Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử

14:52 | 04/08/2020

DNTH: Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Danh sách thành viên Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử (Ủy ban) và lãnh đạo Tổ công tác giúp việc Ủy ban. Theo đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm Chủ tịch Ủy ban.



Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm Chủ tịch Ủy ban  Quốc gia về Chính phủ điện tử

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban.
 

Phó Chủ tịch Ủy ban là ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
 

Các Ủy viên gồm:
 

- Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an; 
 

- Ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ;
 

- Ông Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Công Thương;
 

- Ông Phạm Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Xây dựng;
 

- Ông Đinh Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Tài chính;
 

- Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
 

- Ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
 

- Ông Chu Ngọc Anh, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ;
 

- Ông Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;
 

- Ông Trần Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Nội vụ;
 

- Ông Nguyễn Thành Hưng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;
 

- Đại tá Vũ Ngọc Thiềm, Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ, Bộ Quốc phòng;
 

- Thiếu tướng Lê Đăng Dũng, Quyền Chủ tịch kiêm Quyền Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội;
 

- Ông Phạm Đức Long, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam;
 

- Ông Nguyễn Hải Thanh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam;
 

- Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần FPT.
 

Thủ tướng Chính phủ cũng phê duyệt Danh sách lãnh đạo Tổ công tác giúp việc Ủy ban. Theo đó, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông làm Tổ trưởng.
 

Tổ phó gồm các ông: Nguyễn Thành Hưng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; Phạm Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; Cao Quốc Hưng, Thứ trưởng Bộ Công Thương; Nguyễn Văn Sinh, Thứ trưởng Bộ Xây dựng; Hồ Sỹ Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
 

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31/7/2020 và thay thế Quyết định số 1737/QĐ-TTg ngày 3/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Danh sách thành viên Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử và lãnh đạo Tổ công tác giúp việc Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử. Trong trưởng hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc bổ sung, thay thế thành viên Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử và lãnh đạo Tổ công tác.
 

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt danh sách thành viên Tổ công tác, thành lập các nhóm thuộc Tổ công tác, trưng tập thành viên và huy động chuyên gia.
 

Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử có chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về chủ trương, chiến lược, cơ chế, chính sách tạo môi trường pháp lý thúc đẩy xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số; tạo thuận lợi cho việc triển khai Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tại Việt Nam.
 

Bên cạnh đó giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số; giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ điều phối, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các chiến lược, chương trình, cơ chế, chính sách, đề án, dự án, giải pháp có tính chất liên ngành về xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử. 
 

Đồng thời, cho ý kiến về các chiến lược, chương trình, cơ chế, chính sách, đề án, dự án liên quan đến xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ; sơ kết, đánh giá tình hình, kết quả triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử; thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

T.H

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Khỉ sống 6 tháng nhờ thận lợn chỉnh sửa gene

DNTH: Một nhóm nghiên cứu tại Trung Quốc đã đạt được bước đột phá lớn, với việc khiến một con khỉ có thể sống trong 6 tháng với quả thận lợn được chỉnh sửa gene.

Hệ thống Napas xử lý bình quân hơn 26 triệu giao dịch/ngày

Theo thông tin ngày 30/11 của Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (Napas), năm 2024, hệ thống Napas xử lý bình quân hơn 26 triệu giao dịch/ngày, tăng tương ứng 30,8% số lượng và 15,9% về giá trị giao dịch so với năm 2023.

Hạ tầng số và công nghệ mới tạo bước tiến cho Internet Việt Nam

DNTH: Sáng 27/11, Hội thảo, Triển lãm Ngày Internet 2024 (Internet Day 2024) với chủ đề “Bước tiến mới cho Internet Việt Nam (Bứt phá với DC, Cloud, 5G và AI)” đã khai mạc tại Hà Nội.

Các nhà khoa học Caribe biến rong biển gây hại thành nhiên liệu chạy xe

DNTH: Khi số lượng lớn tảo biển xâm lấn dạt vào bờ biển Caribe năm 2011, người dân địa phương đã vô cùng lúng túng.

Meey Group chia sẻ giải pháp công nghệ bất động sản thông minh

DNTH: Ngày 22/11, ông Hoàng Tuấn Anh, Giám đốc dự án Công ty Cổ phần Tập đoàn Meey Land (Meey Group) đã có bài thuyết trình ấn tượng tại Diễn đàn Chuyển đổi số Hải Phòng 2024, đề cập nhiều sản phẩm số ứng dụng AI trong lĩnh vực...

Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử

DNTH: Luật Năng lượng Nguyên tử (Luật số 18/2008/QH12) được Quốc hội Việt Nam khoá XII thông qua tại Kỳ họp thứ 3 ngày 3/6/2008 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2009.

XEM THÊM TIN