Thủ tướng phê duyệt Chương trình Bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di dản văn hóa Việt Nam

14:29 | 17/07/2021

DNTH: Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định 1230/QĐ-TTg ngày 15/7/2021 phê duyệt Chương trình Bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam, giai đoạn 2021 - 2025.

z2620509314602_ccecde4885cb82b7a84df2a2520fb7f7
Khu di tích quốc gia đặc biệt tại Đồng Khởi, Bến Tre. Nguồn internet.

Mục tiêu của Chương trình là bảo tồn và phát huy giá trị các di sản, các công trình có giá trị tiêu biểu quốc gia, có ý nghĩa chính trị, văn hóa, lịch sử, truyền thống đặc sắc, góp phần xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam vì sự phát triển bền vững đất nước.

Nhiệm vụ chủ yếu của Chương trình là tu bổ, tôn tạo tổng thể các di tích lịch sử-văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, danh lam thắng cảnh, khảo cổ được UNESCO ghi danh, cấp quốc gia đặc biệt và các di tích quốc gia có giá trị tiêu biểu. Cụ thể, đầu tư tu bổ, tôn tạo tổng thể ít nhất 3 di sản đã được UNECO ghi danh và 13 di tích quốc gia đặc biệt; đầu tư tu bổ ít nhất 11 di tích cách mạng-kháng chiến quan trọng, tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ và 6 di tích khảo cổ tiêu biểu; đầu tư tu bổ, tôn tạo ít nhất 20 di tích lịch sử-văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, danh lam thắng cảnh, khảo cổ cấp quốc gia có giá trị đang bị xuống cấp.

Thực hiện các dự án chỉnh trang nội dung trưng bày, nâng cấp trang thiết bị và hệ thống trưng bày bảo tàng bao gồm: duy tu, bảo trì hệ thống trưng bày và kho lưu giữ hiện vật của các bảo tàng công lập; trang bị, thay thế trang thiết bị, nâng cấp trưng bày các bảo tàng cấp quốc gia, bảo tàng tại các vùng kinh tế trọng điểm, các địa bàn có sức thu hút khách du lịch…

Xây dựng và triển khai các chương trình, dự án, nhiệm vụ, kế hoạch bảo vệ và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể, di sản tư liệu có giá trị tiêu biểu; triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong di sản văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn lực di sản văn hóa.

Giải pháp thực hiện là phổ biến, nâng cao nhận thức, pháp luật về di sản văn hóa; đẩy mạnh xã hội hóa nguồn lực thực hiện Chương trình; quản lý, giám sát sử dụng nguồn lực… trong đó, sẽ xây dựng chương trình, kế hoạch phối hợp với các cơ quan báo chí, các đài truyền hình, đài phát thanh đẩy mạnh tuyên truyền, xây dựng chuyên mục về Chương trình này trên trang thông tin điện tử của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng như của các cơ quan chuyên môn về văn hóa ở địa phương kết quả thực hiện Chương trình, đồng thời huy động sự đóng góp, hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nước cho hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa.

Tăng cường kiểm tra, thanh tra, kiểm soát việc thực hiện các mục tiêu và tiến độ triển khai các nhiệm vụ; huy động sự tham gia, đóng góp, giám sát của xã hội trong việc thực hiện mục tiêu của Chương trình; ngăn chặn kịp thời những biểu hiện tiêu cực, thất thoát, lãng phí nguồn vốn được cấp…

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Mười bảy doanh nghiệp Việt Nam được nhận giải thưởng UN Women WEPs Awards 2024

DNTH: Hà Nội vừa tổ chức sự kiện Hành trình tiến tới bình đẳng và thịnh vượng và Lễ trao tặng giải thưởng UN Women WEPs Awards 2024 do Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam (thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI) phối...

16 di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh

DNTH: Ngày 4/12/2024, tại thủ đô Asunción, Paraguay, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 19 Uỷ ban liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam đã chính thức được Tổ...

Loạt chương trình truyền hình ‘hot’ cạnh tranh gay gắt Giải thưởng Ấn tượng VTV

DNTH: Giải thưởng Ấn tượng VTV - VTV Awards 2024 của Đài Truyền hình Việt Nam chính thức bước vào vòng bình chọn với 8 hạng mục giải thưởng, 92 đề cử cùng nhiều tác phẩm, gương mặt tạo sức hút. Vòng 1 sẽ khép lại lúc 12 giờ...

Đặc sắc ‘Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025’

DNTH: Từ ngày 01/12/2024 - 01/01/2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động tháng 12 với chủ đề "Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025".

Tăng gắn kết với doanh nghiệp, nâng hiệu quả đào tạo nghề

DNTH: Đích đến của giáo dục nghề nghiệp là cung ứng lực lượng lao động trực tiếp chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động. Do đó, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, gắn kết với đơn vị sử dụng lao động...

XEM THÊM TIN