“Thịt lợn thảo dược” một bước tiến lớn cho ngành chăn nuôi
01:16 | 24/03/2022
DNTH: Thịt lợn luôn có mặt trong những bữa cơm của gia đình Việt. Nhưng hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thịt chứa tồn dư thuốc kháng sinh, chất tạo nạc… gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khoẻ của con người. Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp hữu cơ Bình Minh với mô hình chăn nuôi khép kín “Lợn thảo dược”, không kháng sinh, không chất tạo nạc và các chất cấm khác. Từ "lợn thảo dược", HTX đã thu được nhiều thành quả, một số sản phẩm trong đó đạt tiêu chuẩn Ocop 3 sao của tỉnh Bắc Giang.
Hướng đi mới cho ngành chăn nuôi
Có rất nhiều cách để chăn nuôi lợn, nhưng chăn nuôi như thế nào cho khoa học, tạo ra một con lợn “sạch” lại là một vấn đề mà rất ít người có thể giải đáp được. Hiện ở huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang, HTX nông nghiệp hữu cơ Bình Minh đang thực hiện theo mô hình chăn nuôi mới - dùng các loại thảo dược và men vi sinh để làm thức ăn cho vật nuôi. Anh Nguyễn Ngọc Hải là người tiên phong thực hiện chăn nuôi theo mô hình hữu cơ này với nhiều kết quả đáng ngưỡng mộ và cần nhân rộng.
Trước đây, khi chưa chuyển sang làm HTX, anh Hải hoạt động trong ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi. Trong quá trình công tác, anh được những chuyên gia Nhật Bản hướng dẫn về ứng dụng ủ men thức ăn bằng chế phẩm vi sinh. Ứng dụng này sẽ giúp tăng sức để kháng trong cơ thể vật nuôi cụ thể là lợn và tạo ra nhiều vi khuẩn có lợi. Vì vậy, lợn sẽ không bị bệnh mà phát triển tốt hơn. Bằng cách này sẽ giúp người dân trong quá trình chăn nuôi lợn không cần phải sử dụng đến kháng sinh hay bất kì loại thuốc nào.
Tuy nhiên, nhược điểm của ứng dụng ủ mem là không làm quy mô lớn được. Câu hỏi và câu trả lời này khiến anh Hải đau đáu khôn nguôi. Cơ duyên đến khi anh Hải gặp được chị Nguyễn Diệu Thuý đang công tác ở Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam. Tại đây, chị Thuý đã chia sẻ cho anh Hải hiểu thêm về cách tạo ra men vi sinh chứa bào tử chịu được ở nhiệt độ cao. Từ đó, anh Hải đã áp dụng công nghệ này để chế tạo ra cám vi sinh Ansa Food.
Cám vi sinh Ansa Food có thành phần nguyên liệu chính từ thiên nhiên như: khô đậu nành, tấm gạo, ngô, cám mì… có 4 loại men vi sinh là: bacillus subtilis, bacillus clausii, bacillus licheniformis, bacillus coagulans, cộng thêm một số loại thảo dược cốt khí tia, xuyên tâm liên, hạ diệp châu… khi cám men vi sinh được đưa vào bên trong hệ tiêu hoá của lợn sẽ được chuyển hoá rất nhanh, hấp thụ thức ăn một cách dễ dàng và triệt để nhất. Tạo môi trường tăng lợi khuẩn, giúp cân bằng sinh học trong cơ thể lợn. Và cái tên “lợn thảo dược” đã ra đời và được anh đặt dấu, đặt tên với nhiều thành quả tốt, được người tiêu dùng đón nhận tích cực.
Khó khăn không nản - thành quả ngang tầm!
Anh Hải cho hay, vào năm 2015 anh bắt đầu cùng một số thành viên trong HTX thực hiện mô hình chăn nuôi. Không may mắn khi cuối năm 2015 dịch tả lợn châu Phi hoành hành. Thời điểm đó, giá lợn bắt đầu giảm, rất nhiều thành viên trong HTX lao đao. Nhưng những khó khan đó đã không thể làm nản chí những người dám đương đầu, anh quả quyết chia sẻ: “cứ lỗ lại đi vay, thời điểm khó khăn nhất là năm 2017, thua lỗ đến gần 10 tỷ”. Đến tận cuối năm 2018, tình hình dịch được kiểm soát, giá thịt lợn cũng bắt đầu tăng. Nhưng để luôn bình ổn giá cho “lợn thảo dược” anh Hải lại lần nữa tìm hướng giải quyết.
Thấu hiểu được nhu cầu thị trường và thị hiếu khách hàng, một khu chế biến khép kín được ra đời nhằm nâng cao được giá thành của sản phẩm, phân bổ được lợi ích trong chuỗi và giúp sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng. Cơ sở bắt đầu hoạt động từ năm 2019 đã đem lại nhiều thành quả, kèm theo đó là những bước tiến mới của “lợn thảo dược”. Được biết, năm 2020 và năm 2021 giá thịt lợn đã tăng mạnh, các thành viên trong HTX đã có thu nhập ổn định về mặt kinh tế.
Năm 2021, doanh thu riêng của khu chế biến là 12 tỷ đồng/năm. Hiện tại, HXT có 6.000 con lợn thịt và 600 con lợn nái. Với các sản phẩm như: giò, chả, xúc xích, nem chua, lạp sườn... thị trường tiêu thụ chính là Hà Nội, Bắc Ninh và những hệ thống của hàng sạch như: Sói Biển, Bác Tôm,...
Là một người ham học hỏi, tìm tòi anh chia sẻ rất cởi mở về mô hình của mình để bà con có thể học hỏi hay đến học tập, liên kết… anh hải cho biết, về quy trình khép kín của HTX: đầu tiên là khâu chọn giống, sau đó đưa về chăn nuôi sử dụng cám vi sinh để làm thức ăn hàng ngày. Tiếp đó, khi lợn đã đủ thể trọng để xuất chuồng thì sẽ được đưa về chế biến, trước khi đưa lợn đi giết mổ, lợn sẽ được nhốt lại một ngày để giảm stress, qua đó sẽ đảm bảo chất lượng của thịt hơn. Sau đó, lợn sẽ được pha lọc, phân loại đến các phòng xay, phòng hấp và phòng đóng gói. Tất cả quá trình thực hiện luôn được đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt, khu chế biến ở đây chỉ dùng nước sát khuẩn từ thiên nhiên, được ủ từ vỏ dứa, xả, tỏi… chứ không dùng hoá chất để sát khuẩn.
Thời gian tới đây, mong muốn của anh Hải là mở rộng phát triển thành khu du lịch sinh thái nông nghiệp đầu tiên của huyện để nhân rộng mô hình. Anh dự kiến diện tích rộng 5 ha sẽ hoàn thành sau 2025, điều này khiến chúng tôi rất vui mừng và nể phục trước vị thuyền trưởng đầy tâm - tầm này.
“Lợn thảo dược” là một bước tiến mới cho ngành chăn nuôi đang hướng về thực phẩm sạch, mang lại lợi nhuận kinh tế cao, đảm bảo an toàn sức khoẻ cho người tiêu dùng. Đây cũng là hướng đi sáng cho HTX nông nghiệp hữu cơ Bình Minh. Hy vọng, với cách làm và mô hình của anh Hải sẽ được nhân rộng hơn ở các tỉnh, thành khác. Và chắc chắn HTX nông nghiệp hữu cơ Bình Minh sẽ ngày càng phát triển nhảy vọt không chỉ trong nước mà vươn ra thị trường quốc tế./.
Đăng Hưng - Phạm Minh
Cùng chuyên mục
- Tags:
- Ocop Hiệp Hoà /
- Lợn thảo dược Bình Minh /
- Lợn Ocop /
- Lợn thảo dược /
- Lợn sạch /
- Ocop Bắc Giang /
- huyện Hiệp Hoà /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Hội chợ hàng OCOP năm 2024 - tăng lòng tin của người tiêu dùng với sản phẩm Việt
DNTH: “Hội chợ hàng OCOP năm 2024” do Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) tổ chức, sẽ diễn ra từ ngày 20-23/12/2024 tại Công viên Cầu Giấy (quận Cầu Giấy, Hà Nội) và từ ngày 26- 29/12/2024...
Xuất khẩu rau quả dự kiến đạt 7,2 tỷ USD
DNTH: Ngành rau quả Việt Nam sẽ lập mốc kỷ lục 7 tỷ USD, thậm chí có thể vượt mọi dự báo với con số 7,2 tỷ USD trong năm 2024, theo Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam.
Xuất khẩu gạo năm 2024 có thể đạt kỷ lục 9 triệu tấn
DNTH: 11 tháng, xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt gần 8,5 triệu tấn, các chuyên gia cho rằng năm 2024, xuất khẩu gạo Việt Nam có thể đạt kỷ lục với 9 triệu tấn.
Giá lúa tại Trà Vinh tăng thêm 800 đồng/kg
DNTH: Từ đầu tháng 12/2024 đến nay, giá lúa tươi đầu vụ Thu Đông tại tỉnh Trà Vinh đã tăng thêm bình quân 800 đồng/kg.
Xuất khẩu nông nghiệp 11 tháng cao kỷ lục
DNTH: Kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp 11 tháng đầu năm 2024 của Việt Nam ước đạt 5,3 tỷ USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP ra thị trường quốc tế
DNTH: Năm 2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tiếp tục cùng Trung tâm Xúc tiến Thương mại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Không gian trưng bày, quảng bá sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ, nông sản thực...
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
-
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu để cho vay mua nhà ở xã hội
-
Sẵn sàng hỗ trợ chuyển đổi công việc cho dân làng nghề Mẫn Xá
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...