). VinFast được đánh giá thuộc nhóm công ty...

PV GAS cung cấp LNG để vận hành thương mại các Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 của PV Power

DNTH: Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) và Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) đã ký kết hợp đồng cung cấp LNG cho vận hành thương mại 2 Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4, đánh dấu sự kiện PV GAS trở thành nhà...

XEM THÊM TIN