Thúc đẩy an ninh nguồn nước và môi trường cho các lưu vực sông xuyên biên giới và vùng ven biển
19:36 | 12/03/2024
DNTH: Ngày 12/3, tại Khách sạn Fortuna Hà Nội, Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam) phối hợp với Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), Cục Tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường Lào) và Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) tổ chức Hội thảo khởi động dự án “Tăng cường an ninh nguồn nước và môi trường cho các lưu vực sông Mã, sông Nuen, sông Cả và các vùng ven biển liên quan tại Việt Nam và Lào”.
Hội thảo diễn ra với sự tham dự của Lãnh đạo Cục Quản lý tài nguyên nước - Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam và các ông bà đến từ các tổ chức Quốc tế bao gồm ông Inthavy Akkharath - Cục trưởng Cục Tài nguyên nước CHDCND Lào; ông Remy - Trưởng đại diện Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc tại Việt Nam; bà Kyung Kim - Trưởng đại diện FAO tại CHDCND Lào; bà Rosanna Keam - Giám đốc Chương trình GEF IW, FAO RAP và ông Jake Brunner - Đại diện IUCN tại Việt Nam, cùng các lãnh đạo Bộ ngành và các địa phương có liên quan.
Dự án “Tăng cường an ninh nguồn nước và môi trường cho các lưu vực sông Mã, sông Nuen, sông Cả và các vùng ven biển liên quan tại Việt Nam và Lào” là dự án Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) song phương đầu tiên giữa CHDCND Lào và Việt Nam tập trung vào các lưu vực sông xuyên biên giới sông Mã và sông Neun, sông Cả. Lưu vực sông Mã và sông Neun - sông Cả là hai lưu vực liền kề có quy mô và nhiều đặc điểm tương đồng, với các thách thức chung trong quản lý tài nguyên nước và môi trường. Mục tiêu tổng thể của Dự án là “Hỗ trợ Việt Nam và CHDCND Lào thực hiện công tác quản lý tài nguyên nước ngọt và duy trì sức khỏe hệ sinh thái lưu vực các sông biên giới thuộc lưu vực sông Mã, sông Neun, sông Cả và vùng ven biển thông qua các nỗ lực tạo môi trường thuận lợi cho hợp tác và hành động xuyên biên giới”.
Theo ông Ngô Mạnh Hà - Phó cục trưởng cục Quản lý Tài nguyên nước, dự án được triển khai bao gồm 05 mục tiêu chính cần tập trung là: (i) đạt được sự thống nhất về các mối quan tâm chung, bao gồm biến đổi khí hậu, thông qua các hoạt động hợp tác nghiên cứu để tăng cường hợp tác xuyên biên giới, làm cơ sở cho các hành động khắc phục phối hợp; (ii) đảm bảo an ninh nguồn nước và tính bền vững môi trường, nâng cao năng lực dự báo trên cả hai lưu vực và các vùng ven biển phụ cận thông qua các khung hợp tác xuyên biên giới và và cơ chế trao đổi thông tin; (iii) kế hoạch hành động chung dựa trên kết quả thí điểm cách cách tiếp cận, chính sách, thực hành và công nghệ hiệu quả, bền vững về môi trường, đồng thời chia sẻ các kết quả và bài học kinh nghiệm; (iv) thúc đẩy tiến trình đảo ngược xu thế suy thoái môi trường ở hai lưu vực sông thông qua cam kết duy trì các cơ chế hợp tác chung, thực hiện các cải cách và đầu tư ưu tiên của hai quốc gia; (v) đảm bảo tính bền vững của dự án thông qua các hoạt động nâng cao năng lực cho các cơ quan, đơn vị liên quan và các cơ chế hợp tác xuyên biên giới được thiết lập trong khuôn khổ dự án và mang lại các lợi ích ở cấp độ toàn cầu cũng như cấp địa phương thông qua việc chia sẻ và phổ biến các kết quả và bài học kinh nghiệm của Dự án.
“Luật Tài nguyên nước 28/2023/QH15 được Quốc hội khóa XV thông qua ngày 27/11/2023 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, thay thế Luật Tài nguyên nước năm 2012, triển khai nhiều mục tiêu đảm bảo an ninh nguồn nước, thúc đẩy hợp tác xuyên biên giới. Chính vì vậy, dự án GEF 7 “Thúc đẩy an ninh nguồn nước và môi trường cho các lưu vực sông xuyên biên giới sông Mã, sông Neun/sông Cả và vùng ven biển liên quan” rất phù hợp với định hướng và tầm nhìn của chính phủ Việt nam trong phát triển tài nguyên nước bền vững”. Ông Ngô Mạnh Hà nhấn mạnh.
Theo Tiến sĩ Inthavy Akkharath, Cục trưởng Cục Tài nguyên nước (Lào), dự án này phù hợp với các ưu tiên quốc gia và đáp ứng yêu cầu của Luật Tài nguyên nước 2023 về quản lý nguồn tài nguyên nước. Chính phủ Việt Nam và Lào ủng hộ mạnh mẽ dự án này và sẽ hợp tác chặt chẽ với Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc và các đối tác tại hai nước để giải quyết các tác động của biến đổi khí hậu cũng như cải thiện việc quản lý tài nguyên thiên nhiên tại hai lưu vực sông.
Dự án “Thúc đẩy an ninh nguồn nước và môi trường cho các lưu vực sông xuyên biên giới sông Mã, sông Neun, sông Cả và vùng ven biển liên quan” là dự án do FAO hỗ trợ cho Việt Nam và Lào bằng nguồn vốn ủy thác của Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) đã được Chính phủ Việt Nam phê duyệt chủ trương cho các cơ quan của Việt Nam thực hiện. Dự án được thực hiện tại các tỉnh nằm trong lưu vực Sông Mã và Sông Cả ở Lào và Việt Nam. Trong đó các tỉnh ở Việt Nam thuộc dự án là Thanh Hóa, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Nghệ An và Hà Tĩnh.
Đức Huy
Cùng chuyên mục
- Tags:
- Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế /
- Quản lý tài nguyên nước /
- Lương thực và Nông nghiệp /
- an ninh nguồn nước /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
DNTH: Năm 2024, đối mặt nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với sự đoàn kết, đồng lòng, nỗ lực vượt khó của toàn hệ thống chính trị và Nhân dân cùng cộng đồng doanh nghiệp, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Giang vẫn phục...
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
DNTH: Công an TP Hà Nội sẽ thực hiện hàng loạt biện pháp nhằm bảo đảm an ninh trật tự trong dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu để cho vay mua nhà ở xã hội
DNTH: Đề xuất triển khai gói ưu đãi 100.000 tỷ đồng cho vay nhà xã hội từ nguồn vốn trái phiếu, áp dụng trong 5 năm là một trong những nội dung được Bộ Xây dựng đưa ra tại Dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển...
Sẵn sàng hỗ trợ chuyển đổi công việc cho dân làng nghề Mẫn Xá
DNTH: Những ngày qua, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh Bắc Ninh về xử lý ô nhiễm môi trường tại làng nghề Mẫn Xã, xã Văn Môn, huyện Yên Phong, hoạt động sản xuất của làng nghề này đã dừng. Việc tháo dỡ các xưởng...
Lách luật quảng cáo tại các thùng rác công nghệ
DNTH: Đã 5 năm kể từ khi dự án dự án cung cấp, lắp đặt và duy tu thùng rác công nghệ với mục đích chứa rác phát sinh, rác tái chế của Công ty Cổ phần Công nghệ Xanh Goda khởi động, hàng loạt trụ rác trở thành nơi tập kết rác...
Hà Nội: Cận cảnh vị trí xây nhà hát Opera 10.000 tỷ đồng
DNTH: Theo đồ án Quy hoạch chi tiết khu vực trục không gian trung tâm bán đảo Quảng An (quận Tây Hồ) vừa được vừa phê duyệt, Nhà hát Opera Hà Nội khoảng 10.000 tỷ đồng sẽ là một dự án trọng điểm nâng tầm vị thế thủ đô.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
-
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu để cho vay mua nhà ở xã hội
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...