Thủ phủ hồ tiêu Chư Pưh chuyển đổi sang mô hình trồng cây ăn trái

10:44 | 20/03/2021

DNTH: Từng khốn khổ, lâm cảnh nợ nần vì hồ tiêu dịch bệnh, rớt giá thì đến nay nông dân huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai đã được định hướng để chuyển đổi cơ cấu cây trồng thành các vùng chuyên canh cây ăn trái, vực dậy nền kinh tế vốn bị suy thoái từ hồ tiêu.

Gia đình ông Phan Văn Quý, thôn Thiên An, xã Ia Blứ là trong những hộ bước đầu thành công nhờ chuyển đổi hồ tiêu già cỗi sang trồng bưởi da xanh và cam sành. Sau 3 năm chăm sóc, vườn cây 3 ha của gia đình đã cho quả bói. 1 tấn bưởi và 20 tấn cam trong vụ thu hoạch bói, đã mang lại thu nhập cho ông quý hơn 240 triệu đồng, cao hơn rất nhiều so với thu nhập từ hồ tiêu trước đây.

"Giá cả hiện nay tương đối tốt, so với tiêu giá cũng hạ quá, gia đình tôi giờ chuyển đổi qua mấy loại cây này thì giá cũng tốt. Bưởi thì 1kg khoảng 40.000 đồng, còn cam sành 1 kg từ 10.000 - 12.000 đồng, ban đầu thì tôi thấy kinh tế cây cam, cây bưởi tốt hơn tiêu nhiều", ông Quý chia sẻ.

Thủ phủ hồ tiêu Chư Pưh chuyển đổi sang mô hình trồng cây ăn trái - Ảnh 1.
Cây ăn trái đang là hướng đi mới của nông dân huyện Chư Pưh.

Với bà con dân tộc thiểu số ít vốn, huyện Chư Pưh đã dành nhiều nguồn lực giúp bà con từng bước chuyển đổi. Như gia đình anh RLan Phương, xã Chư Đôn, được huyện hỗ trợ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và hệ thống tưới để chuyển đổi 5 sào hồ tiêu sang trồng giống bưởi đỏ Hòa Bình. Hiện ở năm thứ 2, bưởi phát triển khá tốt và đã có hoa bói.

Anh Phương rất hy vọng vào mùa thu hoạch đầu tiên vào cuối năm nay: "Bưởi nhà tôi trồng 2 năm rồi, chắc sang năm thứ 3 sẽ cho thu nhập cao, cảm ơn khuyến nông huyện Chư Pưh đã giúp đỡ gia đình tôi có nguồn thu ổn định".

Chư Pưh là vùng trọng điểm hồ tiêu của tỉnh Gia Lai với hơn 1700 ha, sau nhiều năm biến động xấu về giá, hạn hán cũng như bị sâu bệnh hoành hành khiến người trồng tiêu thiệt hại hàng trăm tỷ đồng và lâm vào cảnh khó khăn.

Thủ phủ hồ tiêu Chư Pưh chuyển đổi sang mô hình trồng cây ăn trái - Ảnh 2.
Ngành nông nghiệp huyện Chư Pưh tích cực giúp đỡ bà con trong phát triển cây ăn trái.

Theo ông Nguyễn Long Khánh, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chư Pưh, thực trạng này đặt ra cho địa phương một bài toán cấp thiết về chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong bối cảnh ngành hàng  hồ tiêu đang xảy ra nhiều bất cập.

"Huyện cũng đã điều tra đánh giá chất lượng đất đai để làm cơ sở căn cứ các vùng sản xuất chuyên canh tập trung để xác định những vùng đất phù hợp với những nhóm cây trồng nào thì tổ chức sản xuất chuyên canh tập trung theo từng khu vực, từng vùng sản xuất. Từ đó định hướng cho người dân sản xuất theo hướng liên kết để có chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng" - ông Khánh cho biết.

Với hơn 600 ha cây ăn trái được chuyển đổi từ hồ tiêu, đã và sắp cho thu hoạch, nông dân chư Pưh đang từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn. Cùng với các diện tích chuyển đổi, các doanh nghiệp nông nghiệp cũng đang đầu tư vào huyện những trang trại cây ăn trái lớn, đưa Chư Pưh thành vùng trọng điểm cây ăn trái của tỉnh Gia Lai.

Hoàng Quy

 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Người dân Nghệ An đứng ngồi không yên vì lúa không kết hạt

DNTH: Đã gần đến thời điểm thu hoạch vụ lúa Xuân 2025, nhưng nhiều hộ dân ở các huyện Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu (tỉnh Nghệ An) đứng ngồi không yên bởi gần 1.900 ha lúa thoái hóa đầu bông, gié; trổ không thoát, lép xanh, không...

Khuyến cáo nông dân tăng kiểm tra đồng ruộng, phòng trừ sâu bệnh hại lúa

DNTH: Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nội, dự báo thời gian tới, một số sinh vật gây hại như chuột, bệnh đạo ôn cổ bông, bọ rầy, bệnh khô vằn, bệnh đốm sọc vi khuẩn - bạc lá trên cây lúa; sâu đục...

Chông chênh nghề nuôi cá vược

DNTH: Có lợi thế lớn về diện tích và mặt nước trải rộng nhưng nghề nuôi cá vược trên địa bàn xã Diễn Vạn vẫn đối diện với nhiều khó khăn, thách thức.

Xâm nhập mặn giảm dần từ tháng 5

DNTH: Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, những ngày cuối tháng 4, thời tiết khu vực Nam Bộ phổ biến ngày nắng, đêm có mưa rào vài nơi. Nhiều khả năng mực nước tại các trên dòng chính sông Mekong biến đổi chậm và ở...

Từ phụ phẩm thành tiền tỷ: Doanh nghiệp nhỏ làm chủ cuộc chơi nông nghiệp tuần hoàn

DNTH: Từ vỏ trái cây, bã cà phê đến chất thải chăn nuôi – những thứ từng bị bỏ đi, nay trở thành nguồn thu hàng tỷ đồng mỗi năm cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Họ không chỉ kiếm tiền từ rác, mà còn mở ra hướng đi mới cho...

Máy sấy nông sản mini cho hợp tác xã nhỏ – Vì sao chính sách hỗ trợ vẫn chưa đến tay?

DNTH: Dù đã có nhiều chương trình hỗ trợ thiết bị chế biến sau thu hoạch, thực tế cho thấy rất ít hợp tác xã (HTX) nhỏ ở nông thôn tiếp cận được với máy sấy nông sản mini – một thiết bị tưởng chừng đơn giản nhưng lại...

XEM THÊM TIN