Thủ tướng: Hãy đến và tạo ra các sản phẩm 4.0 tại Việt Nam!

14:48 | 26/01/2019

DNTH: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economic Forum - WEF) tại Thụy Sĩ theo lời mời của Chủ tịch điều hành và sáng lập WEF, Giáo sư Klaus Schwab. Đáng chú ý, WEF lần đầu tiên tổ chức một phiên thảo luận riêng về Việt Nam để quảng bá phát triển và hội nhập của Việt Nam.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch WEF Borge Brende (Ảnh: TTXVN)

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch WEF Borge Brende (Ảnh: TTXVN)

Ngay khi tới Davos, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã bắt đầu chương trình làm việc khẩn trương với 37 hoạt động nối tiếp nhau, luôn kết thúc vào tối muộn.

Trong khuôn khổ Diễn đàn, Thủ tướng đã phát biểu tại phiên thảo luận “Cuộc gặp các nhà Lãnh đạo về chương trình nghị sự hành động đại dương”, dự đối thoại giữa các nhà lãnh đạo cấp cao (IGWEL) với chủ đề “Thế giới trong thời đại toàn cầu hóa 4.0” và phiên đối thoại với Chủ tịch WEF Borge Brende được truyền trực tuyến trên mạng chính thức toàn cầu của WEF với chủ đề “Việt Nam và Thế giới”.

Thủ tướng cũng đã có các cuộc gặp gỡ lãnh đạo một số nước, người đứng đầu các tổ chức quốc tế lớn; gặp gỡ, đối thoại với các CEO, lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu thế giới; cùng Chủ tịch điều hành và sáng lập WEF, Giáo sư Klaus Schwab chứng kiến lễ ký Thỏa thuận hợp tác về xây dựng Trung tâm cách mạng công nghệ 4.0 và Ý định thư về xây dựng sáng kiến rác thải nhựa giữa WEF và Việt Nam.

Không quốc gia nào có thể đứng ngoài CMCN 4.0

Dự Hội nghị WEF Davos năm nay với chủ đề “Toàn cầu hóa 4.0: Định hình cấu trúc toàn cầu trong thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ 4”, phát biểu tại các phiên thảo luận, đối thoại, Thủ tướng cho rằng, Cách mạng công nghiệp 4.0 đang “gõ cửa” từng doanh nghiệp, đem đến những thay đổi sâu sắc, mà không quốc gia nào có thể đứng ngoài.

Nỗ lực vượt qua khó khăn, hạn chế, thách thức, Việt Nam coi đây là cơ hội to lớn khi các quốc gia cạnh tranh bằng sáng tạo, mà không phải chỉ bằng các yếu tố truyền thống như tự do thương mại, qui mô, kinh nghiệm, lao động, vốn đầu tư.

Việt Nam sẽ triển khai thử nghiệm mạng lưới 5G vào năm 2019 và thương mại hóa vào năm 2020, đưa Việt Nam trở thành một trong những nước trên thế giới đi đầu về triển khai 5G.

Thủ tướng cho biết, Việt Nam đã khởi động Chương trình “Made in Viet Nam 4.0” - một sáng kiến thúc đẩy các ngành công nghiệp dựa trên chính sách mới, tư duy quản lý mới và những công nghệ mới.

Người đứng đầu Chính phủ khẳng định, Việt Nam định hình khuôn khổ pháp lý minh bạch, ngày càng tiệm cận với các chuẩn mực quốc tế tiên tiến và mong WEF, cộng đồng doanh nghiệp giữ vững niềm tin vào quyết tâm và nỗ lực đổi mới của Việt Nam.

Tron khuôn khổ diễn đàn, Thủ tướng đã gặp gỡ và đối thoại với Chủ tịch WEF, ông Borge Brende, với chủ đề “Việt Nam và Thế giới”. Trước câu hỏi “Việt Nam gây bất ngờ cho thế giới trong 5 năm tới như thế nào?” của Chủ tịch WEF, Thủ tướng đã có những chia sẻ thẳng thắng.

“Chúng tôi có một khát vọng dân tộc trong phát triển. Trước hết, trong bối cảnh hiện nay, chúng tôi giữ đà tăng trưởng, nâng cao đời sống nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, xã hội và là một địa chỉ đáng tin cậy cho tất cả các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam thuận lợi nhất, an toàn nhất” - Thủ tướng nêu rõ.

Hãy đến vào tạo ra các sản phẩm 4.0 tại Việt Nam

Trong cuộc tiếp xúc với các doanh nghiệp quốc tế, Thủ tướng cũng kêu gọi các doanh nghiệp này “Hãy đến và tạo ra các sản phẩm 4.0 tại Việt Nam”.

WEF 2
Thủ tướng gặp gỡ các doanh nghiệp quốc tế trong lĩnh vực CNTT (Ảnh: TTXVN)

“Việt Nam sẵn sàng tạo thuận lợi và cùng các bạn hiện thực hóa chiến lược, chương trình, kế hoạch về thúc đẩy phát triển trong quá trình chuyển đổi số, xây dựng một nền công nghiệp 4.0” - Thủ tướng cho biết.

Đánh giá cao các phát biểu của Thủ tướng, lãnh đạo các tập đoàn quốc tế bày tỏ ấn tượng mạnh mẽ trước sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam thời gian qua, đồng thời ghi nhận nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong cải thiện môi trường kinh doanh và cho biết đã, đang và sẽ đầu tư vào Việt Nam.

Các doanh nghiệp cũng thể hiện sự ủng hộ Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) với nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp hai bên.

Có thể nói, chuyến tham dự Hội nghị WEF lần này của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã mang tới những thông điệp mạnh mẽ về đường lối, định hướng, chính sách và quyết tâm của Việt Nam về đổi mới toàn diện đất nước và hội nhập quốc tế.

Thúc đẩy hơn nữa quan hệ giữa Việt Nam các đối tác, tập đoàn hàng đầu thế giới, góp phần củng cố môi trường quốc tế thuận lợi cho phát triển đất nước, nhất là thực hiện mục tiêu “bứt phá” về phát triển kinh tế- xã hội năm 2019.

Đồng thời qua Hội nghị WEF 2019, chúng ta đã thấy được những xu thế mới trong quản trị song phương, đa phương toàn cầu, các cọ sát chiến lược giữa các nền kinh tế lớn và hướng đi tất yếu của cạnh tranh bằng sáng tạo trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0.

Đây là những tri thức rất hữu ích cho việc hoạch định các chiến lược phát triển giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2030 và 2045./.

Theo Viettimes

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Cảnh báo triều cường sẽ gây thiệt hại nhiều nơi ở Bạc Liêu

DNTH: Bạc Liêu - Dự báo năm 2025, hạn mặn ít khốc liệt hơn năm 2024 nhưng triều cường có khả năng đẩy nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền.

Miền Bắc thấp nhất 5 độ C

DNTH: Không khí lạnh mạnh nhất từ đầu mùa khiến sáng nay Mẫu Sơn (Lạng Sơn) rét 5 độ C, vùng núi cao xuống dưới 10 độ, đồng bằng phổ biến 15-16 độ.

Thứ trưởng Bộ Công thương: Điện hạt nhân Ninh Thuận sẽ có quy mô hàng tỉ USD

DNTH: Thứ trưởng Bộ Công thương cho biết dự kiến dự án điện hạt nhân Ninh Thuận có quy mô đầu tư lên tới hàng tỉ USD.

Cách mạng tinh gọn bộ máy phải làm đến cùng, triệt để

DNTH: Chuyên gia cho rằng, để thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy, phải đảm bảo nghiên cứu thấu đáo, “vừa chạy vừa xếp hàng” nhưng thận trọng, cẩn thận.

Đề xuất tạm hoãn xuất cảnh với cá nhân nợ thuế từ 10 triệu đồng

DNTH: Bộ Tài chính vừa đề xuất cá nhân, chủ hộ kinh doanh nợ thuế trên 120 ngày với số tiền từ 10 triệu đồng trở lên sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh.

Công bố 12 tuyến du lịch đi bộ trong rừng các huyện miền núi Thanh Hóa

DNTH: Ngày 7/12, tại huyện miền núi Bá Thước, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã tổ chức công bố các tuyến du lịch đi bộ trong rừng (trekking tour) trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa.

XEM THÊM TIN