Thực thi EVFTA tạo sức ép lớn lên thị trường nội địa

10:31 | 17/06/2020

DNTH: Thị trường nội địa và các doanh nghiệp phân phối trong nước rất dễ có khả năng bị thâu tóm, chiếm lĩnh thị phần bởi các doanh nghiệp nước ngoài.

Tháng 8 tới đây, khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) đi vào thực thi, đồng nghĩa với việc Việt Nam phải mở cửa thị trường cho hàng hóa, dịch vụ đến từ các nước đối tác thuộc EVFTA. Ngoài những cơ hội thuận lợi, thị trường nội địa và các doanh nghiệp phân phối trong nước có khả năng dễ bị thâu tóm, chiếm lĩnh thị phần bởi các doanh nghiệp nước ngoài.

Thực tế hiện nay, năng lực và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu, khả hấp thụ công nghệ còn hạn chế, thường gặp nhiều khó khăn trong việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Thực tế này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát huy tác động lan tỏa về năng suất, công nghệ khi thu hút đầu tư từ EU. Trong khi đó, việc mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, tạo cơ hội để các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận rộng rãi hơn với thị trường Việt Nam, cũng sẽ đặt các doanh nghiệp Việt Nam trước sức ép cạnh tranh lớn hơn ngay tại thị trường trong nước.

Theo Bộ Công Thương, thị trường phân phối Việt Nam hiện nay có nhiều tiềm năng phát triển do quy mô dân số lớn (khoảng 96 triệu người); cơ cấu dân số trẻ (60% dân số ở độ tuổi 18-50). Dự báo, chi tiêu hộ gia đình tăng trung bình 10,5%/năm và sẽ lên mức 714 USD/tháng vào năm 2020. Trong khi đó, làn sóng vốn trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục "đổ" vào ngành bán lẻ Việt Nam.

EVFTA sẽ tạo ta cuộc đua giành thị phần trong lĩnh vực bán lẻ ngày càng gay gắt.

Trong khi đó, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam là các doanh nghiệp nhỏ và vừa với nguồn lực hạn chế. Chỉ có một số ít doanh nghiệp lớn như Saigon Co.op, VinCommerce, Thegioididong, Bách hóa Xanh, Satra, BRG Retail… mới đủ năng lực để cạnh tranh, khẳng định vị thế của mình trên thị trường bán lẻ. “Điều này cho thấy tiềm năng thị trường bán lẻ Việt Nam là rất lớn nhưng cuộc đua giành thị phần trong lĩnh vực này cũng ngày càng gay gắt”, Đại diện Vụ Thị trường trong nước lưu ý.

Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) nhận định, trong tương lai gần, khi hiệp định EVFTA có hiệu lực thực thi, cam kết mở cửa thị trường dịch vụ, đầu tư, phân phối cũng là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp lớn của các quốc gia thành viên EU đẩy mạnh đầu tư vào ngành phân phối, bán lẻ của Việt Nam.

Phân tích và đánh giá sâu về EVFTA, Vụ Thị trường trong nước chỉ rõ, thị trường phân phối của Việt Nam chắc chắn sẽ gặp nhiều thách thức và chịu nhiều tác động từ quá trình mở cửa theo cam kết, khi hệ thống chính sách, pháp luật có thể không theo kịp biến động của thị trường.

Mặt khác, cơ sở hạ tầng và pháp luật quản lý đối với thương mại điện tử có sự chênh lệch với các nước; Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong lưu thông hàng hóa nhập khẩu trên thị trường nội địa, khó khăn trong việc cân đối giữa phát triển kinh tế, thương mại, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường.

“Sẽ có sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp phân phối trong nước với năng lực hạn chế hơn so với các doanh nghiệp phân phối lớn đến từ các nước thuộc EU vốn đã có tiềm lực rất mạnh. Điều này có thể dẫn đến khả năng các doanh nghiệp phân phối trong nước dễ bị thâu tóm, chiếm lĩnh thị phần bởi các doanh nghiệp nước ngoài”, Vụ Thị trường trong nước cảnh báo.

Sân chơi chung thay thế khái niệm “sân nhà”

Đại diện Vụ Thị trường trong nước cho hay, thời gian để triển khai và thực thi các cam kết tại các FTA thế hệ mới nói chung và EVFTA nói riêng đang là lực cản lớn đối với Việt Nam. Bởi với các FTA thông thường, tổng thời gian thực thi tất cả các cam kết kéo dài 10 năm. Nhưng với EVFTA, Việt Nam sẽ phải thực hiện các cam kết chỉ trong 5 - 7 năm, trong đó nhiều điều khoản sẽ phải thực hiện ngay sau khi hiệp định có hiệu lực, nhiều thỏa thuận sẽ phải thực hiện sau 2 - 3 năm.

“Trình độ phát triển của Việt Nam vẫn đang ở mức trung bình và thấp. Do đó, việc thực thi các cam kết EVFTA cũng đồng nghĩa với việc Việt Nam phải mở cửa thị trường cho hàng hóa, dịch vụ đến từ các nước đối tác thuộc EVFTA, lúc đó sẽ không còn khái niệm “sân nhà”. Đặc biệt, đối với những nhóm ngành hàng mà Việt Nam có sức cạnh tranh yếu như nông nghiệp, chăn nuôi, thủy sản và một số ngành dịch vụ sẽ gặp không ít những thách thức”, đại diện Vụ thị trường trong nước chỉ rõ.

Cũng theo Vụ Thị trường trong nước, với sự kết nối giữa các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp cung ứng hàng hóa trong nước còn yếu, khu vực FDI có thể sẽ hoạt động riêng lẻ thay vì đóng vai trò chung làm xúc tác tăng trưởng...

Theo một số chuyên gia, mặc dù EVFTA sẽ tạo ra sức ép lớn đối với thị trường nội địa cũng như hệ thống phân phối, tuy nhiên, đây là sức ép cạnh tranh lành mạnh, có chọn lọc và theo lộ trình phù hợp. Quan trọng hơn, do cơ cấu kinh tế của EU và Việt Nam mang tính bổ sung rất cao, nên dự kiến sức ép cạnh tranh sẽ không lớn.

Ngoài ra, cam kết mở cửa của Việt Nam là có lộ trình, đặc biệt đối với những nhóm sản phẩm nhạy cảm, nên EVFTA cũng là cơ hội, sức ép hợp lý để các doanh nghiệp Việt Nam điều chỉnh, thay đổi phương thức kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

Nguyễn Quỳnh

Theo VOV 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

DLG hoàn tất thương vụ chuyển nhượng Mass Noble (Hồng Kông)

DNTH: Ngày 31/12, lãnh đạo Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai (ĐLGL; mã chứng khoán: DLG) cho biết, vừa hoàn tất các thủ tục pháp lý, chuyển nhượng thành công một công ty thành viên tại Hồng Kông có nhà máy ở Trung Quốc.

MB “bắt tay” Viettel, biến hơn 2.000 cửa hàng, siêu thị, bưu cục thành điểm giao dịch tài chính

DNTH: Sự hợp tác của hai thương hiệu hàng đầu sẽ giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ tài chính của MB qua hệ thống điểm giao dịch của Viettel trải dài 63 tỉnh thành.

Câu chuyện xây dựng thương hiệu mạnh của Masan

DNTH: Xây dựng được thương hiệu mạnh, được người yêu dùng tin yêu là yếu tố tiên quyết của các doanh nghiệp trong lĩnh vực hàng tiêu dùng bán lẻ. Masan với vị thế đầu ngành, là một trong số ít doanh nghiệp nội địa có chiến...

Thiết lập tiêu chuẩn mới về hậu mãi, VinFast giúp người dùng xe máy điện an tâm hơn

DNTH: Với thời hạn bảo hành lên đến 5 năm, gần gấp đôi các hãng xe máy trên thị trường, cùng hệ thống xưởng dịch vụ rộng khắp 63 tỉnh, thành, VinFast đang thiết lập một tiêu chuẩn mới cho thị trường xe máy tại Việt Nam.

Giáng sinh tại Danko City - Nơi trái tim hòa nhịp cùng ánh sáng và âm nhạc

DNTH: Không khí Giáng sinh đã len lỏi khắp các con phố, mang theo niềm vui và sự ấm áp. Tại Danko City, một không gian lễ hội lộng lẫy được thắp sáng bởi hàng ngàn ánh đèn rực rỡ sẽ hòa cùng giai điệu du dương của âm nhạc mùa lễ...

Xanh SM khai trương dịch vụ taxi điện tại Indonesia

DNTH: Jakarta, ngày 18 tháng 12 năm 2024 – Công ty Cổ phần Di chuyển Xanh và Thông minh GSM (“GSM”) chính thức ra mắt dịch vụ taxi điện Xanh SM tại Indonesia. Đây là quốc gia thứ ba có hiện diện của Xanh SM sau Việt Nam và Lào. Với việc mang...

XEM THÊM TIN