Thủ tướng: Chủ động đáp ứng chính sách xanh của Liên minh châu Âu
17:54 | 21/02/2025
DNTH: Thủ tướng yêu cầu triển khai các giải pháp thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, sản xuất, tiêu dùng, thương mại bền vững, đáp ứng các chính sách xanh của Liên minh châu Âu.

Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp chủ động đáp ứng chính sách xanh của Liên minh châu Âu. Ảnh: EU.
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký công điện số 17/CĐ-TTg ngày 20/02/2025 về việc tích cực, chủ động triển khai các giải pháp thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, sản xuất và tiêu dùng bền vững, thương mại bền vững đáp ứng các chính sách xanh của Liên minh châu Âu (EU).
Các thỏa thuận xanh của EU vừa là thách thức, nhưng cũng là cơ hội để Việt Nam chủ động chuyển đổi xanh một cách đồng bộ. Bởi vậy, việc đẩy mạnh triển khai các giải pháp phù hợp nhằm chủ động ứng phó và đáp ứng các chính sách xanh của EU là hết sức cấp thiết.
Hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng chính sách xanh
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi xanh, đẩy mạnh xuất khẩu và chuỗi bền vững, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công Thương tập trung ưu tiên nghiên cứu các quy định, tiêu chuẩn liên quan kinh tế tuần hoàn, thiết kế sinh thái, quản lý hóa chất độc hại, quản lý chất thải và các quy định về hàm lượng tái chế đối với một số vật liệu đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn quốc tế.
Tập trung hỗ trợ kỹ thuật về chuyển đổi xanh; tăng cường nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo, thúc đẩy chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu thực tiễn và xu thế phát triển của kinh tế số và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; chú trọng nghiên cứu và phát triển các nguyên, nhiên vật liệu mới, tái chế, tái tạo; các hóa chất xanh, thân thiện môi trường nhằm tạo ra các sản phẩm bền vững.
Xây dựng, hỗ trợ các hoạt động chứng nhận, dán nhãn sinh thái đối với các sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường và các quy định quốc tế; nâng cao năng lực, hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng báo cáo phát triển bền vững, thủ tục quốc tế về khai báo, thông tin về các yếu tố "xanh, bền vững, hữu cơ" của sản phẩm. Rà soát, nghiên cứu các chính sách xanh tại Thỏa thuận xanh châu Âu để kịp thời phổ biến, hướng dẫn và hỗ trợ doanh nghiệp.
Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ TN-MT tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các văn bản chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu; tổ chức triển khai kế hoạch hành động quốc gia về kinh tế tuần hoàn; thúc đẩy áp dụng các giải pháp phân loại rác tại nguồn, tăng cường thu gom, thu hồi, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế; hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.
Tăng cường triển khai các chính sách, quy định về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu, thúc đẩy áp dụng giải pháp phân loại rác tại nguồn, tăng cường thu gom, thu hồi, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế; hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.
Bộ trưởng các Bộ Xây dựng, GTVT, NN-PTNT, LĐ-TB-XH và các Bộ, ngành khác tập trung triển khai, thực hiện các nhiệm vụ được giao tại các văn bản chính sách pháp luật hiện hành về phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh. Trong đó, chú trọng đánh giá các quy định, chính sách xanh của EU; phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng các mô hình bền vững.

Việc thu gom, tái sử dụng rơm sau khi thu hoạch lúa là một trong những nỗ lực tiêu biểu của kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp. Ảnh: Kim Anh.
Bộ trưởng Bộ Tài chính và Kế hoạch-Đầu tư ưu tiên bố trí và huy động nguồn lực phù hợp trong việc triển khai các chương trình, nhiệm vụ liên quan đến phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn. Nghiên cứu, đánh giá các công cụ tài chính xanh của EU nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi xanh, thực hành sản xuất kinh doanh.
Thúc đẩy chuỗi tuần hoàn
Chủ tịch UBND các địa phương đẩy mạnh kế hoạch hành động của địa phương về sản xuất và tiêu dùng bền vững, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, tăng trưởng xanh; thúc đẩy phân loại rác tại nguồn, giảm thiểu, thu hồi, tái sử dụng, tái chế chất thải.
Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi xanh, đổi mới ứng dụng công nghệ, áp dụng các mô hình bền vững, tuần hoàn; tạo điều kiện phát triển các mô hình khu công nghiệp, cụm công nghiệp sinh thái, thúc đẩy chuỗi tuần hoàn nhằm giải quyết các vấn đề cấp thiết về ô nhiễm môi trường, thúc đẩy sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên, năng lượng, phát triển nguyên vật liệu tái chế, tái tạo.
Các địa phương phối hợp với các Bộ, ngành, Hiệp hội doanh nghiệp triển khai các chính sách, đề án, chương trình, kế hoạch về kinh tế tuần hoàn, sản xuất và tiêu dùng bền vững, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, ứng phó biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh.
Các Hiệp hội ngành hàng, Tổng giám đốc các Tổng công ty, Tập đoàn chủ động nắm bắt thông tin, nhu cầu thị trường; chú trọng xây dựng tiêu chí và nội dung về phát triển bền vững; khuyến khích các sáng kiến, phong trào thi đua nội bộ và thực hành sản xuất kinh doanh bền vững; tăng cường liên kết bền vững giữa doanh nghiệp với các bên nhằm thúc đẩy chuỗi bền vững, tuần hoàn.
Theo Nongnghiep.vn
Nguồn: https://nongnghiep.vn/thu-tuong-chu-dong-dap-ung-chinh-sach-xanh-cua-lien-minh-chau-au-d422065.html
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- chính sách xanh /
- Liên minh châu Âu /
- thương mại /
- Phát triển bền vững /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Bắc Bộ sắp có rét đậm, vùng núi có nơi rét hại
DNTH: Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, gần sáng 23/2, bộ phận không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ, phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ.

Miền Bắc đón không khí lạnh mới chuyển rét đậm
DNTH: Miền Bắc sắp đón đợt không khí lạnh mới, từ đêm 23/2, trời rét đậm, vùng núi có nơi rét hại, vùng núi cao có nơi dưới 7 độ C.

Miền Bắc tiếp tục "chìm" trong mưa phùn và sương mù
DNTH: Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc cho biết, thời tiết 10 ngày tới ở Hà Nội và các khu vực cả nước chủ yếu là mưa nhỏ, mưa phùn, sương mù. Đặc biệt, một đợt không khí lạnh mạnh dự kiến làm giảm hiện tượng nồm ẩm ở...

Thời tiết ngày 21/2: Bắc Bộ mưa ẩm, trời rét
DNTH: Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 21/2, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, Bắc Bộ có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù. Riêng khu vực Tây Bắc có mưa nhỏ vài nơi. Trời rét, vùng núi có nơi rét đậm.

Bộ Chính trị yêu cầu nghiên cứu bỏ cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh
DNTH: Đảng ủy Chính phủ nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, bỏ cấp huyện và sắp xếp cấp xã phù hợp với mô hình tổ chức mới.

Khơi thông nguồn lực của người nông dân, xây dựng thành công nông nghiệp sinh thái
DNTH: Văn phòng Chính phủ đã ban hành văn bản số 1311/VPCP-NN ngày 18/2/2025 truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện các giải pháp thúc đẩy, hỗ trợ nông dân sau Hội nghị đối thoại với nông dân năm 2024.
Đô thị cuộc sống
-
Sẽ phát triển phương pháp dự báo hạn hán sớm vài tháng
-
Đưa Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới: đích đến không còn xa
-
Nhà hàng, siêu thị mở bán buffet chay dịp Rằm tháng Giêng
-
Phòng ngừa khi thời tiết nồm ẩm
-
Cần cơ chế đặc thù cho đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng
-
Điều chỉnh giảm trừ gia cảnh: Không thể lỗi thời với thực tế đời sống
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...