Thứ hai, 29/05/2023, 05:43

tapchidoanhnghiepvathuonghieu@gmail.com

024.6657.6928 / 0988.009.916

© Chỉ được phát hành lại thông tin khi có sự đồng ý bằng văn bản của
Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn

Tin tức kinh tế Thị trường

Thời điểm vàng phá băng ngành du lịch

Ông Nguyễn Trùng Khánh, Tổng cục trưởng Tổng cục Du Lịch cho biết, trước bối cảnh đất nước dần trở lại bình thường, Tổng cục Du lịch nhận thấy đây là thời điểm vàng để phá băng du lịch. Việc kích cầu hiện nay giúp các doanh nghiệp du lịch vượt qua khủng hoảng bởi COVID-19.

Tại Hội nghị "Giới thiệu thời điểm vàng để khám phá du lịch Việt Nam" diễn ra chiều 16/5 tại Sầm Sơn với nhiều lãnh đạo địa phương, Bộ Văn hoá - Thể thao du lịch, Tổng Cục du lịch, ông Khánh cho rằng, nhìn lại những tháng đầu năm, từ tháng 3, Việt Nam đã hạn chế các đường bay quốc tế, giảm 18,1% so với cùng kỳ 2019. Việc tạm ngừng các hoạt động du lịch không chỉ tác động nặng nề tới người lao động trong ngành du lịch mà còn ở tất cả các ngành.

Theo đó, Tổng cục đề nghị các hiệp hội, doanh nghiệp, hãng hàng không, vận tải du lịch cùng hợp tác kích cầu để khôi phục du lịch nội địa. Từng doanh nghiệp cùng chung tay kích cầu du lịch. Hội nghị phát động chương trình Người Việt Nam du lịch Việt Nam, thông tin rộng rãi tới các địa phương, vận động các doanh nghiệp tham gia... xây dựng các chương trình kích cầu khuyến mại, cung cấp thông tin về dịch vụ giá cả khuyến mại, đồng thời xây dựng sản phẩm du lịch mới, các hãng hàng không doanh nghiệp vận tải cùng giảm giá vé cùng các doanh nghiệp, điểm đến giảm giá vé. Thời gian tới quảng bá các sản phẩm để chương trình đạt thành công.

Thời điểm vàng phá băng ngành du lịch

Bà Emily Nguyễn - đại diện Google châu Á - Thái Bình Dương chia sẻ, COVID-19 đã khiến nhu cầu du lịch đến các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương giảm 8,6% so với năm ngoái. Tuy nhiên, chúng ta bắt đầu thấy có sự phục hồi về nhu cầu du lịch ở Việt Nam từ giữa tháng 4 đến nay khi giãn cách xã hội được nới lỏng. Sự phục hồi này đa phần nhờ vào nhu cầu du lịch nội địa. Tìm kiếm liên quan đến chuyến bay nội địa chiếm 85% trong 30 ngày vừa qua và tăng 85% trong thời gian cùng kỳ. Các điểm đến được nhiều người tìm kiếm nhất trong 30 ngày qua lần lượt là TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Đà Lạt, Phú Quốc, Nha Trang, Huế, Quy Nhơn...

Đại diện địa phương, ông Cao Tường Huy - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho hay, trong Q1/2020, tổng khách du lịch đến Quảng Ninh giảm 72%, trong đó khách quốc tế giảm 70%, khách nội địa giảm 75%. Tổng thu từ du lịch trong Q1/2020 giảm 72% so với cùng kỳ năm 2019. Quảng Ninh xác định du lịch là một ngành mũi nhọn, như năm ngoái đóng góp 12,5% GDP. Riêng Hạ Long, trong Q1/2020 khách du lịch đến chỉ đạt 43% so với cùng kỳ năm ngoái.

Về chính sách cho du lịch, ông Huy cho biết: “Cách đây 4 ngày Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã họp ban hành nghị quyết hỗ trợ kích cầu với rất nhiều ưu đãi, như miễn giảm lệ phí với tất cả khách đến tham quan Hạ Long, khu du tích Yên Tử, bảo tàng... Chúng tôi nhận tuyến xe buýt từ cảng hàng không Vân Đồn đến Uông Bí, trước đó xe chỉ đến Hạ Long. Tổng số tiền miễn hỗ trợ lên đến hơn 200 tỷ đồng”.

Còn đại diện của tỉnh Thừa Thiên Huế , ông Phan Thiên Định chia sẻ: “Ngay khi đại dịch có xu hướng giảm, chúng tôi đã triển khai một đề án kích cầu du lịch. Để phát triển du lịch nội địa nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng, tôi nghĩ cần phải tạo ra hệ sinh thái là các nhà hàng, dịch vụ, khách sạn. Trong giai đoạn đầu, trước lễ 30/4 tới 7/5, chúng tôi đã miễn phí vé thăm quan Đại Nội. Sau đó, chúng tôi tiếp tục đề nghị Hội đồng nhân dân giảm 50% phí tham quan từ ngày 8/5 đến 8/7. Sau đó, Ủy ban nhân dân tỉnh được pháp chủ động giảm phí tham quan.

Theo Tiền phong

Cùng chuyên mục

Bán lẻ “offline” vẫn sống khoẻ thời mua sắm online?

Bán lẻ “offline” vẫn sống khoẻ thời mua sắm online?

Các gian hàng “offline” sẽ trở thành điểm trưng bày sản phẩm, tích hợp với công nghệ để tăng trải nghiệm mua sắm cho khách hàng… Các trung tâm thương mại hiện đại không những không “chết yểu” mà còn có cơ hội bứt phá cùng kỷ nguyên mua sắm trực tuyến.
Hà Nội: Độc đáo quất bonsai trồng trên lưng heo đất chào Xuân Kỷ Hợi 2019

Hà Nội: Độc đáo quất bonsai trồng trên lưng heo đất chào Xuân Kỷ...

Nhằm bắt kịp trào lưu đón Xuân Kỷ Hợi 2019 cùng con heo vàng, nhiều nhà vườn ở phường Tứ Liên (quận Tây Hồ, Hà Nội) đã trồng những cây quất bonsai trên lưng những chú lợn đất để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng.
Dược phẩm Trung ương 3 “bỏ túi” 65,2 tỷ đồng sau khi bán đấu giá 850.000 cổ phiếu

Dược phẩm Trung ương 3 “bỏ túi” 65,2 tỷ đồng sau khi bán đấu giá...

DNTH: Mới đây, Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 3 (HNX – Mã chứng khoán: DP3) đã ra thông báo về việc đấu giá thành công 850.000 cổ phiếu, thu về hơn 65,2 tỷ đồng. Trong phiên đấu giá, 25 nhà đầu tư đã đặt mua 2,06 triệu cổ phần, gấp 2,4 lần lượng chào bán ra công chúng.
Việt Nam chi 1,8 tỷ USD nhập ô tô năm 2018

Việt Nam chi 1,8 tỷ USD nhập ô tô năm 2018

Năm 2018, Việt Nam nhập khẩu 81.609 ô tô, với tổng kim ngạch 1,8 tỷ USD. Trong đó, nhiều nhất là ô tô nhập từ Thái Lan với 55.364 xe, từ Indonesia 17.146 xe.
Cổ phiếu ngành thép nổi sóng lớn đầu xuân Kỷ Hợi

Cổ phiếu ngành thép nổi sóng lớn đầu xuân Kỷ Hợi

Chỉ trong 4 phiên giao dịch đầu xuân Kỷ Hợi, cổ phiếu NKG của Thép Nam Kim đã tăng tới trên 25%, trong đó có 3 phiên tăng trần. Các cổ phiếu khác như HSG, HPG, VGS đều ghi nhận mức tăng "khủng", lần lượt 17%, 13,5% và 29%.
Những ngân hàng chung cảnh BIDV bán phát mại căn hộ vài lần vẫn 'ế'

Những ngân hàng chung cảnh BIDV bán phát mại căn hộ vài lần vẫn 'ế'

BIDV, Sacombank, Agribank có nhiều lần phát mại tài sản nhưng không thành công, phải bán hạ giá hoặc cho thanh toán trả chậm khoản vay mua tài sản. Một số ý kiến cho rằng mua tài sản phát mại nên thấp hơn 20% giá trị thị trường để ở, không nên mua đầu tư.
Việt Nam đón đầu thị trường khách du lịch quốc tế

Việt Nam đón đầu thị trường khách du lịch quốc tế

Ðể có thể mở cửa đón khách du lịch quốc tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố liên quan. Theo các nhà quản lý và hoạt động du lịch, ngay từ lúc này, Việt Nam cần xây dựng một chiến lược tổng thể và có kế hoạch hành động ngay để đón đầu thị trường khách quan trọng này.
Thị trường bánh kẹo Tết: Hàng Việt ganh đua cùng hàng ngoại

Thị trường bánh kẹo Tết: Hàng Việt ganh đua cùng hàng ngoại

Tại các siêu thị, trung tâm thương mại, chợ truyền thống, cửa hàng tạp hóa trên địa bàn Hà Nội, các mặt hàng bánh, mứt, kẹo chủ yếu là sản phẩm sản xuất trong nước đã được bày bán rất đa dạng nhằm phụ vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân. Tuy nhiên, hàng ngoại vẫn có chỗ đứng do nhiều ưu thế vượt trội.