Thủ tướng: Kiên định mục tiêu phát triển năm 2024, tạo đà cho những năm sau
15:53 | 07/10/2024
DNTH: Chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2024, trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vào ngày 7/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương nỗ lực phấn đấu để đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm 2024 khoảng trên 7%.
Tại Phiên họp, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã tập trung đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2024, đề ra nhiệm vụ công tác tháng 10 và Quý 4/2024; tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công; tình hình triển khai 3 Chương trình mục tiêu quốc gia; công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ và một số nội dung quan trọng khác.
Kinh tế tiếp tục xu hướng khục hồi tích cực trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức
Phiên họp đánh giá, từ đầu năm, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tập trung chỉ đạo, các cấp, các ngành, các địa phương triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các Nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ.
Theo đó, ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; tập trung thực hiện 3 đột phá chiến lược; thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khoa học công nghệ, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; đặc biệt, đẩy mạnh triển khai các dự án, công trình kết cấu hạ tầng chiến lược, nhất là các dự án đường bộ cao tốc, dự án đường dây 500 kV mạch III; tập trung phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, đặc biệt là bão số 3; phát triển nhà ở xã hội; xóa nhà tạm, nhà dột nát…
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 9, Quý III và 9 tháng năm 2024 tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực. GDP Quý III tăng 7,4%, tính chung 9 tháng tăng 6,82%. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 9 tháng tăng 3,88%. Kim ngạch xuất khẩu tăng 15,4%, xuất siêu ước đạt 20,8 tỷ USD. Các lĩnh vực dịch vụ, du lịch phục hồi mạnh, lượt khách quốc tế 9 tháng đạt trên 12,7 triệu, tăng 43%. Thu hút FDI 9 tháng đạt 24,78 tỷ USD, tăng 11,6%. Vốn FDI thực hiện đạt 17,3 tỷ USD, tăng 8,9%, cao nhất 5 năm qua…
Tình hình chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng an ninh được tăng cường; đối ngoại và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh. Nhiều hoạt động đối ngoại của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước được tổ chức thành công; ngoại giao kinh tế được đẩy mạnh; gìn giữ được môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước.
Với kết quả đó, nhiều tổ chức quốc tế đánh giá cao kết quả và triển vọng kinh tế Việt Nam. Trong đó, Quỹ tiền tế Quốc tế, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng phát triển châu Á đều nâng dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm 2024 lên 6,1%…
Các đại biểu cũng chỉ rõ nhiều tồn tại, hạn chế và khó khăn thách thức. Trong đó, với thiệt hại khoảng 82 nghìn tỷ đồng, ảnh hưởng của bão số 3 còn phải khắc phục thời gian dài; sức ép chỉ đạo điều hành kinh tế vĩ mô còn cao; tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp, 9 tháng mới đạt 47,3% kế hoạch, thấp hơn mức 51,38% của cùng kỳ. Những khó khăn, vướng mắc trên thị trường bất động sản vẫn còn chậm được giải quyết; đời sống một bộ phận người dân khó khăn; an ninh, trật tự an toàn xã hội, tình hình tội phạm trên một số địa bàn tiềm ẩn diễn biến phức tạp…
Tại Phiên họp, lãnh đạo các tỉnh, thành phố hoan nghênh sự quyết tâm, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cam kết thực hiện nghiêm các chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội; đề nghị tiếp tục phân cấp, phân quyền mạnh hơn nữa; hỗ trợ các địa phương tháo gỡ về cơ chế và hỗ trợ kinh phí để thúc đẩy phát triển hạ tầng, với các dự án cụ thể, đảm bảo an sinh xã hội, nhất là xóa nhà tạm, dột nát cho người nghèo, khắc phục hậu quả bão số 3…
Cùng với giải đáp các vấn đề thuộc thẩm quyền, lãnh đạo các Bộ, ngành đề xuất thực hiện tốt chính sách khắc phục hậu quả bão số 3; tiếp tục làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ các vướng mắc thúc đẩy triển khai các dự án lớn, trọng điểm quốc gia; thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, tháo gỡ vướng mắc để đưa các nguồn lực trong lĩnh vực năng lượng, khoáng sản, bất động sản vào phát triển; triển khai hiệu quả các quy hoạch vùng, quốc gia; tiếp tục hoàn thiện thể chế để tháo gỡ các vướng mắc tạo thông thoáng cho phát triển; thúc đẩy chuyển đổi số, nhất là quản lý các ứng dụng, nguồn dữ liệu quốc gia, đảm bảo an toàn, an ninh mạng thông tin, chống tội phạm nạng…
Kết luận Phiên họp, điểm lại 13 kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội tháng 9, Quý III và 9 tháng năm 2024, chỉ rõ những tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức và nguyên nhân, bài học kinh nghiệm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định những kết quả đạt được là nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Trung ương, mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm; các đồng chí lãnh đạo chủ chốt; sự đồng hành của Quốc hội và các cơ quan trong hệ thống chính trị; sự ủng hộ, tham gia tích cực của Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp; sự hợp tác, giúp đỡ của bạn bè quốc tế. Đặc biệt là sự chỉ đạo quyết liệt, sáng tạo, có trọng tâm, trọng điểm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, các địa phương; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, phòng, chống tham nhũng.
Thủ tướng Chính phủ biểu dương các địa phương đã nỗ lực, vượt qua khó khăn, thách thức và đóng góp vào thành tựu chung của cả nước. Trong đó, hai địa phương là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đã đóng góp 51% tổng thu ngân sách của cả nước; chia sẻ thiệt hại và biểu dương các tỉnh Lào Cai, Quảng Ninh, thành phố Hải Phòng trong ứng phó, khắc phục hậu quả bão lũ; các tỉnh Bắc Giang, Thanh Hoá, Hà Nam, Khánh Hoà, Điện Biên và Lai Châu có tăng trưởng kinh tế trên 10%.
Phân tích bối cảnh, tình hình và các nhiệm vụ thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương theo dõi sát tình hình quốc tế, trong nước để có phản ứng chính sách phù hợp, giải pháp kịp thời, linh hoạt, hiệu quả, báo cáo ngay những vấn đề vượt thẩm quyền; tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp với tinh thần quyết tâm cao độ, nỗ lực hết mình, hành động quyết liệt, làm việc nào dứt việc đó, có trọng tâm, trọng điểm”.
Tăng tốc để đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cả năm 2024 khoảng trên 7%
Thủ tướng chỉ rõ các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để cả nước phấn đấu thực hiện thắng lợi toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ của năm 2024, với mục tiêu tổng quát là thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, đảm bảo các cân đối lớn, kiểm soát nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài, bội chi ngân sách…
Trong đó, các bộ, ngành, địa phương phải tập trung khắc phục hậu quả bão số 3, ổn định đời sống Nhân dân, thúc đẩy phục hồi sản xuất, kinh doanh, khôi phục hạ tầng thiết yếu, kiểm soát nguồn cung, giá cả hàng hóa…; chuẩn bị kĩ, bảo đảm tiến độ, chất lượng các báo cáo, dự án tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV; thực hiện Kết luận của Trung ương về hoàn thiện thể chế.
Người đứng đầu Chính phủ chỉ đạo tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng khoảng trên 7%, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; phối hợp đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách vĩ mô khác; không điều hành “giật cục”.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, Ngân hàng Nhà nước phải điều hành giữ ổn định tỷ giá, phấn đấu giảm lãi suất cho vay, tăng tiếp cận vốn tín dụng, tập trung cho lĩnh vực ưu tiên, phấn đấu tăng tín dụng cả năm khoảng 15%; kiểm soát rủi ro nợ xấu.
Bộ Tài chính phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách nhà nước, tập trung chi cho phát triển; quyết liệt triển khai chuyển đổi số, áp dụng hóa đơn điện tử trong quản lý thu; triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, tăng chi đầu tư phát triển. Bộ triển khai hiệu quả các chính sách gia hạn, giảm thuế, phí, lệ phí; phấn đấu tăng thu cả năm vượt ít nhất 10% dự toán.
Yêu cầu khai thác hiệu quả dư địa chính sách tài khóa, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương nghiên cứu, đề xuất việc phát hành thêm 100 nghìn tỷ đồng đầu tư cho các công trình hạ tầng chiến lược quốc gia; giữ vững ổn định thị trường, giá cả, nhất là xăng, dầu, các hàng hóa thiết yếu; chuẩn bị kỹ, đánh giá tác động, có lộ trình điều chỉnh giá phù hợp do Nhà nước quản lý như điện, dịch vụ y tế...
Người đứng đầu Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tập trung đẩy mạnh, tạo đột phá giải ngân vốn đầu tư công; hướng dẫn, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương bám sát từng dự án; kịp thời điều chuyển vốn; thúc đẩy mạnh mẽ 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia; phấn đấu đạt tỷ lệ giải ngân ít nhất 95%.
Các Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ và 26 Tổ công tác của thành viên Chính phủ đẩy mạnh hoạt động; xử lý nghiêm các trường hợp cố tình làm chậm; đơn giản hóa, rút ngắn thủ tục giải ngân. Các Bộ chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án quan trọng, trọng điểm quốc gia; hệ thống đường bộ cao tốc; chuẩn bị đầu tư các dự án đường sắt quan trọng.
Yêu cầu tập trung làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống và thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới, Thủ tướng Chính phủ lưu ý tăng cường hợp tác công tư và thu hút FDI có hàm lượng công nghệ, giá trị gia tăng cao; khai thác hiệu quả các thị trường lớn, truyền thống và xúc tiến mạnh mẽ các thị trường mới; hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá, xúc tiến thương mại; đẩy mạnh phát triển thị trường, kích cầu tiêu dùng trong nước, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt ở cả cấp quốc gia và từng vùng, địa phương. Bảo đảm kiểm soát tốt nguồn cung, giá cả hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu.
Các bộ, ngành, địa phương rà soát, kịp thời có cơ chế, chính sách phù hợp, hiệu quả, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, nhất là kinh tế vùng, liên kết vùng, đô thị; chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức và các ngành, lĩnh vực mới, công nghệ cao như chíp bán dẫn, AI, điện toán đám mây…
Thủ tướng chỉ rõ, phải đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, pháp luật, cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia; khẩn trương ban hành đầy đủ các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn tất cả các Luật đã được thông qua; đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, Đề án 06, xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia; tháo gỡ vướng mắc, nhất là về pháp lý, thủ tục để đẩy nhanh tiến độ các dự án nhà ở xã hội; rà soát điều kiện mua nhà ở xã hội; thúc đẩy tiến độ gói tín dụng cho vay nhà ở xã hội.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tiếp tục xử lý dứt điểm các vấn đề tồn đọng, kéo dài như: các ngân hàng yếu kém; đề án tổng thể xử lý, tháo gỡ khó khăn đối với Tổng công ty Hàng không Việt Nam; các dự án đầu tư xây dựng cơ sở 2 của các Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức; các dự, đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án nêu trong Đề án 153, các dự án điện…
Về lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân, Thủ tướng Chính phủ giao các bộ, địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến thiên tai, bão lũ, ứng phó kịp thời, hiệu quả, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại; thực hiện hiệu quả, thực chất Phong trào thi đua chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; triển khai hiệu quả Đề án phát triển nguồn nhân lực công nghiệp bán dẫn và Chiến lược phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.
“Các bộ, ngành phải lắng nghe các ý kiến, khuyến nghị của người dân, doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế; trên cơ sở đó tiếp thu, cầu thị để có giải pháp kịp thời, tổ chức thực hiện hợp lý, hiệu quả”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Cùng với đó, tăng cường quốc phòng, an ninh; đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, tiêu cực; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế; tăng cường thông tin, truyền thông, nhất là truyền thông chính sách, góp phần tạo đồng thuận xã hội và khí thế phấn khởi, nỗ lực phấn đấu vươn lên của toàn xã hội.
Với trách nhiệm của Chính phủ với Trung ương, Quốc hội, Thủ tướng yêu cầu khẩn trương trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nguyên tắc tiêu chí, định mức phân bổ chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước năm 2026 và chi đầu tư Ngân sách Nhà nước 2026 – 2030. Trong đó lưu ý ưu tiên nguồn vốn cho các dự án có tính kết nối, lan tỏa, nhất là kết nối hệ thống cao tốc với sân bay, cảng biển và triển khai hệ thống đường sắt cao tốc, đường sắt đô thị; tích cực triển khai các nhiệm vụ của Tiểu ban Kinh tế - Xã hội; chuẩn bị chu đáo phục vụ Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến đến Đại hội lần thứ XIV của Đảng.
Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ, ngành, địa phương trong thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tin tưởng các bộ, ngành, địa phương chung sức, đồng lòng, thực hiện thắng lợi toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ của năm 2024, tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và những năm tiếp theo.
Theo TTXVN
Nguồn: https://baotintuc.vn/thoi-su/thu-tuong-kien-dinh-muc-tieu-phat-trien-nam-2024-tao-da-cho-nhung-nam-sau-20241007121726595.htm
Cùng chuyên mục
- Tags:
- phiên họp Chính phủ thường kỳ /
- Thủ tướng Phạm Minh Chính /
- phát triển kinh tế /
- tăng trưởng /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
DNTH: Chủ động chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó với gió mạnh trên biển, mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét, lũ ống bảo đảm kịp thời, hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại. Yêu cầu trên được Thủ...
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
DNTH: Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23/11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham...
Khẳng định Việt Nam độc lập, tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc, đóng góp trách nhiệm, hiệu...
DNTH: Chuyến công tác tại Brazil và Cộng hòa Dominica của Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định tầm nhìn chiến lược, cam kết mạnh mẽ, đề xuất có trách nhiệm và sẵn sàng tham gia, đóng góp nhiều hơn nữa của Việt Nam đối với các...
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Thống đốc tỉnh Kanagawa (Nhật Bản)
DNTH: Tối 15/11, tiếp Thống đốc tỉnh Kanagawa (Nhật Bản) Kuroiwa Yuji - người đã được trao tặng Huân chương hữu nghị của Việt Nam và cùng đoàn đại biểu chính quyền, doanh nghiệp tỉnh thăm Việt Nam 7 lần, Thủ tướng Phạm Minh Chính...
Thủ tướng sẽ dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm Dominica
DNTH: Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Phu nhân sẽ có chuyến công du Brazil dự Hội nghị thượng đỉnh G20, tiến hành các hoạt động song phương và thăm chính thức Cộng hòa Dominica.
Thủ tướng: Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt
DNTH: Chỉ rõ 5 yếu tố về thời gian, trí tuệ, khát vọng, tự lực và hội nhập, cùng 3 nội dung cần đặc biệt lưu ý để tiếp tục đổi mới giáo dục và đào tạo theo chủ trương của Đảng, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khát...
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...