Thủ tướng chỉ đạo xử lý tình trạng chiếm đất 'ăn theo' quy hoạch sông Hồng

09:24 | 08/04/2021

DNTH: Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND TP Hà Nội và các cơ quan liên quan xử lý tình trạng chiếm đất ven sông Hồng.

Thời gian qua, báo chí phản án về việc Đề án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng hứa hẹn tạo ra sự chuyển mình cho thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, có một thực trạng khiến dư luận vô cùng quan ngại khi nhiều địa phương trên địa bàn đang để tình trạng chiếm dụng đất ven vùng quy hoạch, không chỉ đe dọa lợi ích phát triển kinh tế - xã hội, chỉnh trang đô thị mà còn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro trong công tác phòng, chống lũ lụt…

Về việc này, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND TP Hà Nội và các cơ quan liên quan nghiên cứu, xử lý.

Như Tiền Phong thông tin, sau khi Đề án quy hoạch phân khu sông Hồng được công bố thì tình trạng lấn chiếm, xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp ven sông Hồng diễn ra ồ ạt hơn.

Theo ghi nhận, dọc theo sông Hồng từ khu vực cầu Vĩnh Tuy (thuộc phường Long Biên) tới cầu Long Biên (phường Ngọc Lâm, quận Long Biên) thời gian qua xuất hiện tình trạng người dân đổ rác thải lấn chiếm. Lấn chiếm xong, có lô đất được quây tôn, thép b40, có thửa đất được xây dựng nhà tạm rồi dần biến thành nhà kiên cố. Hay dọc đường Thạch Cầu (phường Long Biên) nhà cấp bốn, nhà xưởng được quây tôn mọc lên san sát.

Thủ tướng chỉ đạo xử lý tình trạng chiếm đất ăn theo quy hoạch sông Hồng - Ảnh 1.
Nhiều khu đất ven sông Hồng bị lấn chiếm xong được quây tôn, thép b40, có thửa đất được xây dựng nhà tạm rồi dần biến thành nhà kiên cố.

Tại các phường Tứ Liên, Nhật Tân, Phúc Xá, Phúc Tân thuộc địa bàn quận Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm được coi là “điểm nóng” của tình trạng chiếm đất nông nghiệp ven sông Hồng.

Thậm chí, tại khu vực bãi giữa thuộc phường Tứ Liên, quận Tây Hồ bắt đầu xuất hiện thực trạng phân lô, chia thửa ngay trên hành lang thoát lũ...

Được biết, nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật về đê điều, thủy lợi trên địa bàn gây bức xúc cho dư luận thời gian qua, UBND TP. Hà Nội ban hành Chỉ thị số 07/CT-UBND ngày 30/3.

Lãnh đạo TP Hà Nội từng cho biết, đất bãi sông Hồng thuộc địa bàn các phường Tứ Liên, Phú Thượng (quận Tây Hồ) và một số vị trí thuộc phường Phúc Xá (quận Ba Đình), Phúc Tân (quận Hoàn Kiếm) hiện có tình trạng một số đối tượng xã hội đen lấn chiếm đất nông nghiệp xây nhà cấp 4 để bán...

Theo đó, UBND TP Hà Nội, yêu cầu các quận, huyện, thị xã tập trung chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, rà soát, đánh giá, tổng hợp các vụ việc vi phạm pháp luật về đê điều, thủy lợi trên địa bàn. Chủ trì, phối hợp với các sở ngành, đơn vị liên quan tổ chức xử lý vi phạm pháp luật về đê điều, thủy lợi.

Xử lý dứt điểm, đúng quy định pháp luật các vụ vi phạm tồn đọng, đặc biệt, các vụ vi phạm nghiêm trọng ảnh hưởng đến an toàn đê điều, công trình thủy lợi, thoát lũ, gây bức xúc trong dư luận.

Hà Nội cũng chỉ đạo các sở ngành, địa phương tăng cường kiểm tra, rà soát, có phương án quản lý, sử dụng đất tại các khu vực bãi sông, trong phạm vi bảo vệ đê điều, công trình thủy lợi trên địa bàn theo quy định của pháp luật, kiên quyết thu hồi theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý đối với diện tích đất bãi sông, trong phạm vi bảo vệ công trình đê điều, thủy lợi sử dụng sai mục đích, vi phạm pháp luật.

Các sở ngành, địa phương tập trung chỉ đạo cơ quan chuyên môn, UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định của pháp luật, phối hợp chặt chẽ với các hạt quản lý đê, các tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi đóng trên địa bàn quận, huyện, thị xã. Thường xuyên kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời từ khi vi phạm mới phát sinh. Tăng cường xử phạt vi phạm hành chính, buộc các đối tượng vi phạm khôi phục lại hiện trạng ban đầu hoặc tổ chức cưỡng chế theo quy định.

Ngoài ra, UBND TP cũng chỉ đạo Thanh tra TP Hà Nội chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thanh tra, làm rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về đê điều, thủy lợi, đề xuất xử lý theo quy định của pháp luật khi được UBND TP giao…

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024

DNTH: Năm 2024, đối mặt nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với sự đoàn kết, đồng lòng, nỗ lực vượt khó của toàn hệ thống chính trị và Nhân dân cùng cộng đồng doanh nghiệp, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Giang vẫn phục...

Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025

DNTH: Công an TP Hà Nội sẽ thực hiện hàng loạt biện pháp nhằm bảo đảm an ninh trật tự trong dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu để cho vay mua nhà ở xã hội

DNTH: Đề xuất triển khai gói ưu đãi 100.000 tỷ đồng cho vay nhà xã hội từ nguồn vốn trái phiếu, áp dụng trong 5 năm là một trong những nội dung được Bộ Xây dựng đưa ra tại Dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển...

Sẵn sàng hỗ trợ chuyển đổi công việc cho dân làng nghề Mẫn Xá

DNTH: Những ngày qua, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh Bắc Ninh về xử lý ô nhiễm môi trường tại làng nghề Mẫn Xã, xã Văn Môn, huyện Yên Phong, hoạt động sản xuất của làng nghề này đã dừng. Việc tháo dỡ các xưởng...

Lách luật quảng cáo tại các thùng rác công nghệ

DNTH: Đã 5 năm kể từ khi dự án dự án cung cấp, lắp đặt và duy tu thùng rác công nghệ với mục đích chứa rác phát sinh, rác tái chế của Công ty Cổ phần Công nghệ Xanh Goda khởi động, hàng loạt trụ rác trở thành nơi tập kết rác...

Hà Nội: Cận cảnh vị trí xây nhà hát Opera 10.000 tỷ đồng

DNTH: Theo đồ án Quy hoạch chi tiết khu vực trục không gian trung tâm bán đảo Quảng An (quận Tây Hồ) vừa được vừa phê duyệt, Nhà hát Opera Hà Nội khoảng 10.000 tỷ đồng sẽ là một dự án trọng điểm nâng tầm vị thế thủ đô.

XEM THÊM TIN