Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để tình trạng 'có tiền mà không tiêu được'

10:28 | 20/05/2025

DNTH: Sáng 20/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại đầu cầu Trụ sở Chính phủ, trực tuyến với đầu cầu 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Chú thích ảnh
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Dự hội nghị có các Phó Thủ tướng Chính phủ; các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; đại diện các cơ quan của Đảng, Quốc hội; đại diện Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; lãnh đạo các bộ, cơ quan Trung ương; lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, chúng ta đang sống trong những ngày tháng 4, tháng 5 lịch sử với tinh thần thần tốc, táo bạo hơn nữa. Tuy nhiên, lĩnh vực đầu tư công không thần tốc, mà lại ì ạch. Do đó, Thường trực Chính phủ triệu tập hội nghị toàn quốc để phân tích những gì đã làm tốt trong đầu tư công.

Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta đang làm mới 3 động lực tăng trưởng truyền thống gồm đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu; thúc đẩy động lực tăng trưởng mới gồm khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, động lực liên quan kinh tế tư nhân. Trong lúc thúc đẩy động lực tăng trưởng mới vừa bắt đầu, chưa có kết quả, phải có thời gian, có độ trễ thì phải nỗ lực, thúc đẩy, củng cố các động lực tăng trưởng truyền thống.

Chú thích ảnh
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các Phó Thủ tướng chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Tuy nhiên, hiện nay khó khăn về tiêu dùng sau đại dịch COVID-19, đứt gãy chuỗi cung ứng; vấn đề liên quan bão lũ, thiên tai, biến đổi khí hậu, bối cảnh thế giới có nhiều khó khăn, thách thức khách quan và chủ quan. Trong khi Việt Nam là nước đang phát triển, nền kinh tế đang chuyển đổi cho nên rất dễ bị tổn thương bởi các yếu tố bên ngoài, gặp nhiều khó khăn khi tình hình thế giới biến động, chúng ta chưa kích hoạt được tiêu dùng như ý muốn.

Động lực xuất khẩu gặp nhiều khó khăn vì nhiều lý do như hậu quả dịch bệnh, chiến tranh, xung đột, căng thẳng địa chính trị, chiến tranh thương mại… Vì vậy, chúng ta phải đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng nhưng cũng chưa thể chiếm lĩnh nhanh thị trường được. Hiện nay, nhiều khu vực, nhiều nước trên thế giới đã hạ mức tăng trưởng kinh tế do tác động bởi thị trường xuất khẩu.

Các động lực tăng trưởng truyền thống về xuất khẩu khó khăn, thì chúng ta phải trông chờ vào động lực tăng trưởng đầu tư, gồm đầu tư công, đầu tư FDI, đầu tư tư nhân... Đầu tư công được xác định dẫn dắt đầu tư tư, kích hoạt mọi nguồn lực cho phát triển, nhưng đầu tàu chậm chạp không thể dẫn dắt, không thể kích hoạt.

Chú thích ảnh
Các đại biểu tham dự Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Nhấn mạnh, mỗi cán bộ, đảng viên, lãnh đạo các cấp ủy, chính quyền phải suy nghĩ cần làm gì để thúc đẩy giải ngân đầu tư công, không chỉ khoanh tay ngồi chờ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu phải xem thể chế còn vướng mắc gì thì tiếp tục đề xuất sửa đổi; đặc biệt suy nghĩ vì sao các tập đoàn, doanh nghiệp tư nhân lại giải ngân rất nhanh, triển khai nhanh các công trình…

Yêu cầu Bộ Tài chính thống kê những bộ, ngành, địa phương nào giải ngân chậm thì phải đánh giá lại cán bộ, Thủ tướng Chính phủ cho biết, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hàng tháng đều tổ chức các hội nghị, cuộc họp liên quan vấn đề thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; ban hành các vấn đề, chỉ thị, công điện…, vậy mà vấn đề này vẫn vướng. Do đó phải mổ xẻ, phân tích, những bộ, ngành nào làm tốt thì khen thưởng, bộ ngành nào làm không tốt thì phải xử lý kỷ luật.

Thông tin về kết quả giải ngân đầu tư công những tháng đầu năm 2025, Thủ tướng yêu cầu phải làm rõ tại sao các bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương giải ngân đầu tư công chậm; phải tìm nguyên nhân, bắt đúng bệnh, chỉ rõ những khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn; làm rõ trách nhiệm của các bộ, ngành; đặc biệt phân tích rõ, tại sao cùng một điều kiện, chính sách có nơi làm tốt, có nơi không tốt… Đặc biệt, chỉ ra được các bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện ở các cấp, các ngành, nhất là người đứng đầu.

Yêu cầu thiết kế công cụ, có nguyên tắc đo lường thường xuyên công tác giải ngân đầu tư công, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các tổ công tác của Chính phủ vừa phải đi nắm tình hình, vừa phải đi lãnh đạo, chỉ đạo; bắt mạch đúng để có giải pháp phù hợp. Các bộ, ngành, địa phương phải nỗ lực cao, tích cực hơn nữa, thể hiện tinh thần trách nhiệm với đất nước, công việc, không để tình trạng “có tiền mà không tiêu được”. Các cấp từ Trung ương tới địa phương phải quyết liệt vào cuộc, tích cực lãnh đạo, chỉ đạo; phân công “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ tiến độ, rõ kết quả, rõ thẩm quyền”; các tập đoàn, tổng công ty nhà nước phải chủ động trong thúc đẩy đầu tư.

Chú thích ảnh
Các đại biểu tham dự Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Nhấn mạnh tinh thần tăng cường phân cấp, phân quyền mạnh cho địa phương với tinh thần "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm"; các bộ, ngành không nên sa vào những việc cụ thể, Thủ tướng yêu cầu các đại biểu dự hội nghị phát biểu thẳng thắn, đi thẳng vào vấn đề, rút kinh nghiệm, phải “bốc thuốc, chữa bệnh”.

Theo Bộ Tài chính, năm 2025, tổng số vốn đầu tư công được Quốc hội quyết nghị là hơn 829 ngàn tỷ; đã phân bổ cho các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương gần 826 tỷ đồng. Đến ngày 30/4/2025, các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương đã phân bổ, giao kế hoạch đầu tư công năm 2025 chi tiết cho danh mục nhiệm vụ, dự án là gần 818 ngàn tỷ, đạt 99% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Tính đến 30/4/2025, cả nước giải ngân đầu tư công là hơn 128 ngàn tỷ đồng, đạt 15,56%. Trong đó, giải ngân vốn ngân sách Trung ương khoảng 476,6 tỷ đồng, đạt 13,33%; giải ngân vốn ngân sách địa phương khoảng 81,8 ngàn tỷ đồng, đạt 17,2%; giải ngân vốn của 3 Chương trình mục tiêu quốc gia là hơn 4,7 ngàn tỷ đồng, đạt 21,4% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Như vậy, trong 4 tháng đầu năm 2025, có 10 bộ, cơ quan Trung ương và 35 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên mức bình quân chung của cả nước. Tuy nhiên, có một số bộ, cơ quan Trung ương và địa phương chưa giải ngân hoặc giải ngân thấp.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Siết lỗ giả, chống chuyển giá

DNTH: Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, tăng ưu đãi cho đổi mới sáng tạo, siết gian lận thuế, tránh ưu đãi tràn lan.

BSR mở rộng hợp tác quốc tế, bảo đảm nguồn dầu thô chiến lược cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất

DNTh: Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Azerbaijan từ ngày 7-8/5, trước sự chứng kiến của Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Cộng hòa Azerbaijan Ilham Aliyev, Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) và Bộ Kinh tế...

Tọa đàm: "Để kinh tế tư nhân bứt phá theo Nghị quyết 68 - Những việc cần làm ngay"

DNTH: Chiều 9/5/2025, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Để kinh tế tư nhân bứt phá theo Nghị quyết 68 - Những việc cần làm ngay”.

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Duma Quốc gia LB Nga

DNTH: Trong chương trình thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, sáng 10/5/2025, giờ địa phương (chiều cùng ngày, giờ Hà Nội), tại thủ đô Moskva, Tổng Bí thư Tô Lâm hội...

Chỉ định Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, thành phố sau sắp xếp đơn vị hành chính

DNTH: Bộ Nội vụ vừa trình Chính phủ việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Đảng Nước Nga Thống nhất

DNTH: Theo Đặc phái viên TTXVN, ngày 9/5 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Moskva, Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội kiến Chủ tịch Đảng Nước Nga Thống nhất, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga Dmitry Medvedev.

XEM THÊM TIN