Thúc đẩy tiêu dùng nội địa tạo động lực tăng trưởng kinh tế
09:58 | 22/03/2025
DNTH: Hiện nay, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng trưởng ở mức thấp so với trước dịch COVID-19.

Đây là chỉ số báo hiệu nền kinh tế vẫn còn rất nhiều khó khăn, bởi sản xuất ra mà không tiêu thụ tốt sẽ ảnh hưởng tới cả chuỗi. Hơn nữa, tiêu dùng nội địa vốn là một trong “3 chân kiềng” động lực tăng trưởng kinh tế. Do vậy, Hà Nội đang có nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy tiêu dùng nội địa để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% trở lên.
Theo số liệu mới nhất của Sở Công Thương Hà Nội, trong tháng 2/2025 tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội đạt 71,9 nghìn tỷ đồng, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2024. Tính chung 2 tháng đầu năm 2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 150,1 nghìn tỷ đồng, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước.
Trong số đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 96,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 64,6% tổng mức và tăng 11,4% (đá quý, kim loại quý tăng 15,9%; vật phẩm văn hóa, giáo dục tăng 14,8%; phương tiện đi lại tăng 14,4%; xăng dầu tăng 13,3%; lương thực, thực phẩm tăng 12,6%; ô tô con và hàng may mặc cùng tăng 12,5%; gỗ và vật liệu xây dựng tăng 11,3%; hàng hóa khác tăng 8,8%)..
Bán lẻ hàng hoá là một trong những yếu tố quan trọng nhất đóng góp vào tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng. Đây là lý do các doanh nghiệp lớn của ngành bán lẻ đã và đang nỗ lực đầu tư mở rộng hệ thống phân phối nhằm đóng góp vào tốc độ tăng trưởng chung của thị trường nội địa trong năm 2025.
Tuy nhiên, theo chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú bình quân 5 năm trước dịch COVID-19, giai đoạn (2015 - 2019), tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 11,5%/năm. Mức tăng 8,6% trong tháng 1 là mức tăng trưởng thấp so với thời điểm trước dịch. Điều này cho thấy nhu cầu trong nước đang ở mức thấp do nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn thách thức. Do rào cản lớn từ công ăn việc làm, thu nhập của người lao động giảm đã tác động trực tiếp đến bức tranh bán lẻ hiện nay.
Đồng quan điểm này, ông Nguyễn Anh Đức, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cho rằng để đạt mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng tiêu dùng nội địa, cần thiết phải có những giải pháp căn cơ, dài hơi; trong đó, cần những giải pháp tác động và hỗ trợ trực tiếp đến nhà sản xuất, nhà phân phối nhằm giúp họ tồn tại và phát triển. Các chính sách cần có sự hoạch định, áp dụng sớm hơn và mang tính liên tục, dài hơi hơn để doanh nghiệp có thể tồn tại.
Khảo sát thực tế của NielsenIQ Việt Nam cũng cho thấy, người tiêu dùng đang cắt giảm chi tiêu từ ngắn hạn sang dài hạn. "Người tiêu dùng chọn nấu ăn tại nhà, giảm mua sắm những món đồ sang trọng, những món đồ không cần thiết, hoãn các chi phí lớn… Đáng chú ý, để ứng phó với chi phí hàng hóa gia tăng, người tiêu dùng tìm kiếm ưu đãi trực tuyến để cắt giảm chi tiêu mua sắm hàng tạp hóa, đồng thời ưu tiên cho việc chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần”, bà Đặng Thuý Hà, Giám đốc Nghiên cứu hành vi khách hàng, NielsenIQ Việt Nam thông tin.
Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế cho rằng tiêu dùng nội địa vẫn tiếp tục là một trong những động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế trong năm 2025. Thế nhưng, trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, người tiêu dùng Việt Nam có những điều chỉnh đáng kể trong tiêu dùng, xoay sở với ngân sách thu hẹp hơn đã tạo sức ép lớn đến doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực bán lẻ, tiêu dùng. Để kích thích sức mua tìm kiếm cơ hội phục hồi, việc tái cấu trúc chiến lược được xem là điều bắt buộc với doanh nghiệp.
Bà Nguyễn Kiều Oanh, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho hay: Nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% trở lên, thành phố Hà Nội đang đẩy mạnh triển khai hoàn thành mục tiêu khu vực dịch vụ phát triển nhanh đi đôi với hiệu quả, bền vững, đảm bảo các dịch vụ cơ bản với chất lượng ngày càng cao phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước, hướng tới hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại.
Bên cạnh đó, cần tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ các dự án trung tâm thương mại, siêu thị, chợ trên địa bàn; hỗ trợ doanh nghiệp phân phối phát triển mạng lưới kinh doanh thương mại; kết hợp hài hòa giữa kinh doanh thương mại truyền thống với kinh doanh trên môi trường mạng.
Đồng thời, tiếp tục triển khai, phát huy hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; phát triển Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã Một sản phẩm) gắn với các địa điểm kinh doanh, du lịch làng nghề, du lịch nông thôn…; đẩy mạnh chương trình liên kết vùng, kết nối cung cầu hàng hóa, hỗ trợ các tỉnh, thành phố tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Hà Nội tiếp tục thực hiện tốt vai trò trung tâm kinh tế - tài chính - dịch vụ chất lượng cao của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, khu vực phía Bắc và cả nước. Cùng với việc hỗ trợ, thúc đẩy phát triển thương mại điện tử trên địa bàn, thành phố cần đẩy nhanh việc khởi công các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng dịch vụ logistics đã có quyết định chủ trương đầu tư; nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện cơ sở pháp lý để đẩy mạnh xúc tiến, kêu gọi đầu tư phát triển các loại hình thương mại - dịch vụ văn minh, hiện đại mới như mô hình outlet, hệ thống máy bán hàng tự động…
Theo TTXVN
Nguồn: https://baotintuc.vn/kinh-te/thuc-day-tieu-dung-noi-dia-tao-dong-luc-tang-truong-kinh-te-20250320155609854.htm
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- tiêu dùng nội địa /
- tăng trưởng /
- Hà nội /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Giá vàng lên mức kỷ lục mới sau khi Fed giữ nguyên lãi suất
DNTH: Giá vàng đã tăng vọt lên mức kỷ lục trong phiên giao dịch 19/3, sau những phát biểu của Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell và quyết định giữ nguyên lãi suất như dự kiến của cơ quan này.

Giá lợn hơi tăng cao kỷ lục, nông dân e ngại tái đàn vì giá con giống đắt đỏ
DNTH: Theo các chủ trang trại chăn nuôi tại các tỉnh phía Nam, việc giá lợn hơi tăng cao đã dẫn đến sự tăng giá của lợn giống, hiện đang dao động từ 2 - 2,5 triệu đồng/con, gấp 2-3 lần so với cùng kỳ năm 2024. Sự tăng giá này khiến...

Việt Nam sớm vào nhóm tăng trưởng thương mại nhanh nhất thế giới
DNTH: Theo nhật báo tài chính The Business Times, DHL - công ty chuyên vận chuyển hàng hóa và cung cấp các giải pháp logistics quốc tế của Đức - dự báo rằng Việt Nam có thể lọt vào nhóm 30 nền kinh tế có mức tăng trưởng nhanh nhất thế...
Người tiêu dùng ưu tiên chọn các thực phẩm khác vì giá thịt lợn tăng cao
DNTH: Giá thịt lợn tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam vẫn duy trì ở mức cao, khiến người tiêu dùng bắt đầu chuyển sang lựa chọn các thực phẩm thay thế có giá rẻ hơn để tiết kiệm chi phí.

Thị trường ô tô Việt tháng 2 bứt phá
DNTH: Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) vừa công bố, tổng doanh số bán hàng toàn thị trường của các đơn vị thành viên trong tháng 2/2025 đạt 21.606 xe, tăng 14% so với tháng trước và tăng mạnh 86% so với cùng kỳ năm 2024, cho...

Tỷ giá USD hôm nay 13/3: ngân hàng tiếp tục giảm mạnh
DNTH: Tỷ giá USD hôm nay 13/3, thị trường tự do cơ bản ngang giá trao đổi đồng USD so với phiên trước. Các ngân hàng thương mại tiếp tục điều chỉnh giảm mạnh giá trao đổi đồng USD. Tỷ giá trung tâm giảm về mức 24.758 đồng.
Đô thị cuộc sống
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Nguy hại từ tã, bỉm không rõ nguồn gốc, xuất xứ
-
Chuyện nhỏ mà không nhỏ cùng lon sữa Hismart tại Khánh Hòa
-
Tận hưởng phong cách sống Dolce Far Niente nơi tổ hợp Newtown Diamond tại Đà Nẵng
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...